Hồ Chí Minh và những cái hôn

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hồ Chí Minh và những cái hôn
Sắp tới ngày sinh của Hồ Chí Minh, 19/05/1890, một người bạn nhắc nên “viết vài hàng về bác”. Mà ngày sinh của ông ấy là ngày nào cho đúng? Chắc chắn ngày 19/05/1890 là không đúng rồi vì ngày này, ai cũng biết là ngày Hồ Chí Minh đón rước Đô đốc d’Argenlieu để sau đó, quân pháp đổ bộ lên Hà nội, được Dân Quân Tự Vệ (?) hướng dẫn và hợp tác cùng đi ruồng bố để tiêu diệt các lực lượng chống Pháp như Việt Nam Quốc dân đảng, Đại việt Quốc dân đảng… Hồ Chí Minh bảo cụ Vũ Đình Huỳnh, Bí thư của ông, ra lệnh cho dân chúng treo cờ “Mừng sinh Nhật Hồ Chủ tịch”. Nếu nói thật treo cờ đón mừng Đô đốc d’Argenlieu tới, chắc chắn sẽ không khỏi bị dân chúng phản đối và còn hỏi tội nữa.
Về ngày sinh, Hồ Chí Minh có những năm khác nhau do chính đương sự khai: 1890, 1892, 1894, 1895… Riêng năm sinh 1891 do người anh là Cả Khiêm và chị Nguyễn thị Thanh xác nhận với cả giấy tờ và nhân chứng nhưng ông bảo “của người ta thế nào, cứ để yên như thế, không có sửa đổi gì hết (xem Đèn Cù, Trần Đĩnh). Quả thật Hồ Chí Minh vốn là con người cộng sản tinh ròng nên không cần sự thật, chỉ nhằm mục đích mà thôi. Hay sự thật của cộng sản khác sự thật của sự thật?
Nhưng đây chỉ là một khía cạnh nhỏ về bản chất của Hồ Chí Minh, nếu phải đề cập tới, xin hẹn ở một dịp khác. Nay “có vài hàng về bác” là “người hôn nhiều nhất” để kỷ niệm “ngày sinh thứ 130 của bác”. Con người sinh lý của bác vừa được nhiều trang mạng nhắc tới dưới tít “The dirtiest Old Vi Xi”.
Hôn nhiều, tức bạ đâu hôn đó, bình thường, là một hiện tượng khó coi trong ứng xử. Dân chúng bảo đó là thứ mất dạy. Hồ Chí Minh trong cách giao tế này, chẳng những “không giống ai” mà còn phơi bày ra cái “tác phong hồ chủ tịch” vô cùng lố lăng, nham nhở!
Hôn để biểu lộ tình cảm quí mến, thưong yêu hoặc chào nhau thân mật hay từ giả nhau là theo văn minh Tây phương, không có trong văn minh Việt Nam. Mà cộng sản ở Việt Nam là con đẻ của thực dân Pháp nên Hồ Chí Minh, dĩ nhiên, phải học đòi theo văn minh Tây phương.
Cái hôn lãng mạn xuyên thời gian
Bức tượng ở Quảng trường Thời đại, New York.
Hôn ở tây phương là một biểu tượng đẹp và có lịch sử từ thời thượng cổ. Nhưng cái đẹp đôi lúc cũng có mặt trái của nó. Những cái hôn vụng trộm, cưỡng ép, chụp giựt đều là những hành động đáng đưa ra trước vành móng ngựa để lãnh án tù.
Nói đến cái hôn đẹp, phải nói cái hôn ngày 14 tháng 8 năm 1945 tại Times Square ở New York của một hải quân Mỹ hôn một nữ y tá đã thật sự đi vào lịch sử vì nó thể hiện hình ảnh lãng mạn tuyệt vời xuyên thời gian.
Bức hình cái hôn này lưu hành khắp thế giới. Năm 2004, được nhà tạc tượng người Mỹ Seward Johnson thực hiện thành bức tượng “The Kiss” bằng đồng, cao 8m, đầu tiên trưng bày ở California. Bức tượng được Ý mượn đem qua Ý trưng bày cho dân Ý xem. Sau cùng, Pháp mượn một năm trưng bày tại Đài Tưởng niệm của tỉnh Caen ở Normandie, miền Bắc nơi Đồng Minh đổ bộ giải phóng nước Pháp hồi Đệ II Thế chiến.
