Hà Nội có trở thành một Singapour thứ hai với 115 tỉ đô la ?
23/12/2016
Ảnh Hà Nội về đêm |
Theo tôi là không. Không thể. Ngay cả với con số 1.500 tỉ đô la đầu tư, tức khoảng 5 lần GDP của VN, theo tôi vẫn là không thể.
Hà Nội có thể trở thành một Singapour thứ hai hay không là tùy thuộc, thứ nhứt, vào vốn liếng về văn hóa và trí tuệ của “con người Hà Nội” và thứ hai, vào thể chế chính trị, chớ không phải từ số tiền 115 tỉ đô la.
Không phải chỉ Singapour, ban đầu khởi nghiệp các xứ Nam Hàn, Đài Loan… đều hết sức vất vả, khó khăn. Các xứ này “cất cánh thành rồng” là nhờ “động cơ” vốn con người, tài chánh mặc dầu ở vị trí trung tâm, nhưng chỉ đóng vai trò trợ lực xúc tác.
Không ai phản biện việc Đài Loan khởi nghiệp thành công là nhờ “viện trợ” của Mỹ 1 tỉ đô là mỗi năm trong một thời gian khá dài. Con số 1 tỉ đô la thập niên 60-70 là bao nhiêu lớn ? Có bằng con số 10 tỉ của người Việt hải ngoại gởi về hay không ? Không thành vấn đề. Quan trọng là lãnh đạo Đài Loan nắm lấy số tiền quí giá này để cải tổ giáo dục và xây dựng hạ tầng cơ sở để vừa đào tạo con người, vừa xây dựng đất nước. Nam Hàn cũng phát triển tương tự như vậy. Viện trợ của Mỹ đều được sử dụng với những phương cách hữu ích nhứt: giáo dục đào tạo con người và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Singapour cũng không ngoại lệ, nhưng dễ dàng hơn hai trường hợp phát triển của Đài Loan và Nam Hàn. Bởi vì qui mô của Singapour chỉ là một “thành phố” trung bình trong khu vực.
Chìa khóa thành công của ba xứ này là: giáo dục đào tạo vốn con người và xây dựng hạ tầng cơ sở quốc gia.
Nhiều mô hình xây dựng quốc gia trên thế giới cũng tương tự như vậy như lại thất bại. Vì đâu?
Bởi vì Đài Loan, Nam Hàn, Singapour… là những quốc gia “pháp trị”. (Các quốc gia thất bại thì không). Luật quốc gia vô cùng khe khắc với nạn tham nhũng. Hình phạt về tham nhũng cực kỳ nặng ở các xứ này.
Điều này không khác với Hoa Kỳ, lúc quốc gia này mới lập quốc. Nếu ta có đọc sách sử Hoa Kỳ, hay những phim “cao bồi Viễn Tây”, ta thấy rằng nơi đây đã từng là vùng “vô luật pháp”, lẽ phải là “cây súng”. Ai nhanh tay rút súng thì người đó là “luật”. Nhờ luật pháp được áp dụng một cách nghiêm minh mà cộng đồng xã hội được xây dựng.
Một cuốn phim, theo tôi mọi người nên xem, đó là tập “Saving Private Ryan” (Phải cứu chiến binh Ryan). Phải xem để biết rằng người Mỹ họ tôn trọng pháp luật như thế nào.
Chuyện phim đại khái nói rằng gia đình người lính Ryan đã có người hy sinh khi phục vụ cho đất nước, Ryan con út trong gia đình. Theo Luật của Mỹ, trong hoàn cảnh này, người con (cuối cùng) Ryan được miễn dịch. Khi biết ra thì đã trễ, người lính Ryan đã nhập ngũ và đã theo đơn vị đổ bộ “Normandie”. Bộ Quốc phòng Mỹ đã gởi một toán quân (do Tom Hanks thủ vai chỉ huy) với sứ mạng đưa người lính Ryan trở về với gia đình. Sứ mạng thật gian nan, vì chiến trường Châu Âu trong Thế chiến thứ II vô cùng rộng lớn và đầy hiểm nguy. (Có đến gần 18 triệu người lính hy sinh trên chiến trường Châu Âu trong Thế chiến II). Cuối cùng, với nhiều tổn thất, toán quân này cũng tìm ra được anh lính Ryan.
