Hoa Tiên & Dân Chủ Ca: “Chị Em Ơi Chuyền Lửa” Mùa Xuân Dân Tộc
Ý NGA (4.4.2018), quý Văn Thi Hữu thi đàn HOA TIÊN & DÂN CHỦ CA: “Chị Em Ơi Chuyền Lửa”
MÙA XUÂN DÂN TỘC
Ý Nga
(Trích LỜI TỰA của tuyển tập viết chung với nhiều Văn Thi Hữu: HOA TIÊN #43-2018)
Thật se lòng khi ngồi nhìn ráng chiều đỏ ối nơi góc chân trời mà đặt bút viết về Mùa Xuân Dân Tộc!
Ngoài kia bóng hoàng hôn đang chìm dần từ từ trong sắc đỏ chói, gợi nhớ đến lá cờ máu đã theo những bàn chân dép râu của người cộng sản độc ác tiến vào miền Nam Việt Nam. Tiến tới đâu là “bóng đêm” tràn ngập tới đó, đồng thời mang lại bao niềm đau khôn nguôi cho toàn dân. Có hay không nhỉ một mùa xuân cho dân Việt kể từ tháng 4.1975? Hay chỉ là những lời chúng ta tự nhắc với nhau:
“Hãy nhớ nhé anh lời thương thuở trước
Một ngày ta về quang phục quê hương”
(Thơ HOÀNG DUY QUỐC SƠN: “NHỚ QUÊ”, HOA TIÊN #42, trang 194)
Chúng tôi, những người cầm bút yêu tự do và chính nghĩa, tuy đã kịp may mắn vượt được ra khỏi màu cờ đỏ tanh máu ấy, nhưng chưa một ngày quên đồng bào còn ở lại, đang oằn oại vẫy vùng để có thể sinh tồn nơi ấy. Như những người cứ thao thức trong màn đêm, một đêm đen đã kéo dài gần 43 năm mà chưa thấy ánh Bình Minh ló dạng để đồng bào được đón lại một mùa Xuân rực sắc Vàng của ánh Thái Dương. Đâu đâu chúng tôi cũng chỉ toàn nghe những lời đồng bào than thở tím cả ruột gan:
“Chúng tao đang sống cơm no, áo ấm, chúng mày vào đòi “giải phóng”. Làm cho mọi người đói nghèo đi mà gọi là giải phóng đấy hả?” (Văn, TÔN NỮ MẶC GIAO: “CÔ BA CHÈ ĐẬU XANH”, HOA TIÊN #42, trang 136). “Đúng là tai trời, ách nước! Vận mệnh con người phải nổi trôi theo vận mệnh chung” (Văn, ĐỖ DUNG: “THEO DÒNG NƯỚC XOÁY”, HOA TIÊN #42, trang 224)
“Mấy độ Xuân sang càng tủi phận
Bao lần Tết đến thật buồn ghê!”
(Thơ HUYỀN CẦU-TRẦN MINH CHÂU: “PHẬN GIÀ NƠI ĐẤT KHÁCH”, HOA TIÊN #42, trang 160). Nàng xuân Việt của chúng ta hàng năm vẫn được nhắc đến nơi xứ người, để đừng một ai quên đi sự thiếu thốn luôn làm chúng ta khắc khoải:
“Thiếu em, trống vắng vòng tay
Xa em, ta nhặt đắm say gửi về”
(Thơ NGUYỄN LÊ: “TRAPÉANT KOR”, HOA TIÊN #42, trang 73)
Biết bây giờ nàng Xuân chốn xưa ra sao:
“Màu son bên ấy còn tươi?
Hay tràn thương tích trêu ngươi tháng ngày?
(Thơ VU SƠN: “LẦM LỠ”, HOA TIÊN #42, trang 140)
Đúng vậy! Kể từ dấu mốc thời gian 30.4.1975, cả nước đã đau đớn khóc hận, dù:
“… Sông núi đã liền nhưng lòng người chưa thắt chặt,
Hận thù còn đông đặc chưa tan.
Hàng triệu người ra đi bỏ nước, xa làng,
Tìm tự do nơi xứ lạ.
Thây vùi biển cả,
Hải tặc hiếp dâm.
