Hải quân Hoa Kỳ đã gửi một khu trục hạm tên lửa tới gần đảo nhân tạo của TC

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hải quân Hoa Kỳ đã gửi một khu trục hạm tên lửa tới gần đảo nhân tạo của TC
Khu trục hạm tên lửa USS Lassen của Hải quân Hoa Kỳ tuần tra ở Thái Bình Dương tháng 11 năm 2009, ảnh của Hải quân Hoa Kỳ.
Quí bạn đọc, 
Câu hỏi lớn đang được nêu ra là việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào vùng 12 hải lý để phủ nhận chủ quyền của TC tại các đảo đó có làm thay đổi nguyên trạng và buộc TC không thể tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch xây dựng cho các mục tiêu chiến lược lâu dài mà TC không bao giờ công bố?  
Nếu không thì các hành động cần thiết nào phải có của Hoa Kỳ phối hợp với các nước có tranh chấp chủ quyền cùng với các nước mà quyền lợi lâu dài sẽ bị ảnh hưởng? 
Ðặc biệt nhứt là VN là nước có chủ quyền tại chính các đảo đang bị TC chiếm trong một thời gian dài và ngay cả trong giai đoạn TC tiến hành cải tạo xây dựng một hệ thống quân sự mà không có một hành động cụ thể chống lại đang làm cho cả thế giới không hiểu nổi!!! 
Cho dù Hoa Kỳ có thể cùng với Phi lập các căn cứ quân sự ở các đảo kế cận do Phi kiểm soát hay cho dù tàu chiến Mỹ cứ tuần tiểu ngày đêm thì vẫn không thể nào buộc TC ngưng việc tiếp tục xây dựng và kiên quyết tuyên bố có chủ quyền . 
Do đó chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng hàng hải chiến lược tại vùng biển nhộn nhịp nhứt thế giới nầy phải bắt nguồn từ Việt Nam nhưng liệu chế độ đang nắm quyền hiện tại có khả năng để làm việc đó??? BBT

Trần Văn Minh – Lược dịch từ Reuters27-10-2015

Hải quân Mỹ đã gửi một khu trục hạm có tên lửa dẫn đường tới gần đảo nhân tạo của Trung Quốc trong vùng Biển Đông đang tranh chấpvào ngày thứ Ba, gây nên sự phản đối dữ dội từ Bắc Kinh, trong đó họ cho biết đã cảnh báo và theo sát tàu Mỹ. Cuộc tuần tra của USS Lassen là thách thức đáng kể nhất của Mỹ từ trước đến giờ đối với giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc khẳng định xung quanh các đảo trong quần đảo Trường Sa và có thể gây thêm căng thẳng tại một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Một viên chức quốc phòng Mỹ cho biết USS Lassen đã đi vào trong vòng 12 hải lý của Đá Xu Bi (Subi Reef). Một viên chức quốc phòngthứ hai cho biết hoạt động, kéo dài vài tiếng đồng hồ, cũng bao gồm Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và sẽ là cuộc tuần tra đầu tiên trong một loạt các hoạt động tự do hàng hải nhằm thử nghiệm yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “cơ quan chức năng” đã quan sát, theo dõi và cảnh báo khu trục hạm USS Lassen rằng khu trục hạm đã, một cách bất hợp pháp, tiến vào vùng biển gần các đảo và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa mà không có phép của chính quyềnTrung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố nhưng không đưa ra chi tiết chính xác về nơi tàu Mỹ đã đi qua, “Trung Quốc sẽ kiên quyết đối phó với những hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào. Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát chặt chẽ các vùng biểnvà không phận liên quan, và thực hiện tất cả các bước cần thiết phù hợp với nhu cầu”. “Trung Quốc mạnh mẽ yêu cầu phía Mỹ xem xét kỹ lưỡng những đề nghị của Trung Quốc, ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình và không có bất kỳ hành vi khiêu khích hoặc nguy hiểm đe dọa chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”, tuyên bố nói. Viên chức quốc phòng thứ hai của Mỹ cho biết các cuộc tuần tra tiếp theo sẽ xảy ra trong những tuần tới và có thể được tiến hành xungquanh các thực thể biển mà Việt Nam và Philippines đã dựng lên trong quần đảo Trường Sa.