Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị “ném đá” vì chúng ta sống ngoài nhân loại đã quá lâu rồi

Cac Bai Khac

No sub-categories

Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị “ném đá” vì chúng ta sống ngoài nhân loại đã quá lâu rồi

Lê Phú Khải

10-9-2018
Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.
Nếu là ở một nước tự do và văn minh thì ông Đại cứ bỏ tiền túi ra mà in sách giáo khoa. Bán được thì tốt. Các trường học và thầy cô giáo ai muốn dậy theo sách giáo khoa của tác giả nào thì cứ thoải mái. Vấn đề là học sinh phải thi đỗ nhiều. Khi thi thì nhà nước, tức bộ giáo dục ra đề thi. Làm được bài mà nhà nước ra đề thì có nghĩa là học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản tối cần thiết. Còn muốn dậy kiểu gì, học kiểu gì, viết sách giáo khoa thế nào là của xã hội. Như thế mới phát huy được sức mạnh sáng tạo của cộng đồng. Xã hội mới tiến lên, văn minh lên.
Cả nhân loại tiến bộ đã làm như thế với giáo dục. Nhưng ở các nước độc tài, toàn trị trong đó có nước ta thì điều đó tuyệt nhiên không. Đã hơn 70 năm nay, từ khi Đảng Cộng Sản cầm quyền thì sách giáo khoa tuyệt đối do nhà nước soạn và in bán lấy tiền. Điều đó diễn ra qua nhiều thế hệ, nó ngấm vào tim óc, xương tủy của người Việt Nam, từ ông lãnh đạo, đến trí thức, đến người dân đều nghĩ như thế. Vì thế, có lần ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới nói trước quốc hội rằng: Nếu ai cũng soạn sách giáo khoa thì loạn! Nhưng cả thế giới văn minh không loạn, chỉ có nền giáo dục Việt Nam thì đại loạn nhiều năm nay!
Xin mở ngoặc kể một câu chuyện ngoài lề có liên quan đến soạn sách giáo khoa. Vài năm trước đây, bác sỹ Ngô Văn Quý ở TP.HCM mất. Con gái ông có gọi điện đến nhắn tôi đến lấy một số sách tiếng Pháp, nếu không đến thì cô sẽ bán hết kho sách của bác sỹ Qúy cho đồng nát, vì toàn sách tiếng Pháp, cô không đọc được…
Tôi đến và khuân về một bị sách. Trong đó có cuốn “Lịch sử văn học Pháp” từ cổ đại đến hiện đại do một giáo sư trung học soạn. Sách quý giá nhưng tôi không đọc nổi nên đem biết một đồng nghiệp cao niên rất giỏi tiếng Pháp. Ông này mừng lắm và cho tôi biết, ở Pháp những sách giáo khoa tự soạn như thế này được các trường trung học chọn để giảng dậy và tác giả của nó rất có tiếng và rất có tiền.
Than ôi! Nếu các ông Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn được sống trong cơ chế như thế thì các ông ấy cứ in sách ra mà bán, nếu người ta thấy dạy có kết quả thì các ông ấy đã có chỗ đứng trong xã hội và có tiền từ lâu rồi. Nhưng ở Việt Nam, việc được in giáo khoa là việc tầy trời, vì độc quyền in cả triệu, triệu cuốn sách như thế là món lời khổng lồ. Dính đến chuyện in sách giáo khoa là dính đến các nhóm lợi ích, nên chưa biết đúng sai thế nào đã bị xã hội ném đá. Mặc dù sách của ông Đại là rất đúng, rất mới, các nước tiên tiến giáo dục đã và đang đi theo hướng đó! Ngay chế độ Sài Gòn cũ, cũng đã có tự do soạn sách giáo khoa và tự do dậy theo sách mình chọn.
Chúng ta sống ngoài vòng nhân loại đã quá lâu rồi, nên cả xã hội u mê, bảo thủ…Muốn cải cách giáo dục thì trước hết phải cải cách trước tiên cái thể chế đã sinh ra cách sống ngoài vòng nhân loại trong việc soạn sách giáo khoa, tức là sự lạc lõng. Vậy thôi!
Hãy chấm dứt ngay cuộc tranh luận này vì tiền Trung Quốc sẽ tràn ngập biên giới Việt Nam.
Lê Phú Khải
10-9-2018
Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.
