Gs. Nguyễn Ngọc Huy với bốn viễn kiến chính trị (phần 1) – Hoài-Sơn Ung Ngọc Nghĩa
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Pháp (1945-1954), nhứt là trong những năm 1946-1949, lúc chưa có chánh quyền Bảo Đại, Việt Minh không những làm chủ hàn toàn trong vùng họ kiểm soát, mà còn tạo được ảnh hưởng rất lớn trong vùng Pháp chiếm đóng. Báo chí Sài gòn hết lời ca ngợi những thành tích của họ. Những cây bút thân Cộng sáng giá lúc bấy giờ như Thiên Giang, Tam Ích,Thê Húc, Thiếu Sơn, Dương Tử Giang… khen các lãnh tụ Việt Minh là những nhà cộng sản đại tài, đều được rèn luyện nhiều năm ở Liên Xô, và chủ nghĩa cộng sản là vô địch. Đọc giả rất hoan nghinh những bài viết của họ, và văn hoá mác-xít bắt đầu nhuộm đỏ làng văn, làng báo Sài gòn.
Lúc bấy giờ, GS. Nguyễn Ngọc Huy đang phụ trách Ban Tuyên Huấn của Xứ Bộ Miền Nam Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhận rõ chủ nghĩa Cộng sản không những gây nguy hại rất lớn cho văn hóa mà cả cho dân tộc, ông liền đối phó ngay với hiễm họa này.
Viễn kiến 1 : Dùng chủ nghĩa Dân tộc (của Quốc gia) chống chủ nghĩa Giai cấp (của Cộng sản)
Giáo sư Huy làm việc rất thận trọng. Trước khi xây nhà, người ta xây nền. Nền có chắc, nhà mới vững. Trước khi đấu tranh chính trị, phải xây dựng lập trường chính trị. Lập trường có chắc, thế đứng mới vững.
Lập trường chính trị của cộng sản là « Đứng cho vững, dùng ba quả đấm, đấm cho vỡ sọ kẻ thù », tức là đứng cho vững trên lập trường giai cấp (công nông), dùng ba quả đấm là công nhân, nông dân và binh sĩ làm võ khí để đánh cho chết tươi quân thù. Kẻ thù đó đã được cộng sản minh định rõ ràng: « Kẻ nào không phải cộng sản đều là kẻ thù của cộng sản». Đó là ‘’Trí, phú, địa, hào. Đào cho tận gốc, trốc cho tận rễ’’. Như vậy, chỉ một câu có 12 chữ thôi mà cộng sản đã minh định đầy đủ tranh đấu trên lập trường nào, ai là bạn, ai là thù, phải tiêu diệt kẻ thù ra sao, với võ khí nào. Nhờ đó, dầu cho ít học, họ cũng đánh đâu trúng đó.
Trong lúc đó, phần đông người quốc gia chúng ta lúc bấy giờ ít để ý đến lập trường tranh đấu, không biết đứng ở đâu, ai là bạn, ai là thù, nên thường đánh trúng bạn hơn là thù.
Để khắc phục nhược điểm này, GS Huy xây dựng ngay lập trường tranh đấu cho các đảng viên của mình, dựa vào câu ‘’thiệu’’ của cộng sản, nhưng sửa đổi chút ít. Đó là « Đứng cho vững, dùng 4 quả đấm, đấm cho vỡ sọ kẻ thù », tức là đứng cho vững trên Lập trường Dân tộc để tranh đấu, rồi dùng sức mạnh của bốn thành phần dân tộc là sĩ, nông, công, thương để tiêu diệt kẻ thù là thực dân và cộng sản. Như vậy, ngược với cộng sản chủ trương chia rẽ dân tộc bằng đoàn kết công nông, tiêu diệt sĩ, thương (qua câu: Trí (tức sĩ), Phú (tức thương), đào cho tận gốc…) GS Huy chủ trương đoàn kết toàn dân (sĩ, nông, công, thương) như tổ tiên ta đã thường làm để tranh đấu.
Việc xây dựng lập trường dân tộc được GS Huy thể hiện qua tác phẩm «Thử đặt nền tảng cho một chủ nghĩa Quốc gia khoa học», và quyển «Dân tộc hay giai cấp?» tức là tranh đấu theo đường lối quốc gia (dân tộc) hay tranh đấu theo đường lối giai cấp (cộng sản)? So sánh: dân tộc thì tự nhiên (trời định sẵn) rõ ràng, trọn đời không thay đổi, còn giai cấp thì nhơn tạo (do người định sau) mù mờ, suốt đời thay đổi hoài. Tranh đấu cho dân tộc để muôn năm trung thành với dân tộc mình. Còn tranh đấu cho giai cấp là để phản bội lại giai cấp cố hữu của mình để được lên giai cấp cao hơn, chớ có người bần cố nông nào lại muốn muôn năm mình vẫn là bần cố nông bao giờ? Vậy tranh đấu cho dân tộc hay cho giai cấp?
Đồng thời với việc xuất bản hai tác phẩm trên đây, GS Huy còn cho phát hành hai bán tuần báo Đuốc Việt (cơ quan bán chánh thức của Xứ Bộ Miền Nam ĐVQD Đ), và tờ Thanh Niên (cơ quan chánh thức của Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn, một tổ chức ngoại vi của ĐVQD Đ). GS Huy đã dùng hai tờ báo này để tranh luận về chủ nghĩa với các ký giả thân Cộng lúc bấy giờ như Thiên Giang, Tam Ích, Thê Húc, Thiếu Sơn, Dương Tử Giang… Trong tờ Thanh Niên, ông dùng bút hiệu Cuồng Nhân; còn trong tờ Đuốc Việt, ông dùng bút hiệu Hùng Nguyên khi viết về luận thuyết, Ba Xạo khi viết về trào phúng, và Đằng Phương khi làm thơ.
Ngoài ra, GS Huy còn xét lại và triển khai chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn (DTST) của đảng trưởng Trương Tử Anh. Nguyên chủ nghĩa DTST do đảng trưởng Trương Tử Anh xây dựng vào năm 1938 mới chỉ là những nét phác thảo, rất cô đọng, rất súc tích, chỉ dày chừng 7,8 trang thôi. GS Huy đã triển khai thành một bộ sách đồ sộ dầy đến 800 trang, được ấn hành thànhhai tập: tập thượng và tập hạ.Tập thượng là phần đả phá.Tập hạ là phần xây dựng.
Trong Tập thượng, dầy gần 400 trang, GS Huy đã tóm lược những lý thuyết và chủ nghĩa quan trọng đã lưu hành từ trước đến nay trên thế giới, từ lý thuyết Thần quyền, lý thuyết Dân chủ, đến chủ nghĩa Xã hội Duy vật (Cộng sản) của Karl Marx, chủ nghĩa Phát Xít của Mussolini ở Ý, chủ nghĩa Siêu Tộc (Quốc Xã) của Hitler ở Đức, và chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Văn ở Trung Hoa. Ông nêu những ưu khuyết điểm của mỗi lý thuyết và chủ nghĩa rồi vạch ra hai lỗi lầm quan trọng là có tánh cách địa phương và tạm thời. Địa phương vi chỉ áp dụng được cho một vài quốc gia mà thôi chớ không thể cho mọi quốc gia, vì thế không vượt được không gian. Còn tạm thời là chỉ đúng trong một thời gian thôi rồi trở thành lỗi thời. Vì đó, Việt Nam không thể mượn các lý thuyết hay chủ nghĩa trên đây làm lý thuyết cho mình, mà cần có một chủ nghĩa riêng, chủ nghĩa này không những áp dụng được cho Việt Nam, mà còn được cho bất cứ nước nào trên thế giới, tức vượt được không gian và thời gian. Đó là chủ nghĩa DTST.