Điều cần học hỏi trong cuốn phim là tinh thần “trọng luật” của người Mỹ. Luật đã ra như vậy, thì cho dầu phải hy sinh, tổn thất đến cách mấy, người đại diện “pháp luật” cũng phải thi hành.
Nhiều người nói nước Mỹ thành công là nhờ biết trọng dụng nhân tài, nhờ vị trí địa lý v.v… Theo tôi, yếu tố “trọng luật” mới là nền tảng để xã hội Mỹ phát triển, để trở thành đại cường số 1 như hiện nay.
115 tỉ đổ vô Hà Nội, với giàn lãnh đạo như hiện nay, với “vốn con người” dở thầy dở thợ… là không ăn thua. 1.500 đổ vô cũng không ăn thua.
“Cào bằng” thì núi non cao lớn bao nhiêu cũng lở. VN đã phung phí biết bao nhiêu tài nguyên, tàn phá biết bao nhiêu môi trường… của đất nước ? Trong khi các đe dọa chiến lược ngày càng tăng cao, sự “toàn vẹn lãnh thổ” trong chừng mực đã bị thương tổn. Nhưng xây dựng, 40 năm đã thấy gì, ngoài việc “xuống hố cả nút” ?
Vì vậy, khi nghe lãnh đạo CSVN đưa kế hoạch xây dựng Hà Nội thành một Singapour thứ hai, thấy tức cười. Theo tôi, Hà Nội muốn “cạnh tranh” với Sài Gòn. Có thể với vốn dầu tư 115 tỉ, Đinh La Thăng sẽ thành công, Sài Gòn sẽ qua mặt Singapour. Bởi vì tự bản chất, con người Sài Gòn đã là con người “văn hóa và kinh tế”. Dân Sài Gòn, nói chung là dân miền Nam, đã có thói quen “trọng luật”.
Đọc tới đây nhiều người sẽ cho rằng tôi “kỳ thị vùng miền”. Thì sự thật đôi khi rất “đau lòng”, nhưng cũng phải nói, vì đó là sự thật.
Theo tôi, nếu kế hoạch 115 tỉ cho Hà Nội được thực hiện thì dân ba miền phải thắt lưng buộc bụng. 115 tỉ, 50% GDP, là mồ hôi nước mắt của nhân dân nửa nước đổ ra trong vòng một năm. Nhiều lắm chớ ? Nếu thành công, thì cũng ô kê, Hà Nội thay Sài Gòn làm đầu tàu kéo cả nước.
Nhưng tỉ lệ thành công là bao nhiêu ? Theo tôi, với chế độ chính trị, bộ sậu (sâu) lãnh đạo và với “vốn con người” như vậy, xác suất thành công gần với dê rô.
Chìa khóa thành công (trở thành Singapour hay trở thành một đất nước đáng sống, theo tiêu chuẩn quốc tế ?) là chế độ chính trị chớ không phải là con số đầu tư.
Một nền pháp trị (tam quyền phân lập) chỉ có thể xây dựng trong một chế độ dân chủ. Vừa đá bóng vừa thổi còi, theo kiểu “pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, tức “quyền lực nhà nước là thống nhất”, thì đổ vào bao nhiêu thì chỉ làm mập cho cán bộ, đảng viên bấy nhiêu.
Câu hỏi “làm từ thiện để làm gì” nên thay bằng câu “làm từ thiện thế nào cho có hiệu quả” thì hợp lý hơn. Bởi vì trong một xứ nghèo như VN, chính phủ đi đâu cũng “ngữa nón” xin viện trợ, thì không ai có tư cách để đặt ra câu hỏi xách mé như vậy.