Nếu là ở một nước tự do và văn minh thì ông Đại cứ bỏ tiền túi ra mà in sách giáo khoa. Bán được thì tốt. Các trường học và thầy cô giáo ai muốn dậy theo sách giáo khoa của tác giả nào thì cứ thoải mái. Vấn đề là học sinh phải thi đỗ nhiều. Khi thi thì nhà nước, tức bộ giáo dục ra đề thi. Làm được bài mà nhà nước ra đề thì có nghĩa là học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản tối cần thiết. Còn muốn dậy kiểu gì, học kiểu gì, viết sách giáo khoa thế nào là của xã hội. Như thế mới phát huy được sức mạnh sáng tạo của cộng đồng. Xã hội mới tiến lên, văn minh lên.
Cả nhân loại tiến bộ đã làm như thế với giáo dục. Nhưng ở các nước độc tài, toàn trị trong đó có nước ta thì điều đó tuyệt nhiên không. Đã hơn 70 năm nay, từ khi Đảng Cộng Sản cầm quyền thì sách giáo khoa tuyệt đối do nhà nước soạn và in bán lấy tiền. Điều đó diễn ra qua nhiều thế hệ, nó ngấm vào tim óc, xương tủy của người Việt Nam, từ ông lãnh đạo, đến trí thức, đến người dân đều nghĩ như thế. Vì thế, có lần ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới nói trước quốc hội rằng: Nếu ai cũng soạn sách giáo khoa thì loạn! Nhưng cả thế giới văn minh không loạn, chỉ có nền giáo dục Việt Nam thì đại loạn nhiều năm nay!
Xin mở ngoặc kể một câu chuyện ngoài lề có liên quan đến soạn sách giáo khoa. Vài năm trước đây, bác sỹ Ngô Văn Quý ở TP.HCM mất. Con gái ông có gọi điện đến nhắn tôi đến lấy một số sách tiếng Pháp, nếu không đến thì cô sẽ bán hết kho sách của bác sỹ Qúy cho đồng nát, vì toàn sách tiếng Pháp, cô không đọc được…
Tôi đến và khuân về một bị sách. Trong đó có cuốn “Lịch sử văn học Pháp” từ cổ đại đến hiện đại do một giáo sư trung học soạn. Sách quý giá nhưng tôi không đọc nổi nên đem biết một đồng nghiệp cao niên rất giỏi tiếng Pháp. Ông này mừng lắm và cho tôi biết, ở Pháp những sách giáo khoa tự soạn như thế này được các trường trung học chọn để giảng dậy và tác giả của nó rất có tiếng và rất có tiền.
Than ôi! Nếu các ông Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn được sống trong cơ chế như thế thì các ông ấy cứ in sách ra mà bán, nếu người ta thấy dạy có kết quả thì các ông ấy đã có chỗ đứng trong xã hội và có tiền từ lâu rồi. Nhưng ở Việt Nam, việc được in giáo khoa là việc tầy trời, vì độc quyền in cả triệu, triệu cuốn sách như thế là món lời khổng lồ. Dính đến chuyện in sách giáo khoa là dính đến các nhóm lợi ích, nên chưa biết đúng sai thế nào đã bị xã hội ném đá. Mặc dù sách của ông Đại là rất đúng, rất mới, các nước tiên tiến giáo dục đã và đang đi theo hướng đó! Ngay chế độ Sài Gòn cũ, cũng đã có tự do soạn sách giáo khoa và tự do dậy theo sách mình chọn.
Chúng ta sống ngoài vòng nhân loại đã quá lâu rồi, nên cả xã hội u mê, bảo thủ…Muốn cải cách giáo dục thì trước hết phải cải cách trước tiên cái thể chế đã sinh ra cách sống ngoài vòng nhân loại trong việc soạn sách giáo khoa, tức là sự lạc lõng. Vậy thôi!
Hãy chấm dứt ngay cuộc tranh luận này vì tiền Trung Quốc sẽ tràn ngập biên giới Việt Nam.
Lê Phú Khải
10-9-2018
Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.
Nếu là ở một nước tự do và văn minh thì ông Đại cứ bỏ tiền túi ra mà in sách giáo khoa. Bán được thì tốt. Các trường học và thầy cô giáo ai muốn dậy theo sách giáo khoa của tác giả nào thì cứ thoải mái. Vấn đề là học sinh phải thi đỗ nhiều. Khi thi thì nhà nước, tức bộ giáo dục ra đề thi. Làm được bài mà nhà nước ra đề thì có nghĩa là học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản tối cần thiết. Còn muốn dậy kiểu gì, học kiểu gì, viết sách giáo khoa thế nào là của xã hội. Như thế mới phát huy được sức mạnh sáng tạo của cộng đồng. Xã hội mới tiến lên, văn minh lên.