Quyển hạ, dầy trên 400 trang, trình bày chủ nghĩa DTST với nội dung tóm lược như sau:
Trong sự hoạt động hằng ngày, con người chịu ảnh hưởng nặng nề của những bản năng tức những bẩm tánh thiên nhiên thúc đẩy con người hoạt động. Có ba bản năng chánh là bản năng vị kỷ, bản năng tình dục, và bản năng xã hội.
1.- Bản năng vị kỷ nhằm mục đích bảo vệ sự sinh tồn của cá nhân. Phát triển đến triệt để, bản năng vị kỷ đưa đến sự hình thành chủ nghĩa cá nhơn, là chủ nghĩa rất thịnh hành ở các nước dân chủ tây phương.
2.- Bản năng tình dục nhằm mục đích bảo vệ sự sinh tồn của chủng loại. Phát triển đến triệt để, bản năng tình dục đưa đến sự hình thành chủ nghĩa dân tộc, là chủ nghĩa rất thịnh hành ở các nước Á Phi.
3.- Bản năng xã hội nhằm mục đích bảo vệ sự sinh tồn cho nhơn loại. Phát triển đến triệt để, bản năng xã hội đưa đến sự hình thành chủ nghĩa xã hội, là chủ nghĩa rất đại đồng ở các nước cộng sản.
Ba loại bản năng vị kỷ, tình dục và xã hội không phải hoạt động riêng lẻ, độc lập với nhau mà có qua lại ảnh hưởng nhau, thậm chí hòa hợp với nhau thành một bản năng duy nhứt, là bản năng sinh tồn. Vậy, bản năng sinh tồn là bản năng tổng hợp của ba bản năng vị kỷ, tình dục, và xã hội. Nó giống như cái lồng đèn, và ba bản năng kia là ba mặt khác nhau của cái lồng đèn.
Ba loại bản năng trong bản năng sinh tồn không phải đồng đều nhau mà mạnh yếu khác nhau, tùy theo bẩm sanh và sự rèn luyện của con người. Ví dụ, khi có lệnh Tổng động viên, mọi người trong tuổi tòng quân đều phải nhập ngũ thì người có bản năng vị kỷ mạnh hơn hai bản năng kia thì liền nghĩ ngay đến việc trốn quân dịch để tránh hiễm nguy, trong lúc người có bản năng tình dục mạnh nhứt, lại nghĩ ngay đến việc trình diện nhập ngũ để cứu nước; còn người có bản năng xã hội mạnh nhứt lại nghĩ ngay đến việc biểu tình phản chiến để cứu nguy nhơn loại.
Bản năng sinh tồn hổn hợp với cơ thể con người. Nó được phát hiện từ khi con người mới sinh ra và chỉ chấm dứt khi con người lìa đời. Nó ảnh hưởng con người suốt cả cuộc đời, từ lúc con người mới sinh ra cho tới lúc xuôi tay nhắm mắt. Nhờ có bản năng sinh tồn mà con người có ý chí sinh tồn hết sức mạnh mẽ. Ý chí này biểu lộ trong mọi hoạt động của con người.
Vậy con người hoạt động để làm gì?
– Để sống và để tồn tại, không những tồn tại khi còn sống mà còn tồn tại sau khi đã chết: có một đứa con nối dõi tông đường, viết một tác phẩm hay, lập một công trình lớn, gây một sự nghiệp để đời, đó là mục đích hoạt động của con người. Nói tóm lại, người hoạt động để sinh tồn, sinh tồn vật chất, sinh tồn tinh thần, sinh tồn cá nhân, sinh tồn chủng loại. Sinh tồn là một định luật thiên nhiên, dùng làm căn bản cho chủ nghĩa DTST.
Dùng định luật sinh tồn để nhận định lịch sử, ta nhận thấy rằng những cuộc tranh đấu từ xưa đến nay xảy ra trên thế giới đều chỉ nhằm một mục đích là mưu sự sinh tồn về cho tổ chức của mình, như Đức đánh Anh, Pháp đánh Ý, Thiên chúa giáo tấn công Hồi giáo, Công giáo tấn công Tin Lành, hay Vô sản, Tư Bản xung đột nhau đều là những cuộc tranh đấu để giành sự sinh tồn về cho dân tộc, tôn giáo, hay giai cấp mình. Vì đó, có thể nói rằng lịch sử của thế giới là lịch sử của sinh tồn tranh đấu; trong đó, tuyệt đại đa số là dân tộc tranh đấu, còn tôn giáo tranh đấu và giai cấp tranh đấu chỉ chiếm phần nhỏ mà thôi. Muốn sinh tồn phải tranh đấu, vì trên đời này, ngoài không khí ra, cái gì cần dùng, con người đều phải tranh đấu mới có được.
Tranh đấu chống thiên nhiên, chống thú vật và chống đồng loại. Ba cuộc tranh đấu này phải diễn ra cùng một lúc chớ không phải trước sau: vừa cất nhà để ở chống lại thiên nhiên, vừa giết thú vật để chúng không tàn hại mình, vừa chống lại đồng loại để bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra, còn tranh đấu với nội tâm để chống lại những thói hư quyến rũ mình vào đường xấu. Cuộc tranh đấu này lúc ôn hòa, lúc bạo tợn đều kết thúc bằng kết quả thắng hay bại. Ưu thắng Liệt bại.
Đứng về phương diện thắng mà xét thì sở dĩ con người thắng được là nhờ hội đủ 3 điều kiện tối cần, không có không được. Đó là sức mạnh, xu hướng biến cải,và hợp quần.
Sức mạnh là cần thiết vì thông thường mạnh được, yếu thua. Nhưng chỉ có sức mạnh thôi vẫn không đủ vì có thể bại, như trường hợp Hạng Võ, một kẻ có sức mạnh vô địch lại thua Hàn Tín là kẻ yếu như bún thiêu, nhưng nhờ biết dùng xu hướng biến cải, tức biết dùng mưu kế biến đổi cuộc tranh đấu nên đã chuyển bại thành thắng. Vậy, sức mạnh phải đi kèm với xu hướng biến cải mới nắm được phần thắng, tránh tình trạng hữu dõng vô mưu. Tuy nhiên, có sức mạnh, có xu hướng biến cải vẫn còn chưa đủ, và có thể thua như thường, như trưòng hợp của Lưu Bị. Lưu Bị tuy có đầy đủ các tướng mạnh là Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long, và mưu thần là Gia Cát Khổng Minh, nhưng vẫn thua Tào Tháo, vì Lưu Bị chỉ có 5000 quân ở huyện Tân Giã nên không chống nỗi sức mạnh hợp quần 500.000 quân của Tào Tháo. Vì đó, uốn chiến thắng trong cuộc tranh đấu, bao giờ cũng cần hội đủ ba điều kiện tiên quyết là: sức mạnh, xu hướng biến cải và hợp quần.
Hợp quần từ ít tới nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cá nhơn đến gia đình, từ gia đình đến thị tộc, từ thị tộc đến bộ lạc, từ bộ lạc đến dân tộc, từ dân tộc đến nhơn loại. Hợp quần đến gia đình, thị tộc, bộ lạc thì còn hẹp và yếu quá, như bộ lạc H’mong (Mèo) ở Lào, các bộ lạc Kachiin, Karens ở Miến Điện, nên không đủ sức chống kẻ thù. Còn hợp quần trong phạm vi rộng là nhơn loại thì không thực hiện được, do có những nguyên nhơn chia rẽ loài người như:
1.- Ý thức đồng loại làm cho người phân biẹt khác nhau, thù hận nhau, chém giết nhau.
2.- Tư tưởng bất đồng làm cho người chống đối nhau, giết hại nhau.
3.- Tánh thích vinh quang làm cho người tranh chấp nhau, hận thù nhau.
