Gói B3W sẽ hấp dẫn được ai?
Dự án “Vành đai Con đường” thì phải song hành với chính sách ngoại giao bẫy nợ. Mục đích của Trung Cộng là muốn quẳng tiền ra để kiểm soát cả về kinh tế và chính trị đối với nạn nhân của nó. Đặc điểm của nước nghèo là tham nhũng cao và tính minh bạch kém. Ngoại giao bẫy nợ là tạo ra các khoản vay dễ dãi thiếu tính minh bạch và giúp giới quan chức chính quyền m nhũng nhận những khoản lại quả lớn từ đồng tiền vay. Chính vì thế mà Trung Cộng đã bung tiền và nps cũng đang kiểm soát hàng loạt chính quyền tham nhũng trên thế giới.
Đặc điểm của chính quyền tham nhũng là quan chức của nó có thể bán đứng quyền lợi quốc gia để tìm kiếm lợi ích riêng. Và chính sách của Trung Quốc là quẳng câu để câu cho được những loại chính quyền như vậy. Để xúc tiến dự án Vành đai Con đường tại Myanmar, ngày 18/1/2020 Tập Cận Bình sang gặp bà Aung Sang Suu Kyu, tuy nhiên vì vấp phải phản ứng từ phía người dân mà chính quyền bà Aung Sang Suu Kyu đã cho đóng băng dự án làm ông Tập phải phái Dương Khiết Trì – Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương sang Myanamar gặp bà Aung Sang Suu Kyu một lần nữa vào đầu tháng 9/2020, thế nhưng cũng không gỡ được. Để gỡ cho dự án một lần nữa, ông Tập lại phái Vương Nghị – Bộ trưởng ngoại giao sang Myanmar gặp tướng Min Aung Hlaing vào giữa tháng 1/2021 và 2 tuần sau thì xảy ra đảo chính. Vì quyền lợi ích kỷ của phe nhóm, tướng Min Aung Hlaing quyết giết chết nền dân chủ non trẻ để thỏa lòng tham. Trung Quốc đã thành công ở Myanmar.
Với Việt Nam thì sao? Theo bài viết “Việt Nam mượn của Trung Quốc bao nhiêu?” đăng trên Thời báo Kinh tế sài Gòn ngày 3/9/2021 có cho biết như sau: “Mặc dù số nợ Trung Quốc cần theo dõi, nhưng rất tiếc không thể tìm thấy câu trả lời trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư”. Nói chung các khoản nợ của Việt Nam với Trung Quốc được phía Việt Nam giấu kín không cho dân biết, nếu không phải là những món nợ xấu xa giữa Hà Nội và Bắc Kinh thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư không giấu làm gì? Thực tế thì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc ngày một nghiêm trọng, Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc ngày một tăng, dự án Cát Linh – Hà Đông và nhiều dự án vay tiền Trung Quốc đủ chứng minh giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có những món nợ mờ ám. Về kinh tế nó thế, còn về chính trị thì Việt Nam có phụ thuộc Trung Quốc hay không thì có lẽ không cần phải phân tích.
ĐCS Việt Nam và và chính quyền quân phiệt Myanmar có mẫu chung, đó là tham lam, ích kỷ, không thích minh bạch, xem quyền lợi nhóm hơn quyền lợi quốc gia. Có thể nói ĐCS Việt Nam và đám quân phiện Myanamar chỉ là “cá mè một lứa” trong mắt ĐCS Trung Quốc thôi, nên chỉ cần quẳng một loại mồi là chúng đều bị dính câu, không khác được.
Ngoại giao bẫy nợ và dự án Vành đai Con đường đã làm cho tổng thống Mỹ Joe Biden và các lãnh đạo các nước còn lại G7 cảm thấy lo ngại thì huống hồ chi nhân dân ở các nước nạn nhân? Cuộc họp đầu tiên của ông Joe Biden với các nước G7 đã thổi vào nhóm này một luồn sinh khí, các nước G7 đã đồng ý với ông Biden gói Tái thiết Thế giới Tốt hơn – B3W (Build Back Better World) mục đích là ung cấp cho các nước nghèo những gói vay xây dựng hạ tầng “hướng vào giá trị, tiêu chuẩn cao và minh bạch”. Nếu Trung cộng cung cấp cho các nước nghèo một cái bẫy, thì Mỹ sẽ cấp cho các nước này một sự chọn lựa tốt hơn để thoát bẫy. Đó là bài toán mà ông Biden đã đưa ra để chống lại thứ ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Có thể nói đây là một kế hoạch đầy trí tuệ của ông Joe Biden và các cố vấn.
Thực ra gói B3W là nhắm vào ý muốn nhắm vào lợi ích cho người dân cho quyền lợi quốc gia các nước nghèo, còn dự án Vành đai Con đường và chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc là nhắm vào nhóm lợi ích phản dân hại nước. Câu hỏi đặt ra là, giữa hai gói vay, ĐCS Việt Nam sẽ chọn gói vay nào? Rất khó để ĐCS chọn gói vay B3W vì CS vốn sợ minh bạch và tích nhận lại quả. Giữa quyền lợi quốc gia và lợi ích nhóm, người CS không bao giờ chọn quyền lợi quốc gia.
Còn nhớ năm 2015, trước khi rời Nhà Trắng, ông Barack Obama đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam nhằm tạo cơ hội cho Việt Nam tiếp cận được các loại vũ khí tối tân của Mỹ. Đây là cơ hội lớn để Việt Nam hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên vào năm 2017, khi đàm phán với phía Mỹ phía CS Việt Nam đòi lại quả 25% giá trị hợp đồng mua vũ khí. Đây là hành động trục lợi ngân sách quốc phòng Việt Nam một cách trắng trợn của đám quan chức CS. Phía Mỹ cho biết họ không tiếp tay cho trò nâng khống hợp đồng rồi rút tiền nhà nước như vậy. Và hợp đồng đổ vỡ. Nếu Việt Nam mua được vũ khí sát thương của Mỹ, có thể nói sức mạnh quân sự Việt Nam cũng sẽ được nâng lên đáng kể. Tuy nhiên ĐCS chỉ biết quyền lợi của nó mà không quan tâm đến quyền lợi đất nước.
Khi Mỹ chìa ra gói B3W nhiều người Việt Nam mừng, tuy nhiên khả năng là ĐCS Việt Nam sẽ khước từ gói vay này, thà đưa dân tộc Việt Nam chui vào cái rọ Tàu Cộng để chúng tiềm kiếm lợi ích cho đảng còn hơn là vay của Mỹ để rồi không sơ múi được gì. Dự đoán, gói B3W khó mà tới tay Việt Nam nếu nó được triển khai./.
FB Đỗ Ngà
Tham khảo:
https://www.bbc.com/vietnamese/55902557
https://vietnambiz.vn/chuyen-di-vi-vanh-dai-va-con-duong…
https://tuoitre.vn/vanh-dai-con-duong-i-ach-o-myanmar…
https://tuoitre.vn/trung-quoc-va-cuoc-dao-chinh-o-myanmar…
https://www.thesaigontimes.vn/…/viet-nam-muon-cua-trung…