Bức ảnh lịch sử có tên “V- J Day” do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt của tuần báo Life chụp được tại New York nhân ngày chiến tranh Mỹ-Nhật kết thúc và Mỹ thắng Nhật, toàn dân vui mừng hòa bình trở lại.
Bức ảnh đẹp, nổi tiếng khắp thế giới nhưng vẫn không tránh khỏi những phản ứng phê phán gay gắt. Một số người cho rằng bức ảnh, nay là pho tượng đồng cao 8m, rất “khó coi” vì người nữ y tá trong tư thế bị cưỡng hôn.
Năm 1980, tuần báo Life kêu gọi ai là hai người trong bức ảnh? Lập tức có nhiều người lên tiếng tự nhận mình là anh chàng hải quân, nhiều bà nhận mình là nữ y tá.
Trong số những người này, Bà Greta Zimmer Friedman, trợ tá nha sĩ, người Áo, kể chuyện “Người ta chụp tôi. Anh cháng ấy rất mạnh. Tôi không có hôn anh ta. Chính anh ta hôn tôi”. Theo Bà Friedman, anh chàng hải quân này là George Mendonsa, mặc dầu hôm ấy đi với một bạn gái, nhưng vì uống nhiều nên anh ta ôm hôn nhiều người con gái khác nữa. Do cách hôn quá chủ động, nhiều người cáo buộc anh chàng hải quân “tấn công tình dục” chớ không phải hôn bình thường.
Sau đó, bà Friedman và ông George Mendonsa gặp nhau nhiều lần. Không biết họ có hôn nhau không? Và nếu có, thì bà Friedman có bị hôn như vậy nữa không?
Nhưng nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt lại phủ nhận nhân vật Friedman, xác nhận người nữ y tá là Edith Shain hưởng ứng lời kêu gọi của tuần báo Life và chính ông đã gặp bà Edith Shain và nhận diện được chính bà là người trong ảnh.
Khi pho tượng “The Kiss” tới Caen, có nhiều phản ứng khác nhau. Ông Stéphane Grimaldi, Giám đốc Đài Tưởng niệm Caen, tỏ ra thông cảm, mà nên hiểu cái hôn này trong bối cảnh lịch sử, lúc đó là một sự vui mừng tuyệt đối, không ai đặt vấn đề vi phạm thuần phong mỹ tục.
Dù bị tranh cãi, bức ảnh “V-J Day” hay bức tượng “The Kiss” vẫn vượt khuôn khổ một bức ảnh bình thường vì nó là biểu tượng tuyệt đẹp của chiến tranh kết thúc.
Hôn có từ thời thượng cổ
Từ thời cổ đại ở Âu châu, người Do Thái rất trân trọng cái hôn. Thánh kinh có ghi điều này. Dần dần, cái hôn, qua thời Phục Hưng, trở thành hình thức biểu hiện tình yêu giữa đàn ông và phụ nữ.
Ngày nay, hôn để diễn tả sự thân tình giữa người trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân, sự âu yếm, sự khao khát ái ân. Hôn để xác nhận tình yêu giữa hai người yêu nhau.
Người Do Thái thời xưa đã sáng tạo ra cái hôn như ta biết ngày nay. Thánh kinh là tài liệu đầu tiên nói tới cái hôn. Một công trình sưu tầm đã ghi lại được 40 trường hợp về hôn trong Cựu Ước. Hôn trong Cựu Uớc là hình thức cái hôn môi miệng như ngày nay.
Khi Đức Chúa Trời tạo ra Người Đàn ông, Ngài biến người bằng đất sét thành người thiệt bằng một cái hôn. Ngài thổi vào miệng cho sự sống.
Khi Laban tiếp đón cháu trai Jacob, sách viết “Ông ẵm trên tay và hôn nhiều lần, rồi mới đem về nhà”…
Cái hôn hàm chứa nhiều ý nghĩa đẹp: hôn tỏ lòng tôn kính, xác định địa vị xã hội, hôn để tha lỗi, hôn để hòa giải..