4.- Thất tình làm cho người vui buồn, thươnng ghét khác biệt nhau.
Tóm lại, những nguyên nhơn chia rẽ trên đây làm cho loài người chống đối nhau, tranh đấu nhau mãi, khiến từ xưa đến nay, chưa bao giờ nhơn loại hợp quần với nhau được trên phạm vi thế giới. Vì đó, thế giới đại đồng cho đến nay vẫn còn là giấc mơ chưa đạt được.
Bộ lạc thì yếu quá, nhơn loại thì không đạt được, con người chỉ còn cách hợp quần trong phạm vi dân tộc mới tạo đủ sức mạnh để bảo vệ sự sinh tồn của mình.
Dân tộc là một khối đông người có chung một dòng máu, một tiếng nói, một lịch sử, một trình độ sinh hoạt, và nhiều phong tục giống nhau, nên thương yêu nhau và đoàn kết chặt chẽ với nhau. Vì đó, chỉ có những quốc gia nào đặt căn bản trên dân tộc mới có thể tồn tại lâu dài được.
• Hợp quần trong phạm vi dân tộc để thực hiện dân tộc sinh tồn.
Tóm lại, chủ nghĩa DTST tóm lược trong mấy câu sau đây:
« Kêu gọi mọi người trong dân tộc đoàn kết nhau lại để tranh đấu cho sự sinh tòn chung, rồi tổ chức quốc gia như thế nào để mọi người được hưởng đồng đều kết quả của sự tranh đấu chung đó, làm cho mọi người thấy rằng tranh đấu cho sự sinh tồn của dân tộc là bảo đảm chắc chắn nhứt cho sự sinh tồn của cá nhân. Đó là tất cả tinh túy của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ».
Chủ nghĩa DTST không có gì khác hơn là sự dung hòa sự sinh tồn của dân tộc với sự sinh tồn của cá nhơn. Dân tộc không thể đòi hỏi cá nhơn hy sinh cho dân tộc nhiều quá khiến cho cá nhơn có thể chống lại dân tộc (vì sự sinh tồn của cá nhơn bị uy hiếp). Ngược lại, cá nhơn cũng không thể đòi hỏi dân tộc phải cung phụng cho mình nhiều quá vì làm như vậy quốc gia sẽ yếu đi (mà nếu nước mất thì nhà cũng tan). Vậy, cá nhơn và dân tộc phải hài hòa nương tựa nhau như cột với kèo của nhà cửa vậy.
Dựa vào chủ nghĩa DTST, có thể rút ra 2 nguyên tắc căn bản sau đây để nhận định thời cuộc:
*Nguyên tắc 1: Trong cuộc bang giao giữa các nước, chỉ có quyền lợi quốc gia, không có vấn đề tình cảm.
Cá nhơn với cá nhơn có thể cư xử tốt với nhau, nhưng quốc gia với quốc gia, chỉ có quyền lợi mà thôi. Phù hợp quyền lợi quốc gia là bạn; xung khắc là thù. Vì đó, không có ai là bạn muôn đời, ai là kẻ thù truyền kiếp. Thù hay bạn là tùy theo quyền lợi có phù hợp hay không. Bạn hôm nay, nếu ngày mai xung khắc quyền lợi thì trở thành thù. Ngược lại, kẻ thù hôm qua,nếu ngày nay dung hòa quyền lợi được thì trở thành bạn. Những lời tuyên bố tốt đẹp, những lời hứa thân tình, chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài chứa đựng mưu đồ vụ lợi bên trong. Tin tưởng vào lòng tốt của người là đưa nước nhà đến họa diệt vong.
Gương xưa cho thấy: Trong thời đệ nhị thế chiến (1939-1945), Liên Xô, Trung Quốc là bạn của Hoa Kỳ, còn Đức, Ý, Nhựt đều là kẻ thù. Chiến tranh vừa chấm dứt, Liên Xô, Trung Quốc đều trở thànhh kẻ thù; còn Đức, Ý, Nhựt đều trở thành bạn cho đến ngày nay. Vì sao ? Vì quyền lợi cả! Việc Hoa Kỳ đối xử với VNCH ngày trước, cũng như giao thiệp với CHXHCN VN ngày nay ra sao, đều nằm trong vấn đề quyền lợi cả.
*Nguyên tắc 2: Trong cuộc bang giao giữa các nước, nước nào mạnh hơn về chính trị và quân sự, cùng giàu hơn về kinh tế và tài chánh, nước đó nắm phần ưu thắng.
Chuyện mới đây: Thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ, Liên Xô ngang ngửa nhau về chính trị và quân sự; nhưng về kinh tế và tài chánh, Hoa Kỳ lại giàu hơn nên đã thắng Liên Xô, trở thành cường quốc bá chủ trên thế giới. Có thể dựa vào hai nguyên tắc trên đây để nhận định nước nào lãnh đạo thế giới trong tương lai.
Viễn kiến 2: Xây dựng Dân chủ Pháp Trị để trưởng thành hóa chánh tình Việt Nam.
Vào những năm 1954-1955, khi ông Ngô Đình Diệm mới bắt đầu cầm quyền, vì ông không giữ lời cam kết với các đồng minh khi tranh đấu chung nhau trong Phong Trào Đoàn Kết Hòa Bình (1953), và cũng bắt đầu chủ trương độc tài gia đình trị, Đại Việt Quốc Dân Đảng liền lập chiến khu Ba Lòng tại vùng tây nam tỉnh Quãng Trị để chống lại ông. Chiến khu tan vỡ. Một số đông đảng viên Đại Việt bị bắt cầm tù. Số còn lại rút vào trong bí mật. Những ai bị lộ diện, không thể vào bí mật được thì lưu vong ra ngoại quốc. GS Nguyễn Ngọc Huy nằm trong số người lưu vong này. Ông sang Paris và tiếptục hoạt động tại đây trong 8 năm, từ năm 1955 đến cuối năm 1963, khi Đệ nhứt Cộng Hòa sụp đổ mới về nước.
Trong thời gian dài tại Pháp, GS Huy đã nghiên cứu rất kỹ chánh tình của nước Pháp, cuả Âu Châu và của thế giới. Ông nghiệm thấy rằng cùng theo chế độ dân chủ tự do mà tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, dân chúng đã có đời sống chính trị thật ổn định, kinh tế thật phát triển, gia đình thật ấm no, hạnh phúc. Trong lúc ấy, tại các nước Đông Nam Á, nhứt là tại các nước Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, cũng theo dân chủ tự do vậy, nhưng chính trị thì bất an, kinh tế thì trì trệ, dân tình thì đói rách, khổ sở. Vì sao? Vì tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, họ đã có một hệ thống chánh đảng đã trưởng thành, đảng chánh quyền làm theo chánh quyền, đảng đối lập làm theo đối lập, tất cả đều thượng tôn luật pháp – (họ đã có một nền dân chủ pháp trị vững vàng rồi)- nên nước nhà mới được an ninh, dân tình mới được thạnh vượng như vậy. Còn tại các nước Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, vì nền chính trị còn ấu trĩ, nên đảng nào nắm được chánh quyền thì xử dụng tối đa quyền hành của mình mà trở thành độc tài đảng trị; còn đối lập vì bị đè nén, không hoạt động được nên vùng lên dùng bạo lực để chống đối. Vì đó mà đất nước loạn ly, dân tình đói khổ. GS Huy quyết định khi về nước, sẽ xây dựng Việt Nam thành một nước dân chủ pháp trị như các nước tây phương để dân tình được ấm no hạnh phúc. Muốn như vậy, thì phải đưa ĐVQD Đ ra hoạt động công khai, biến đảng từ cách mạng sang chính trị.