“Làm từ thiện để làm gì” đúng là một câu hỏi hỗn xược, xách mé, khiêu khích… có hiệu quả tức khắc là xúc phạm đến danh dự của những người làm các công tác từ thiện. Nhưng nó thể hiện lương tâm của một xã hội mà nội tạng đã bị chấn thương, đang ở thời kỳ phân rã. Ở trong một xã hội như vậy, con người đối xử với con người còn tệ hại hơn con thú.
Đến nay chắc mọi người cũng biết nguyên nhân vì sao ông Nguyễn Đăng Tuấn bị loại “từ vòng gởi xe” trong cuộc bầu cử đại biểu QH vừa rồi. Ông Tuấn là một người làm công tác từ thiện qua chương trình hành động “Cơm có thịt”. Đơn giản vì hành vi của ông Tuấn để lộ bộ mặt thật của đất nước VN. Kế hoạch “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do đảng CSVN vạch ra từ đầu những năm 2000, đã thất bại. Việc này không thể dấu diếm những con mắt soi mói của thế giới. Công cuộc “xóa đói giảm nghèo” mà lãnh đạo CSVN huênh hoang “thành công lớn” trước dư luận quốc tế, thì bị chính những người làm từ thiện như ông Tuấn vạch mặt.
Tiền bố thí (cách nói khác của viện trợ) của các nước tư bản, giúp cho nhà nước CSVN giải quyết nạn nghèo đã được sử dụng như thế nào? Nhìn lại bản thân thành phần cai trị đi Lexus trị giá hàng chục tỉ, với lớp bị trị xác xơ trong xã hội, ta thấy ngay rằng số tiền “khất thực” đã vào túi của ai.
Các nước đang giẫy chết cần xét lại các chương trình nhân đạo của mình. Làm sao có thể tiếp tục bố thí cho một người đặt câu hỏi hổn sược : mầy bố thí (cho tao) để làm gì ?
Chương trình TV “60 phút mở”, kỳ trước đã mở nhằm “hủ mắm thúi”. Kỳ này thì mở ra trái tim đen của người tư bản đỏ.
Họ đặt vấn đề “động cơ”, ngay với những người làm từ thiện, những người vốn làm việc bằng trái tim.
Nếu trái tim mà biết suy nghĩ, lòng trắc ẩn cũng tính được bằng cân đo đong đếm, chắc xã hội loài người vẫn còn trong tình trạng bầy đàn.
Làm từ thiện, đối với một số người VN, đã trở thành một công việc thường ngày, như hít thở không khí để sống.
Nhứt là đối với những thuyền nhân VN rời bỏ đất nước sau 75. Hành vi làm từ thiện đối với họ như là một “phản xạ tự nhiên”. Bởi vì họ sống được đến ngày hôm nay là do lòng trắc ẩn của thế giới, của người Mỹ, người Pháp, người Anh, người Na Uy v.v… Họ đã sống nhờ từ thiện, thì việc “từ thiện” vô hình chung đã gắn liền với cuộc sống của họ.
Người Việt nước ngoài nào khi về lại VN mà không làm từ thiện ?
Từ thiện có muôn hình vạn trạng cách thể hiện. Làm cây cầu, xây con lộ, lập hội từ thiện, lập làng cô nhi… người có khả năng chuyên môn thì dứt bỏ đời sống sung túc xứ người, về nước chịu đời sống khó khăn hơn, mục đích là làm cho VN ngày thêm khá hơn.
Thử tưởng tượng, nếu không có các công việc từ thiện của những con người giàu lòng trắc ẩn, thì xã hội VN đã suy thoái đến đâu ?
Đừng sợ “từ thiện” làm mất đi bản sắc văn hóa mà nên sợ con người sống với nhau như loài thú không tim.
Một trăm năm trước, những tấm hình người Pháp chụp để lại, cho thấy người VN còn mặc khố, ở trần. Nghèo đói không đủ ăn, không đủ mặc, mà gọi là “văn hóa”, là “bản sắc dân tộc” hay sao ?.
Trương Nhân Tuấn
(FB Trương Nhân Tuấn)Làm từ thiện ít ai khoe, ngoại trừ mục đích kích thích những người khác cùng làm từ thiện (như mình).