Hồ Chí Minh nổi tiếng là người cộng sản ham hôn
Lại cũng tuần báo Life, số ngày 05 / 08 / 1957, có một bài viết nhan đề “The Kissingest Communist – Người cộng sản hôn nhiều nhất” để nói về “tác phong Hồ Chí Minh” (Chủ nghĩa Mác-Lê, tư tưởng Mao Trạch Đông, tác phong Hồ Chủ tịch).
Bài báo viết “Khi Hồ Chí Minh, Chủ tịch của nước cộng sản miền Bắc Việt Nam, đến thăm xứ Ba-lan tuần rồi trong dịp đi viếng 9 quốc gia cộng sản, ông ta bất ngờ thay đổi tư cách từ một người Á châu trầm tĩnh trở thành người du khách xung tính. Cách phô trương của ông ta bày tỏ lối hôn giữa những đồng chí với nhau, nhưng điều này không được người ta đánh giá như vậy, ngay cả những người Nga uống rượu Vodka cũng không làm như thế. Đây là lần viếng thăm vinh quang của Hồ Chi Minh tại Âu châu, nơi mà một lần ông ta đã lang thang như một bồi nhà hàng, một phụ tá chụp hình, và một người làm cách mạng được cộng sản bí mật huấn luyện. Như một nhà cách mạng đã chiến thắng ở Bắc Việt Nam cho Cộng Sản Quốc tế, ông ta được tiếp đón bởi những đảng viên của Đảng Polish với nhiệt tình. 
 
Một Hồ Chí Minh với dáng dấp yếu ớt nhưng lại mạnh bạo chọn những người ông ta hy vọng nhắm vào. Ông ta dùng những ngón tay bám vào đầu, vào cổ hoặc lưng, rồi ông ép sát người tới để hôn người đó với những sợi râu dê nhám xù xì. Với cô Lisa Larson của tờ báo Life, ông ta vui vẻ nói “ Nếu tôi là người đàn ông trẻ, tôi rất có thể yêu cô”.
Hành động sàm sỡ đó của Hồ Chí Minh được lập lại ở Indonesia khoảng 2 năm sau, khi ông thăm viếng quốc gia này, được báo chí Indonesia ngày 8/3/1959 tường thuật: “President Ho is told to stop kissing girls…”. Chủ tịch Hồ được thông báo là phải ngưng hôn những em bé gái. Khoảng hơn tuần sau, 17/3/1959, cũng trên tờ báo Straits Times, lần này trên trang 1 đăng tin về vấn đề ôm hôn của Hồ đã thành những làn sóng dư luận bàn tán…
 
Hồ Chí Minh được thế giới biết là người cộng sản hôn nhiều nhất, nhưng không phải vì hôn nhiều mà nổi tiếng, mà chính là “tác phong Hồ Chủ tịch” quá nham nhở, sỗ sàng, không biết tôn trọng người đối diện”. (Thái Nguyên dịch, internet, ngày 7/5/2015).
Hồ Chí Minh, bệnh cuồng hôn
Có một lần, các cháu sinh viên Hà nội qua Paris du học, tới nhà Cỏ May chơi. Cỏ May cho các cháu xem phim Hồ Chí Minh ôm hôn Mao Trạch Đông khi ông qua Bắc Kinh triều kiến. Xem qua, các cháu kinh ngạc, thốt lên “Trời! Trời! Bác Hồ có thể làm vậy sao? Thật quá kinh tởm cho bác. Thật nham nhở không gì bằng”.
Bài báo trên tuần báo Life mô tả Hồ Chí Minh, với những ngón tay dài, mạnh bạo, bám chặt vào người, vào cổ, vào lưng, xấn tới, ép người ông sát vào đối tượng nạn nhân, dí mồm lổm chổm những sợi râu xù xì, nhám xịt vào mặt, cả vào mồm nạn nhân để hôn cho bằng được… Tác phong của Hồ Chủ tịch hiện rõ, cả với nét mặt cuồng hôn của ông, ở đoạn phim ông hôn Mao Trạch Đông, Mao phải liên tục né tránh, rồi ông tiến tới chụp Châu Ân Lai, và Châu Ân Lai cũng toan chạy thoát thân…
(Xin mời bạn đọc vào địa chỉ dưới đây để xem cho biết thế nào là “Tác phong Hồ chủ tịch”!
Nếu xem ở đây không được, quý bạn đọc tra Google – “Hồ Chí Minh cưỡng hôn Mao Trạch Đông”.
17.05.2020