Nguyên lúc bấy giờ, tại Việt Nam chưa có đảng nào là chánh đảng tức đảng chính trị cả. Tất cả đều là những tổ chức hoạt động bí mật mà người ta thường gọi là đảng cách mạng. Đảng cách mạng khác với đảng chính trị ở chỗ đảng cách mạng thì hoạt động bí mật, bất hợp pháp, dùng bạo lực để cướp chánh quyền; còn đảng chính trị thì ngược lại, hoạt động công khai, hợp pháp, dùng lá phiếu để nắm chánh quyền. Muốn xây dựng dân chủ pháp trị thì phải chuyển đảng từ cách mạng sang chính trị để hoạt động công khai, hợp pháp mới được.
Vì đó, sau khi Đệ nhứt Cộng Hòa sụp đổ, GS Huy liền về nước ngay và vận động cho ĐVQD Đ ra hoạt động công khai. Được sự chấp thuận của Xứ Bộ Miền Nam, ông sang vận độn với Xứ Bộ Miền Trung và Xứ Bộ Miền Bắc. Tại đây, ông gặp sự chống đối quyết liệt của hai Xứ Bộ này, mà ông thì nhứt quyết ra hoạt động công khai. Vì đó, đến cuối năm 1964, ông cho tách Xứ Bộ Miền Nam ra khỏi ĐVQD Đ để thành lập một đảng mới lấy tên là đảng Tân Đại Việt, tức đảng Đại Việt tranh đấu theo đường lối mới, đường lối chính trị công khai, hợp pháp, khác với đường lối cũ, đường lối cách mạng, bí mật, bất hợp pháp. Đó là ngày 14 thánh 11 năm 1964, ngày khai sanh đảng Tân Đại Việt.
Sang năm sau, 1965, ông Hà Thúc Ký cũng cho tách Xứ Bộ Miền Trung ra khỏi ĐVQDĐ dể thành lập một đảng mới khác lấy tên là Đại Việt Cách Mạng Đảng, tức đảng Đại Việt tranh đấu theo đường lối cách mạng.
Còn Xứ Bộ Miền Bắc, di cư vào Nam từ năm 1954, vẫn tiếp tục tranh đấu theo đường lối cũ và vẫn mang danh xưng Đại Việt Quốc Dân Đảng.
Như vậy, ĐVQD Đ do đảng trưởng Trương Tử Anh sáng lập từ năm 1939, sau 26 năm hoạt động, đến năm 1965 phân hóa ra làm 3 đảng là đảng Tân Đại Việt, Đại Việt Cách Mạng, và Đại Việt Quốc Dân Đảng. Cả ba đều có 3 diểm tương đồng và 3 điểm dị biệt.
Ba điểm tương đồng là:
1.- Cả ba đảng đều vinh danh đảng trưởng Trương Tử Anh là đảng trưởng của mình.
2.- Cả ba đảng đều côn nhận chủ nghĩa DTST là chủ nghĩa của đảng mình.
3.- Cả ba đảng đều công nhận bản Việt Nam Minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân là đảng ca của mình (sau này đảng ĐVCM đã có đảng ca riêng).
Còn ba điểm dị biệt là:
1.- Đảng viên sáng lập: Tuyệt đại đa số đảng viên sáng lập của TĐV là Xứ Bộ Miền Nam. Tuyệt đại đa số đảng viên sáng lập của đảng ĐVCM là Xứ Bộ Miền Trung. Còn tuyệt đại đa số đảng viên sáng lập của ĐVQD Đ là Xứ Bộ Miền Bắc di cư vào Nam từ năm 1954 vẫn hoạt động theo đường lối cũ và vẫn mang danh xưng ĐVQDĐ.
2.- Đảng Kỳ: Đảng kỳ của ĐVQD Đ vẫn y như cũ là nền đỏ, vòng xanh, ngôi sao trắng ở giữa. Đảng kỳ của đảng TĐV thì cũng giống như cờ của ĐVQD Đ, nhưng có thêm sọc vàng ở giữa theo chiều dài để phân biệt với cờ ĐVQD Đ (hai sọc đỏ ở ngoài và sọc vàng ở giữa đều bằng nhau).
3.- Đường lối: Đảng Tân Đại Việt tranh đấu theo đường lối dân chủ, còn ĐVCM và ĐVQDĐ vẫn tiếp
tục đường lối lãnh tự chế.
Hoạt đông được ít lâu, GS Huy nhận thấy rằng đảng TĐV chỉ là đảng cán bộ, chớ không phải là đảng quần chúng. Muốn thắng thăm trong các cuộc bầu cử để có đa số cầm quyền thì phải là đảng quần chúng. Vì đó, đến cuối năm 1968, khi qui chế chánh đảng vừa được ban hành, ông liền đến gặp GS Nguyễn Văn Bông, trình bày tâm nguyện chính trị của ông, rồi cả hai Giáo sư – GS Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy – cùng đứng ra vận động thành lập một mặt trận chính trị lấy tên là Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT), đây là một tập hợp quần chúng rộng rãi qui tụ ba thành phần chánh là: thành phần dân cử, thành phần chuyên viên trí thức, và thành phần đảng phái tôn giáo.
1.- Thành phần dân cử gồm có các dân biểu, nghị sĩ, tất cả gần 20 người, lập thành Khối Dân Quyền hoạt động ở Hạ Viện. Họ tuy chỉ là những cá nhơn, nhưng sau lưng mỗi người có hàng chục ngàn cử tri, thậm chí có người có đến bốn năm chục ngàn cử tri, như dân biểu Mã Xái ở An Giang, nên thanh thế họ rất mạnh ở địa phương, nhứt là tại hạ tầng xã ấp.
2.- Thành phần chuyên viên trí thức: Họ cũng chỉ là những cá nhân thôi, nhưng đều là những người có danh tiếng, nên thu phục được nhiều trí thức ở thành thị.
3.- Thành phần đảng phái tôn giáo: gồm có đảng TĐV, một hệ phái VNQD Đ của luật sư Nguyễn Tường Bá, một hệ phái Việt Nam Phục Quốc Hội (Cao Đài) của Thiếu Tướng Trương Lương Thiện, một hệ phái Việt Nam Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) của Đại tá Trương Kim Cù, một hệ phái Tin Lành của Mục Sư Ngô Minh Thạnh. Những đảng phái và tôn giáo này đều có nhiều đảng viên và tín đồ sống khắp nơi trong nước. Nhờ qui tụ được đông đủ mọi thành phần vừa bình dân vừa trí thức, vừa giáo vừa lương, vừa ở thôn quê vừa ở thành thị, nên PTQGCT phát triển rất nhanh, chỉ có mấy năm mà đã có mặt khắp nơi trong nước, hứa hẹn sẽ góp pần đáng kễ trong việc xây dựng nền dân chủ pháp trị cho nước nhà. Nhưng rất tiếc, sự sụp đổ của Miền Nam năm 1975 đã kéo theo sự sụp đổ của PTQGCT, và làm tan vỡ luôn viễn kiến chính trị 2 của GS Huy.
Muốn có dân chủ pháp trị, chế độ phải đa đảng, vì có đa đảng mới có đảng cầm quyền, đảng đối lập, nền chính trị mới trưởng thành được. Vậy đa đảng là điều kiện tiên quyết cần phải có để thực hiện dân chủ pháp trị. Vậy mà đến nay, Việt Nam vẫn còn độc đảng, độc đảng với một nền độc tài toàn trị thật khắc nghiệt. Viễn kiến dân chủ pháp trị do GS Huy khởi xướng từ năm 1964 với việc thành lập đảng TĐV đến nay (2012) đã gần nửa thế kỷ mà vẫn còn mù tịt xa vời. Biết đến bao giờ mới thực hiện được ?
