Hiệp Ước Mỹ-Nhật-Ấn-Úc?
Trần Khải
Có nhiều suy đoán gần đây về một hiệp ước an ninh giữa 4 quôc gia gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc châu và Ấn Độ khi nhìn thấy các diễn biến nơi Biển Đông và các nhà ngoaị giao bận rộn đi tới lui. Có thể nào hình thành một liên minh như thế chăng? Kiểu như một NATO ngaỳ xưa tại Châu Âu để cản bước Nga? Hình như chuyện này rất khó xảy ra, bất kể rằng quyền lợi cả 4 quôc gia này đều gắn chặt với Biển Đông.
Báo Atimes đưa ra suy đoán rằng: liên minh an ninh 4 quôc gia Mỹ-Nhật-Ấn-Úc nhiều phần sẽ không xảy ra.
Bản tin nói rằng những tiếng đồn về hiệp ước 4 quôc gia đó càng dày đặc thêm sau khi các lãnh đạo 4 quôc gia này họp bên lê Thượng Đỉnh ASEAN ở Manila gần đây.
Suy đoán đó cũng khởi lên vì Tổng Thống Donald Trump và các viên chức Mỹ sử dụng nhóm chữ Indo-Pacific (Ấn-Thái Bình Dương) để thay cho Asia-Pacific (Châu Á Thaí Bình Dương). Báo Atimes nói, nhóm chữ đó thực ra sử dụng đầu tiên là Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe hồi năm 2007.
Lúc đó, Abe lo sợ Trung Quốc ngày càng thò tay hung bạo ở các vùng Biển Đông (của VN, Philippines…) và Biển Hoa Đông và xa hơn, Abe đề nghị thiết lập một viên kim cương các nền dân chủ để cảnh tham vọng cuả TQ.
Tuy nhiên, lúc đó không ai đồng 1y với Abe, phần vì muô1n vào sâu thị trường TQ và phần vì quân sự TQ quá mạnh. Nói rằng TQ hung hăng, còn tùy quôc gia nào nói, theo Atimes.
Bây giờ hình thành hiệp định an ninh 4 quốc gia Mỹ-Nhật-Ấn-Úc cũng khó được ủng hộ: Hơn 50% dân Mỹ và dân Úc không xem TQ là hiểm họa, theo cuôc thăm dò của 2 viện nghiên cứu Lowy Institute (bản doanh ở Úc) và Pew Poll (bản doanh ở Mỹ).
Lý do phần chính cũng là TQ đề ra thương thuyết song phương với các nước tiếp giáp Biển Đông như Việt Nam, Philippines… và đề nghị cùng chia sẻ tài nguyên Biển Đông. Nghĩa là, không phaỉ hiểm họa ngay cả cho các quó6c gia ở xa như Mỹ-Nhật-Ấn-Úc.
Thực tế trong tâm thức người Việt, luôn luôn TQ là hiểm họa. Thậm chí, bàn tay bọc nhung qua các phương diện kinh tế, văn hóa có thể không giấu nổi âm mưu chờ thời ăn tươi, nuốt sống VN.
Một bản tin khác của Atimes cho biết Indonesia đang lặng lẽ tăng cường quân sự Không quân và Hải quân.
Bản tin cho biết các quan chức Indonesia khi dự hội chợ vũ khí không lực Dubai Air Show đã baỳ tỏ muôn đặt mua phi đạn hành trình siêu thanh BrahMos — một vũ khí sản xuất liên doanh của Ấn Độ và Nga. Đồng thời quan tâm về các vũ khí chống tàu biển và chống tàu ngầm ven bờ.
Trong khi đó, báo Business Insider hôm 20/11/2017 cho biết Trung Quốc đang lặng lẽ xúc tiê1n nghị trình riêng ở Biển Đông.
Bình luận gia Dan De Luce ghi rằng các chuyên gia đang nhận ra TQ al85ng lẽ tiến hành nhiều bước trong khu vực Biển Đông, trong đó có mở rộng căn cứ quân sự, xây các daà radar, dựng các trạm sensor (cảm ứng để đo dữ kiện, lấy tin, do thám)…
Các viên chức quân sự Hoa Kỳ nói rằng Hoa Kỳ vẫn theo dõi sát và sẵn sàng phản ứng quân sự trong vùng Biển Đông.
Báo Business Insider nhắc rằng trong Đaị Hội Đảng CSTQ tháng trước, Chủ tịch Tâp Cận Bình nói rằng xây đảo ở Biển Đông là một trong những thành công lớn của ông, và ca ngợi việc “thực thi quyền hải dương thành công” của ông.
Nhưng vì TQ làm lặng lẽ, nên Hoa Kỳ không có cớ can thiệp.
Evan Medeiros thuôc viện nghiên cứu Eurasia Group, người từng phụ trách chiến lược Châu Á thời Tổng Thông Obama, nói rằng vì không có tính khủng hoảng tức khắc hay trong trung hạn (no sense of immediate or medium-term crisis) ở vùng Biển Đông, nên chuyến đi của TT Trump không đặt thành vấn đề với TQ.
Nhưng các chuyên gia nói rằng các bước tiến lặng lẽ — như xây đaỏ nhân tạo, nhà kho trữ nước, lương thực và vũ khí… cùng với radar — khi bùng nô chiến tranh sẽ là tiện lợi lớn cho TQ.
Dan De Luce nói rằng TQ tập trung hầu hết hoạt động trong 3 vũng san hô được xây thành đảo nhân tạo: Fiery Cross, Mischief Reef, và Subi Reef trong vùng Trường Sa, khoảng 650 dặm cách đảo Hải Nam ở phía Nam TQ.
Trong khi đó, một bản tin từ thông tấn Nhật Bản NHK hôm 20/11/2017 ghi nhận về: ASEAN lần đầu tiên diễn tập hải quân đa phương…
Hôm thứ Hai 20/11/2017, hải quân các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có mặt tại vùng biển ngoài khơi Thái Lan để tham gia cuộc diễn tập chung đầu tiên nhằm củng cố liên minh.
Lễ Duyệt binh tàu Quốc tế được tổ chức ngoài khơi Pattaya để kỷ niệm 50 năm thành lập hiệp hội gồm 10 thành viên này.
18 nước tham gia buổi lễ, trong đó có Mỹ, Trung Quốc và Nga. Nhật Bản cũng điều Tàu khu trục Onami của Lực lượng Phòng vệ trên Biển tham gia buổi lễ.
Tàu sân bay HTMS Chakrinarubet của Hải quân Hoàng gia Thái Lan và các tàu khác cũng tham dự buổi lễ duyệt binh tàu này.
Loạt đạn chào mừng và máy bay chiến đấu bay trên bầu trời góp phần làm tăng không khí của buổi lễ.
NHK viết thêm:
“Trước buổi lễ, các lãnh đạo hải quân ASEAN tổ chức họp. Tại đây, họ nhất trí tăng cường hợp tác để cung cấp hỗ trợ nhân đạo tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp, cũng như hợp tác trong các biện pháp chống cướp biển.”
Về dài hạn, không ai hình dung thế nào về Biển Đông… Nhưng thấy rõ, đa số các nước trong ASEAN – cụ thể là Việt Nam và Philippines — có mối quan ngại nhất về sức mạnh TQ. Cho dù, bề ngoài là thân thiện, và phải cố gắng thân thiện.