Nhục nhã, bà mẹ già đâm đầu xuống biển.
*
Trên con tàu ọp ẹp, cũ xì
Chất đầy người bỏ nước ra đi
Không may bỏ thây ngoài biển làm mồi cho cá.
Kẻ băng rừng, người lội suối,
Bất chấp rừng thiêng nước độc,
Cướp đường, đỉa vắt…
Đối mặt với tử thần
Nhưng bất cần
Miễn sao rời được quê hương cờ máu”
(Thơ SONG AN CHÂU: “NIỀM ĐAU QUÊ MẸ”, HOA TIÊN #42, trang 65)
Phải xé lòng mà vượt qua những cái chết như thế để đi tìm sự sống sau bao nhiêu mất mát tang thương, gia đình ly tán, mấy triệu người Việt chúng ta đã khóc thầm:
“Quê hương ơi, đàn con Mẹ tan tác
Việt Nam đâu? Tôi mỏi mắt đi tìm…”
(Thơ MẶC KHÁCH: “SỬ TÌNH CA NỨC NỞ”, HOA TIÊN #42, trang 55)
Không biết bao nhiêu người lính VNCH oai hùng khi xưa đã phải nằm xuống trên quê người trong tức tưởi vì chưa thể trở về với lá cờ Vàng Chính Nghĩa mà họ đã hy sinh xương máu để giữ gìn lãnh thổ? Có bao nhiêu con cháu của họ phải đưa tiễn người thân ra nghĩa trang xứ người trong ngậm ngùi:
“Tiễn Ba đi, trời u sầu nhỏ giọt
Mây cũng buồn theo gió phủ màu tang”
(Thơ BÍCH LAN: “BỐN CHÍN NGÀY CỦA BA”, HOA TIÊN #42, trang 79)
Người ra đi thì cô đơn là thế! Người còn lưu lạc bốn phương trời thì cố giữ tình huynh đệ chí binh đoàn kết, giữ chặt nhau qua những tập thể chung của những Quân, Binh Chủng.v.v… mà họ đã từng phục vụ cho dân và vì dân. Hàng năm, ai còn mạnh khỏe cũng đều cố gắng vượt đường xa tìm đến với nhau:
“Chiến chinh ặp đến chia hai ngả
Gặp lại chừ đây tuổi đã già”
(Thơ DUY AN ĐÔNG: “CHUYẾN THĂM HOA THỊNH ĐỐN”, HOA TIÊN #42, trang 172)
Và đâu đâu cũng nghe nỗi niềm u hoài của người ở lại:
“Chờ anh, môi đón nụ cười
Ngày xuân mong đợi: xa xôi anh về”
Thơ KIM HƯƠNG: “CHỜ ANH”, HOA TIÊN #42, trang 218)
Ôi quê hương với những ngọn gió đồng thơm mùi rơm, rạ mộc mạc đâu rồi mà chỉ toàn những mùi hóa chất độc hại? Ngút trời xa chỉ thấy bao người mẹ già ngồi chờ tin tức đàn con cái từ phương xa lưu xứ:
“Nửa muốn hỏi người, tan nửa ý
Nửa mùa xuân đến, nửa trăng rơi”
(Thơ “SONG LINH: “NỬA”, HOA TIÊN #42, trang 212)
Những buổi chiều chờ Xuân ở đây, dù được êm ái thế nào, dù sung túc hưởng tự do, no ấm ra sao thì lòng ai thương dân cũng cứ mang mang dạ sầu khi hướng về cội nguồn:
“Còn đây giọt nặng mưa tuôn
Ta đi tìm lại cội nguồn đời ta”
(Thơ NGŨ LANG: “TÌM LẠI CỘI NGUỒN”, HOA TIÊN #42, trang 168)
Nỗi sầu bất tận ấy chỉ vơi đi khi chúng tôi đem được niềm u uất vào văn chương, với chút hy vọng mỏng manh là độc giả sẽ lưu lại hậu thế nỗi niềm của người ra đi:
“Hồn nơi cố quốc, thân đất khách
Trằn trọc năm canh chuyện nước non”
(Thơ HOÀNG QUÂN
…
[Message clipped] View entire message