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy với bốn viễn kiến về chính trị (phần 1)Hoài-Sơn Ung Ngọc NghĩaTrong thời kỳ chiến tranh Việt Pháp (1945-1954), nhứt là trong những năm 1946-1949, lúc chưa có chánh quyền Bảo Đại, Việt Minh không những làm chủ hàn toàn trong vùng họ kiểm soát, mà còn tạo được ảnh hưởng rất lớn trong vùng Pháp chiếm đóng. Báo chí Sài gòn hết lời ca ngợi những thành tích của họ. Những cây bút thân Cộng sáng giá lúc bấy giờ như Thiên Giang, Tam Ích,Thê Húc, Thiếu Sơn, Dương Tử Giang… khen các lãnh tụ Việt Minh là những nhà cộng sản đại tài, đều được rèn luyện nhiều năm ở Liên Xô, và chủ nghĩa cộng sản là vô địch. Đọc giả rất hoan nghinh những bài viết của họ, và văn hoá mác-xít bắt đầu nhuộm đỏ làng văn, làng báo Sài gòn.Lúc bấy giờ, GS. Nguyễn Ngọc Huy đang phụ trách Ban Tuyên Huấn của Xứ Bộ Miền Nam Đại Việt Quốc Dân Đảng, nhận rõ chủ nghĩa Cộng sản không những gây nguy hại rất lớn cho văn hóa mà cả cho dân tộc, ông liền đối phó ngay với hiễm họa này.Viễn kiến 1 : Dùng chủ nghĩa Dân tộc (của Quốc gia) chống chủ nghĩa Giai cấp (của Cộng sản)Giáo sư Huy làm việc rất thận trọng. Trước khi xây nhà, người ta xây nền. Nền có chắc, nhà mới vững. Trước khi đấu tranh chính trị, phải xây dựng lập trường chính trị. Lập trường có chắc, thế đứng mới vững.Lập trường chính trị của cộng sản là « Đứng cho vững, dùng ba quả đấm, đấm cho vỡ sọ kẻ thù », tức là đứng cho vững trên lập trường giai cấp (công nông), dùng ba quả đấm là công nhân, nông dân và binh sĩ làm võ khí để đánh cho chết tươi quân thù. Kẻ thù đó đã được cộng sản minh định rõ ràng: « Kẻ nào không phải cộng sản đều là kẻ thù của cộng sản». Đó là ‘’Trí, phú, địa, hào. Đào cho tận gốc, trốc cho tận rễ’’. Như vậy, chỉ một câu có 12 chữ thôi mà cộng sản đã minh định đầy đủ tranh đấu trên lập trường nào, ai là bạn, ai là thù, phải tiêu diệt kẻ thù ra sao, với võ khí nào. Nhờ đó, dầu cho ít học, họ cũng đánh đâu trúng đó.Trong lúc đó, phần đông người quốc gia chúng ta lúc bấy giờ ít để ý đến lập trường tranh đấu, không biếtđứng ở đâu, ai là bạn, ai là thù, nên thường đánh trúng bạn hơn là thù.Để khắc phục nhược điểm này, GS Huy xây dựng ngay lập trường tranh đấu cho các đảng viên của mình, dựa vào câu ‘’thiệu’’ của cộng sản, nhưng sửa đổi chút ít. Đó là « Đứng cho vững, dùng 4 quả đấm, đấm cho vỡ sọ kẻ thù », tức là đứng cho vững trên Lập trường Dân tộc để tranh đấu, rồi dùng sức mạnh của bốn thành phần dân tộc là sĩ, nông, công, thương để tiêu diệt kẻ thù là thực dân và cộng sản. Như vậy, ngược với cộng sản chủ trương chia rẽ dân tộc bằng đoàn kết công nông, tiêu diệt sĩ, thương (qua câu: Trí (tức sĩ), Phú (tức thương), đào cho tận gốc…) GS Huy chủ trương đoàn kết toàn dân (sĩ, nông, công, thương) như tổ tiên ta đã thường làm để tranh đấu.Việc xây dựng lập trường dân tộc được GS Huy thể hiện qua tác phẩm «Thử đặt nền tảng cho một chủ nghĩa Quốc gia khoa học», và quyển «Dân tộc hay giai cấp?» tức là tranh đấu theo đường lối quốc gia (dân tộc) hay tranh đấu theo đường lối giai cấp (cộng sản)? So sánh: dân tộc thì tự nhiên (trời định sẵn) rõ ràng, trọn đời không thay đổi, còn giai cấp thì nhơn tạo (do người định sau) mù mờ, suốt đời thay đổi hoài. Tranh đấu cho dân tộc để muôn năm trung thành với dân tộc mình. Còn tranh đấu cho giai cấp là để phản bội lại giai cấp cố hữu của mình để được lên giai cấp cao hơn, chớ có người bần cố nông nào lại muốn muôn năm mình vẫn là bần cố nông bao giờ? Vậy tranh đấu cho dân tộc hay cho giai cấp? Đồng thời với việc xuất bản hai tác phẩm trên đây, GS Huy còn cho phát hành hai bán tuần báo Đuốc Việt (cơ quan bán chánh thức của Xứ Bộ Miền Nam ĐVQD Đ), và tờ Thanh Niên (cơ quan chánh thức của Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn, một tổ chức ngoại vi của ĐVQD Đ). GS Huy đã dùng hai tờ báo này để tranh luận về chủ nghĩa với các ký giả thân Cộng lúc bấy giờ như Thiên Giang, Tam Ích, Thê Húc, Thiếu Sơn, Dương Tử Giang… Trong tờ Thanh Niên, ông dùng bút hiệu Cuồng Nhân; còn trong tờ Đuốc Việt, ông dùng bút hiệu Hùng Nguyên khi viết về luận thuyết, Ba Xạo khi viết về trào phúng, và Đằng Phương khi làm thơ.Ngoài ra, GS Huy còn xét lại và triển khai chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn (DTST) của đảng trưởng Trương Tử Anh. Nguyên chủ nghĩa DTST do đảng trưởng Trương Tử Anh xây dựng vào năm 1938 mới chỉ là những nét phác thảo, rất cô đọng, rất súc tích, chỉ dày chừng 7,8 trang thôi. GS Huy đã triển khai thành một bộ sách đồ sộ dầy đến 800 trang, được ấn hành thànhhai tập: tập thượng và tập hạ.Tập thượng là phần đả phá.Tập hạ là phần xây dựng.Trong Tập thượng, dầy gần 400 trang, GS Huy đã tóm lược những lý thuyết và chủ nghĩa quan trọng đã lưu hành từ trước đến nay trên thế giới, từ lý thuyết Thần quyền, lý thuyết Dân chủ, đến chủ nghĩa Xã hội Duy vật (Cộng sản) của Karl Marx, chủ nghĩa Phát Xít của Mussolini ở Ý, chủ nghĩa Siêu Tộc (Quốc Xã) của Hitler ở Đức, và chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Văn ở Trung Hoa. Ông nêu những ưu khuyết điểm của mỗi lý thuyết và chủ nghĩa rồi vạch ra hai lỗi lầm quan trọng là có tánh cách địa phương và tạm thời. Địa phương vi chỉ áp dụng được cho một vài quốc gia mà thôi chớ không thể cho mọi quốc gia, vì thế không vượt được không gian. Còn tạm thời là chỉ đúng trong một thời gian thôi rồi trở thành lỗi thời. Vì đó, Việt Nam không thể mượn các lý thuyết hay chủ nghĩa trên đây làm lý thuyết cho mình, mà cần có một chủ nghĩa riêng, chủ nghĩa này không những áp dụng được cho Việt Nam, mà còn được cho bất cứ nước nào trên thế giới, tức vượt được không gian và thời gian. Đó là chủ nghĩa DTST.Quyển hạ, dầy trên 400 trang, trình bày chủ nghĩa DTST với nội dung tóm lược như sau:Trong sự hoạt động hằng ngày, con người chịu ảnh hưởng nặng nề của những bản năng tức những bẩm tánh thiên nhiên thúc đẩy con người hoạt động. Có ba bản năng chánh là bản năng vị kỷ, bản năng tình dục, và bản năng xã hội.1.