Hà Nội khởi công nhà máy xử lý nước thải

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hà Nội khởi công nhà máy xử lý nước thải
BBC
7 tháng 10 2016
Công nhân môi trường nạo vét bùn ở một khúc sông Tô LịchImage copyrightGETTY
Image captionViệc nạo vét sông Tô Lịch được thực hiện do tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội. (Ảnh tư liệu, 25/1/2010)

Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải trị giá 800 triệu đôla, tương đương hơn 16 tỷ đồng, vừa được chính thức khởi công tại Hà Nội.

Nhà máy xử lý nước thái Yên Xá sẽ thu góp và xử lý nước thải sinh hoạt trên một diện tích 4.800 ha từ 7 quận huyện của thành phố, với hệ thống cống đấu nối dọc sông Tô Lịch và sông Lừ cùng một phần sông Nhuệ, có tổng chiều dài cống khoảng 52km, theo ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, được báo chí trong nước trích thuật.

Được biết đây là dự án sử dụng bốn ODA của Nhật và lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho biết đây là dự án đầu tiên của thành phố có quy mô lớn như vậy, với công suất 270.000 mét khối/ngày đêm, sử dụng công nghệ thi công hiện đại – công nghệ xử lý nước thải bùn hoạt tính truyền thống cải tiến.

Công nghệ này hiện đang được 85% các nhà máy xử lý nước thải tại Nhật Bản sử dụng và được các chuyên gia đánh giá là phù hợp với các nhà máy có công suất lớn.

“Công trình trọng điểm”

Phát biểu tại buổi lễ khởi công, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung được báo chí trích thuật nói dự án này là “một công trình trọng điểm, có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc cải tạo môi trường, làm ‘sống lại’ các con sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và một phần sông Nhuệ, góp phần tạo cảnh quan, sinh thái đô thị, phát triển bền vững Thủ đô”.

Vẫn theo ông Chung thì thu gom nước thải của thành phố qua hệ thống cống, kênh mương rồi xả ra hồ và bốn con sông Kim Ngưu, Sét, Tô Lịch và Lừ nên “nhiều kênh mương, sông, hồ trên địa bàn bị ô nhiễm nặng, tác động xấu tới điều kiện vệ sinh, điều kiện sống của người dân”.

“Thêm vào đó vì phải tiếp nhận nguồn nước thải chưa qua xử lý nên cả sông Hồng và sông Nhuệ cũng đang trong tình trạng ô nhiễm nặng, Vì vậy, việc xây dựng hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải tập trung quy mô lớn là hết sức cần thiết và cấp bách,” ông Chung nói.

Điểm đặc biệt của dự án này là phần lớn các tuyến ống cống sẽ đuợc khoan kích ngầm dưới lòng sông, nhằm giảm ảnh hưởng tới môi trường và cư dân ở các khu vực xung quanh.

Dự án sẽ được Liên danh tư vấn Nhật bản giám sát, xây dựng kế hoạch và quản lý thi công để đảm bảo tiến độ, an toàn, hiệu quả và chất lượng cao.

Theo dự kiến dự án sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2019.

Vớt cá chết tại Hồ Tây, Hà NộiImage copyrightEPA
Image captionHàng trăm tấn cá chết tại Hồ Tây đầu tháng 10/2016 hiện chưa rõ nguyên nhân

Dự án xử lý nước thài này được khởi công trong bối cảnh vấn đề ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải đang thu hút sự chú ý của người dân sau khi xảy ra vụ hàng trăm tấn cá chết tại Hồ Tây, Hà Nội.

Sự việc bắt đầu xảy ra từ tối ngày 1/10, khi cá chết nổi đầy mặt nước, trôi dạt trắng ven bờ.

Hôm 2/10, thành phố Hà Nội ra cảnh báo người dân không vớt, sử dụng cá chết tại Hồ Tây. Kết quả kiểm tra ban đầu nói rằng toàn bộ nước mặt của Hồ Tây không có oxy, chỉ số oxy = 0.

Sở Xây dựng Hà Nội được yêu cầu bố trí 10 máy lọc nước tạo oxy đưa vào hoạt động trên mặt hồ, cố gắng cứu số cá còn sống ở các tầng nước sâu và ông Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo “nhanh chóng” làm sạch nước hồ, khửi mù và tạo oxy tại các tầng nước sâu.