- Bản năng vị kỷ nhằm mục đích bảo vệ sự sinh tồn của cá nhân. Phát triển đến triệt để, bản năng vị kỷ đưa đến sự hình thành chủ nghĩa cá nhơn, là chủ nghĩa rất thịnh hành ở các nước dân chủ tây phương.2.- Bản năng tình dục nhằm mục đích bảo vệ sự sinh tồn của chủng loại. Phát triển đến triệt để, bản năng tình dục đưa đến sự hình thành chủ nghĩa dân tộc, là chủ nghĩa rất thịnh hành ở các nước Á Phi.3.- Bản năng xã hội nhằm mục đích bảo vệ sự sinh tồn cho nhơn loại. Phát triển đến triệt để, bản năng xã hội đưa đến sự hình thành chủ nghĩa xã hội, là chủ nghĩa rất đại đồng ở các nước cộng sản.Ba loại bản năng vị kỷ, tình dục và xã hội không phải hoạt động riêng lẻ, độc lập với nhau mà có qua lại ảnh hưởng nhau, thậm chí hòa hợp với nhau thành một bản năng duy nhứt, là bản năng sinh tồn. Vậy, bản năng sinh tồn là bản năng tổng hợp của ba bản năng vị kỷ, tình dục, và xã hội. Nó giống như cái lồng đèn, và ba bản năng kia là ba mặt khác nhau của cái lồng đèn. Ba loại bản năng trong bản năng sinh tồn không phải đồng đều nhau mà mạnh yếu khác nhau, tùy theo bẩm sanh và sự rèn luyện của con người. Ví dụ, khi có lệnh Tổng động viên, mọi người trong tuổi tòng quân đều phải nhập ngũ thì người có bản năng vị kỷ mạnh hơn hai bản năng kia thì liền nghĩ ngay đến việc trốn quân dịch để tránh hiễm nguy, trong lúc người có bản năng tình dục mạnh nhứt, lại nghĩ ngay đến việc trình diện nhập ngũ để cứu nước; còn người có bản năng xã hội mạnh nhứt lại nghĩ ngay đến việc biểu tình phản chiến để cứu nguy nhơn loại.Bản năng sinh tồn hổn hợp với cơ thể con người. Nó được phát hiện từ khi con người mới sinh ra và chỉ chấm dứt khi con người lìa đời. Nó ảnh hưởng con người suốt cả cuộc đời, từ lúc con người mới sinh ra cho tới lúc xuôi tay nhắm mắt. Nhờ có bản năng sinh tồn mà con người có ý chí sinh tồn hết sức mạnh mẽ. Ý chí này biểu lộ trong mọi hoạt động của con người.Vậy con người hoạt động để làm gì?- Để sống và để tồn tại, không những tồn tại khi còn sống mà còn tồn tại sau khi đã chết: có một đứa con nối dõi tông đường, viết một tác phẩm hay, lập một công trình lớn, gây một sự nghiệp để đời, đó là mục đích hoạt động của con người. Nói tóm lại, người hoạt động để sinh tồn, sinh tồn vật chất, sinh tồn tinh thần, sinh tồn cá nhân, sinh tồn chủng loại. Sinh tồn là một định luật thiên nhiên, dùng làm căn bản cho chủ nghĩa DTST.Dùng định luật sinh tồn để nhận định lịch sử, ta nhận thấy rằng những cuộc tranh đấu từ xưa đến nay xảy ra trên thế giới đều chỉ nhằm một mục đích là mưu sự sinh tồn về cho tổ chức của mình, như Đức đánh Anh, Pháp đánh Ý, Thiên chúa giáo tấn công Hồi giáo, Công giáo tấn công Tin Lành, hay Vô sản, Tư Bản xung đột nhau đều là những cuộc tranh đấu để giành sự sinh tồn về cho dân tộc, tôn giáo, hay giai cấp mình. Vì đó, có thể nói rằng lịch sử của thế giới là lịch sử của sinh tồn tranh đấu; trong đó, tuyệt đại đa số là dân tộc tranh đấu, còn tôn giáo tranh đấu và giai cấp tranh đấu chỉ chiếm phần nhỏ mà thôi. Muốn sinh tồn phải tranh đấu, vì trên đời này, ngoài không khí ra, cái gì cần dùng, con người đều phải tranh đấu mới có được.Tranh đấu chống thiên nhiên, chống thú vật và chống đồng loại. Ba cuộc tranh đấu này phải diễn ra cùng một lúc chớ không phải trước sau: vừa cất nhà để ở chống lại thiên nhiên, vừa giết thú vật để chúng không tàn hại mình, vừa chống lại đồng loại để bảo vệ tài sản của mình. Ngoài ra, còn tranh đấu với nội tâm để chống lại những thói hư quyến rũ mình vào đường xấu. Cuộc tranh đấu này lúc ôn hòa, lúc bạo tợn đều kết thúc bằng kết quả thắng hay bại. Ưu thắng Liệt bại.Đứng về phương diện thắng mà xét thì sở dĩ con người thắng được là nhờ hội đủ 3 điều kiện tối cần, không có không được. Đó là sức mạnh, xu hướng biến cải,và hợp quần.Sức mạnh là cần thiết vì thông thường mạnh được, yếu thua. Nhưng chỉ có sức mạnh thôi vẫn không đủ vì có thể bại, như trường hợp Hạng Võ, một kẻ có sức mạnh vô địch lại thua Hàn Tín là kẻ yếu như bún thiêu, nhưng nhờ biết dùng xu hướng biến cải, tức biết dùng mưu kế biến đổi cuộc tranh đấu nên đã chuyển bại thành thắng. Vậy, sức mạnh phải đi kèm với xu hướng biến cải mới nắm được phần thắng, tránh tình trạng hữu dõng vô mưu. Tuy nhiên, có sức mạnh, có xu hướng biến cải vẫn còn chưa đủ, và có thể thua như thường, như trưòng hợp của Lưu Bị. Lưu Bị tuy có đầy đủ các tướng mạnh là Quan Công, Trương Phi, Triệu Tử Long, và mưu thần là Gia Cát Khổng Minh, nhưng vẫn thua Tào Tháo, vì Lưu Bị chỉ có 5000 quân ở huyện Tân Giã nên không chống nỗi sức mạnh hợp quần 500.000 quân của Tào Tháo. Vì đó, uốn chiến thắng trong cuộc tranh đấu, bao giờ cũng cần hội đủ ba điều kiện tiên quyết là: sức mạnh, xu hướng biến cải và hợp quần.Hợp quần từ ít tới nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cá nhơn đến gia đình, từ gia đình đến thị tộc, từ thị tộc đến bộ lạc, từ bộ lạc đến dân tộc, từ dân tộc đến nhơn loại. Hợp quần đến gia đình, thị tộc, bộ lạc thì còn hẹp và yếu quá, như bộ lạc H’mong (Mèo) ở Lào, các bộ lạc Kachiin, Karens ở Miến Điện, nên không đủ sức chống kẻ thù. Còn hợp quần trong phạm vi rộng là nhơn loại thì không thực hiện được, do có những nguyên nhơn chia rẽ loài người như:1.- Ý thức đồng loại làm cho người phân biẹt khác nhau, thù hận nhau, chém giết nhau.2.- Tư tưởng bất đồng làm cho người chống đối nhau, giết hại nhau.3.- Tánh thích vinh quang làm cho người tranh chấp nhau, hận thù nhau.4.- Thất tình làm cho người vui buồn, thươnng ghét khác biệt nhau.Tóm lại, những nguyên nhơn chia rẽ trên đây làm cho loài người chống đối nhau, tranh đấu nhau mãi, khiến từ xưa đến nay, chưa bao giờ nhơn loại hợp quần với nhau được trên phạm vi thế giới. Vì đó, thế giới đại đồng cho đến nay vẫn còn là giấc mơ chưa đạt được.Bộ lạc thì yếu quá, nhơn loại thì không đạt được, con người chỉ còn cách hợp quần trong phạm vi dân tộc mới tạo đủ sức mạnh để bảo vệ sự sinh tồn của mình.Dân tộc là một khối đông người có chung một dòng máu, một tiếng nói, một lịch sử, một trình độ sinh hoạt, và nhiều phong tục giống nhau, nên thương yêu nhau và đoàn kết chặt chẽ với nhau. Vì đó, chỉ có những quốc gia nào đặt căn bản trên dân tộc mới có thể tồn tại lâu dài được.• Hợp quần trong phạm vi dân tộc để thực hiện dân tộc sinh tồn. Tóm lại, chủ nghĩa DTST tóm lược trong mấy câu sau đây:« Kêu gọi mọi người trong dân tộc đoàn kết nhau lại để tranh đấu cho sự sinh tòn chung, rồi tổ chức quốc gia như thế nào để mọi người được hưởng đồng đều kết quả của sự tranh đấu chung đó, làm cho mọi người thấy rằng tranh đấu cho sự sinh tồn của dân tộc là bảo đảm chắc chắn nhứt cho sự sinh tồn của cá nhân. Đó là tất cả tinh túy của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn ».Chủ nghĩa DTST không có gì khác hơn là sự dung hòa sự sinh tồn của dân tộc với sự sinh tồn của cá nhơn. Dân tộc không thể đòi hỏi cá nhơn hy sinh cho dân tộc nhiều quá khiến cho cá nhơn có thể chống lại dân tộc (vì sự sinh tồn của cá nhơn bị uy hiếp). Ngược lại, cá nhơn cũng không thể đòi hỏi dân tộc phải cung phụng cho mình nhiều quá vì làm như vậy quốc gia sẽ yếu đi (mà nếu nước mất thì nhà cũng tan). Vậy, cá nhơn và dân tộc phải hài hòa nương tựa nhau như cột với kèo của nhà cửa vậy.Dựa vào chủ nghĩa DTST, có thể rút ra 2 nguyên tắc căn bản sau đây để nhận định thời cuộc:*Nguyên tắc 1: Trong cuộc bang giao giữa các nước, chỉ có quyền lợi quốc gia, không có vấn đề tình cảm.Cá nhơn với cá nhơn có thể cư xử tốt với nhau, nhưng quốc gia với quốc gia, chỉ có quyền lợi mà thôi. Phù hợp quyền lợi quốc gia là bạn; xung khắc là thù. Vì đó, không có ai là bạn muôn đời, ai là kẻ thù truyền kiếp. Thù hay bạn là tùy theo quyền lợi có phù hợp hay không. Bạn hôm nay, nếu ngày mai xung khắc quyền lợi thì trở thành thù. Ngược lại, kẻ thù hôm qua,nếu ngày nay dung hòa quyền lợi được thì trở thành bạn. Những lời tuyên bố tốt đẹp, những lời hứa thân tình, chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài chứa đựng mưu đồ vụ lợi bên trong. Tin tưởng vào lòng tốt của người là đưa nước nhà đến họa diệt vong.Gương xưa cho thấy: Trong thời đệ nhị thế chiến (1939-1945), Liên Xô, Trung Quốc là bạn của Hoa Kỳ, còn Đức, Ý, Nhựt đều là kẻ thù. Chiến tranh vừa chấm dứt, Liên Xô, Trung Quốc đều trở thànhh kẻ thù; còn Đức, Ý, Nhựt đều trở thành bạn cho đến ngày nay. Vì sao ? Vì quyền lợi cả! Việc Hoa Kỳ đối xử với VNCH ngày trước, cũng như giao thiệp với CHXHCN VN ngày nay ra sao, đều nằm trong vấn đề quyền lợi cả.*Nguyên tắc 2: Trong cuộc bang giao giữa các nước, nước nào mạnh hơn về chính trị và quân sự, cùng giàu hơn về kinh tế và tài chánh, nước đó nắm phần ưu thắng.Chuyện mới đây: Thời chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ, Liên Xô ngang ngửa nhau về chính trị và quân sự; nhưng về kinh tế và tài chánh, Hoa Kỳ lại giàu hơn nên đã thắng Liên Xô, trở thành cường quốc bá chủ trên thế giới. Có thể dựa vào hai nguyên tắc trên đây để nhận định nước nào lãnh đạo thế giới trong tương lai.Viễn kiến 2: Xây dựng Dân chủ Pháp Trị để trưởng thành hóa chánh tình Việt Nam.Vào những năm 1954-1955, khi ông Ngô Đình Diệm mới bắt đầu cầm quyền, vì ông không giữ lời cam kết với các đồng minh khi tranh đấu chung nhau trong Phong Trào Đoàn Kết Hòa Bình (1953), và cũng bắt đầu chủ trương độc tài gia đình trị, Đại Việt Quốc Dân Đảng liền lập chiến khu Ba Lòng tại vùng tây nam tỉnh Quãng Trị để chống lại ông. Chiến khu tan vỡ. Một số đông đảng viên Đại Việt bị bắt cầm tù. Số còn lại rút vào trong bí mật. Những ai bị lộ diện, không thể vào bí mật được thì lưu vong ra ngoại quốc. GS Nguyễn Ngọc Huy nằm trong số người lưu vong này. Ông sang Paris và tiếptục hoạt động tại đây trong 8 năm, từ năm 1955 đến cuối năm 1963, khi Đệ nhứt Cộng Hòa sụp đổ mới về nước.Trong thời gian dài tại Pháp, GS Huy đã nghiên cứu rất kỹ chánh tình của nước Pháp, cuả Âu Châu và của thế giới. Ông nghiệm thấy rằng cùng theo chế độ dân chủ tự do mà tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, dân chúng đã có đời sống chính trị thật ổn định, kinh tế thật phát triển, gia đình thật ấm no, hạnh phúc. Trong lúc ấy, tại các nước Đông Nam Á, nhứt là tại các nước Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, cũng theo dân chủ tự do vậy, nhưng chính trị thì bất an, kinh tế thì trì trệ, dân tình thì đói rách, khổ sở. Vì sao? Vì tại các nước Tây Âu và Bắc Mỹ, họ đã có một hệ thống chánh đảng đã trưởng thành, đảng chánh quyền làm theo chánh quyền, đảng đối lập làm theo đối lập, tất cả đều thượng tôn luật pháp – (họ đã có một nền dân chủ pháp trị vững vàng rồi)- nên nước nhà mới được an ninh, dân tình mới được thạnh vượng như vậy. Còn tại các nước Thái Lan, Nam Dương, Phi Luật Tân, vì nền chính trị còn ấu trĩ, nên đảng nào nắm được chánh quyền thì xử dụng tối đa quyền hành của mình mà trở thành độc tài đảng trị; còn đối lập vì bị đè nén, không hoạt động được nên vùng lên dùng bạo lực để chống đối. Vì đó mà đất nước loạn ly, dân tình đói khổ. GS Huy quyết định khi về nước, sẽ xây dựng Việt Nam thành một nước dân chủ pháp trị như các nước tây phương để dân tình được ấm no hạnh phúc. Muốn như vậy, thì phải đưa ĐVQD Đ ra hoạt động công khai, biến đảng từ cách mạng sang chính trị.Nguyên lúc bấy giờ, tại Việt Nam chưa có đảng nào là chánh đảng tức đảng chính trị cả. Tất cả đều là những tổ chức hoạt động bí mật mà người ta thường gọi là đảng cách mạng. Đảng cách mạng khác với đảng chính trị ở chỗ đảng cách mạng thì hoạt động bí mật, bất hợp pháp, dùng bạo lực để cướp chánh quyền; còn đảng chính trị thì ngược lại, hoạt động công khai, hợp pháp, dùng lá phiếu để nắm chánh quyền. Muốn xây dựng dân chủ pháp trị thì phải chuyển đảng từ cách mạng sang chính trị để hoạt động công khai, hợp pháp mới được.Vì đó, sau khi Đệ nhứt Cộng Hòa sụp đổ, GS Huy liền về nước ngay và vận động cho ĐVQD Đ ra hoạt động công khai. Được sự chấp thuận của Xứ Bộ Miền Nam, ông sang vận độn với Xứ Bộ Miền Trung và Xứ Bộ Miền Bắc. Tại đây, ông gặp sự chống đối quyết liệt của hai Xứ Bộ này, mà ông thì nhứt quyết ra hoạt động công khai. Vì đó, đến cuối năm 1964, ông cho tách Xứ Bộ Miền Nam ra khỏi ĐVQD Đ để thành lập một đảng mới lấy tên là đảng Tân Đại Việt, tức đảng Đại Việt tranh đấu theo đường lối mới, đường lối chính trị công khai, hợp pháp, khác với đường lối cũ, đường lối cách mạng, bí mật, bất hợp pháp. Đó là ngày 14 thánh 11 năm 1964, ngày khai sanh đảng Tân Đại Việt.Sang năm sau, 1965, ông Hà Thúc Ký cũng cho tách Xứ Bộ Miền Trung ra khỏi ĐVQDĐ dể thành lập một đảng mới khác lấy tên là Đại Việt Cách Mạng Đảng, tức đảng Đại Việt tranh đấu theo đường lối cách mạng.Còn Xứ Bộ Miền Bắc, di cư vào Nam từ năm 1954, vẫn tiếp tục tranh đấu theo đường lối cũ và vẫn mang danh xưng Đại Việt Quốc Dân Đảng.Như vậy, ĐVQD Đ do đảng trưởng Trương Tử Anh sáng lập từ năm 1939, sau 26 năm hoạt động, đến năm 1965 phân hóa ra làm 3 đảng là đảng Tân Đại Việt, Đại Việt Cách Mạng, và Đại Việt Quốc Dân Đảng. Cả ba đều có 3 diểm tương đồng và 3 điểm dị biệt.Ba điểm tương đồng là:1.- Cả ba đảng đều vinh danh đảng trưởng Trương Tử Anh là đảng trưởng của mình.2.- Cả ba đảng đều côn nhận chủ nghĩa DTST là chủ nghĩa của đảng mình.3.- Cả ba đảng đều công nhận bản Việt Nam Minh Châu Trời Đông của nhạc sĩ Hùng Lân là đảng ca của mình (sau này đảng ĐVCM đã có đảng ca riêng).Còn ba điểm dị biệt là:1.- Đảng viên sáng lập: Tuyệt đại đa số đảng viên sáng lập của TĐV là Xứ Bộ Miền Nam. Tuyệt đại đa số đảng viên sáng lập của đảng ĐVCM là Xứ Bộ Miền Trung. Còn tuyệt đại đa số đảng viên sáng lập của ĐVQD Đ là Xứ Bộ Miền Bắc di cư vào Nam từ năm 1954 vẫn hoạt động theo đường lối cũ và vẫn mang danh xưng ĐVQDĐ.2.- Đảng Kỳ: Đảng kỳ của ĐVQD Đ vẫn y như cũ là nền đỏ, vòng xanh, ngôi sao trắng ở giữa. Đảng kỳ của đảng TĐV thì cũng giống như cờ của ĐVQD Đ, nhưng có thêm sọc vàng ở giữa theo chiều dài để phân biệt với cờ ĐVQD Đ (hai sọc đỏ ở ngoài và sọc vàng ở giữa đều bằng nhau).3.- Đường lối: Đảng Tân Đại Việt tranh đấu theo đường lối dân chủ, còn ĐVCM và ĐVQDĐ vẫn tiếp tục đường lối lãnh tự chế.Hoạt đông được ít lâu, GS Huy nhận thấy rằng đảng TĐV chỉ là đảng cán bộ, chớ không phải là đảng quần chúng. Muốn thắng thăm trong các cuộc bầu cử để có đa số cầm quyền thì phải là đảng quần chúng. Vì đó, đến cuối năm 1968, khi qui chế chánh đảng vừa được ban hành, ông liền đến gặp GS Nguyễn Văn Bông, trình bày tâm nguyện chính trị của ông, rồi cả hai Giáo sư – GS Nguyễn Văn Bông và GS Nguyễn Ngọc Huy – cùng đứng ra vận động thành lập một mặt trận chính trị lấy tên là Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (PTQGCT), đây là một tập hợp quần chúng rộng rãi qui tụ ba thành phần chánh là: thành phần dân cử, thành phần chuyên viên trí thức, và thành phần đảng phái tôn giáo.1.- Thành phần dân cử gồm có các dân biểu, nghị sĩ, tất cả gần 20 người, lập thành Khối Dân Quyền hoạt động ở Hạ Viện. Họ tuy chỉ là những cá nhơn, nhưng sau lưng mỗi người có hàng chục ngàn cử tri, thậm chí có người có đến bốn năm chục ngàn cử tri, như dân biểu Mã Xái ở An Giang, nên thanh thế họ rất mạnh ở địa phương, nhứt là tại hạ tầng xã ấp.2.- Thành phần chuyên viên trí thức: Họ cũng chỉ là những cá nhân thôi, nhưng đều là những người có danh tiếng, nên thu phục được nhiều trí thức ở thành thị.3.- Thành phần đảng phái tôn giáo: gồm có đảng TĐV, một hệ phái VNQD Đ của luật sư Nguyễn Tường Bá, một hệ phái Việt Nam Phục Quốc Hội (Cao Đài) của Thiếu Tướng Trương Lương Thiện, một hệ phái Việt Nam Dân Xã Đảng (Hòa Hảo) của Đại tá Trương Kim Cù, một hệ phái Tin Lành của Mục Sư Ngô Minh Thạnh. Những đảng phái và tôn giáo này đều có nhiều đảng viên và tín đồ sống khắp nơi trong nước. Nhờ qui tụ được đông đủ mọi thành phần vừa bình dân vừa trí thức, vừa giáo vừa lương, vừa ở thôn quê vừa ở thành thị, nên PTQGCT phát triển rất nhanh, chỉ có mấy năm mà đã có mặt khắp nơi trong nước, hứa hẹn sẽ góp pần đáng kễ trong việc xây dựng nền dân chủ pháp trị cho nước nhà. Nhưng rất tiếc, sự sụp đổ của Miền Nam năm 1975 đã kéo theo sự sụp đổ của PTQGCT, và làm tan vỡ luôn viễn kiến chính trị 2 của GS Huy.Muốn có dân chủ pháp trị, chế độ phải đa đảng, vì có đa đảng mới có đảng cầm quyền, đảng đối lập, nền chính trị mới trưởng thành được. Vậy đa đảng là điều kiện tiên quyết cần phải có để thực hiện dân chủ pháp trị. Vậy mà đến nay, Việt Nam vẫn còn độc đảng, độc đảng với một nền độc tài toàn trị thật khắc nghiệt. Viễn kiến dân chủ pháp trị do GS Huy khởi xướng từ năm 1964 với việc thành lập đảng TĐV đến nay (2012) đã gần nửa thế kỷ mà vẫn còn mù tịt xa vời. Biết đến bao giờ mới thực hiện được?
(tại Đại Hội Đảng Tân Đại Việt)