Cả nhân loại tiến bộ đã làm như thế với giáo dục. Nhưng ở các nước độc tài, toàn trị trong đó có nước ta thì điều đó tuyệt nhiên không. Đã hơn 70 năm nay, từ khi Đảng Cộng Sản cầm quyền thì sách giáo khoa tuyệt đối do nhà nước soạn và in bán lấy tiền. Điều đó diễn ra qua nhiều thế hệ, nó ngấm vào tim óc, xương tủy của người Việt Nam, từ ông lãnh đạo, đến trí thức, đến người dân đều nghĩ như thế. Vì thế, có lần ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới nói trước quốc hội rằng: Nếu ai cũng soạn sách giáo khoa thì loạn! Nhưng cả thế giới văn minh không loạn, chỉ có nền giáo dục Việt Nam thì đại loạn nhiều năm nay!
Xin mở ngoặc kể một câu chuyện ngoài lề có liên quan đến soạn sách giáo khoa. Vài năm trước đây, bác sỹ Ngô Văn Quý ở TP.HCM mất. Con gái ông có gọi điện đến nhắn tôi đến lấy một số sách tiếng Pháp, nếu không đến thì cô sẽ bán hết kho sách của bác sỹ Qúy cho đồng nát, vì toàn sách tiếng Pháp, cô không đọc được…
Tôi đến và khuân về một bị sách. Trong đó có cuốn “Lịch sử văn học Pháp” từ cổ đại đến hiện đại do một giáo sư trung học soạn. Sách quý giá nhưng tôi không đọc nổi nên đem biết một đồng nghiệp cao niên rất giỏi tiếng Pháp. Ông này mừng lắm và cho tôi biết, ở Pháp những sách giáo khoa tự soạn như thế này được các trường trung học chọn để giảng dậy và tác giả của nó rất có tiếng và rất có tiền.
Than ôi! Nếu các ông Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn được sống trong cơ chế như thế thì các ông ấy cứ in sách ra mà bán, nếu người ta thấy dạy có kết quả thì các ông ấy đã có chỗ đứng trong xã hội và có tiền từ lâu rồi. Nhưng ở Việt Nam, việc được in giáo khoa là việc tầy trời, vì độc quyền in cả triệu, triệu cuốn sách như thế là món lời khổng lồ. Dính đến chuyện in sách giáo khoa là dính đến các nhóm lợi ích, nên chưa biết đúng sai thế nào đã bị xã hội ném đá. Mặc dù sách của ông Đại là rất đúng, rất mới, các nước tiên tiến giáo dục đã và đang đi theo hướng đó! Ngay chế độ Sài Gòn cũ, cũng đã có tự do soạn sách giáo khoa và tự do dậy theo sách mình chọn.
Chúng ta sống ngoài vòng nhân loại đã quá lâu rồi, nên cả xã hội u mê, bảo thủ…Muốn cải cách giáo dục thì trước hết phải cải cách trước tiên cái thể chế đã sinh ra cách sống ngoài vòng nhân loại trong việc soạn sách giáo khoa, tức là sự lạc lõng. Vậy thôi!
Hãy chấm dứt ngay cuộc tranh luận này vì tiền Trung Quốc sẽ tràn ngập biên giới Việt Nam.
Lê Phú Khải
10-9-2018
Giáo sư Hồ Ngọc Đại là một trí thức lớn. Khi đỗ tiến sĩ ở nước ngoài về, ông đã nói với người lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam lúc đó là, nguyện vọng của ông là được dậy lớp 1. Ông đã theo đuổi chí lớn đó cho đến hôm nay và sách Tiếng Việt lớp 1 của ông đã ra đời và được chấp nhận.
Nếu là ở một nước tự do và văn minh thì ông Đại cứ bỏ tiền túi ra mà in sách giáo khoa. Bán được thì tốt. Các trường học và thầy cô giáo ai muốn dậy theo sách giáo khoa của tác giả nào thì cứ thoải mái. Vấn đề là học sinh phải thi đỗ nhiều. Khi thi thì nhà nước, tức bộ giáo dục ra đề thi. Làm được bài mà nhà nước ra đề thì có nghĩa là học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản tối cần thiết. Còn muốn dậy kiểu gì, học kiểu gì, viết sách giáo khoa thế nào là của xã hội. Như thế mới phát huy được sức mạnh sáng tạo của cộng đồng. Xã hội mới tiến lên, văn minh lên.
Cả nhân loại tiến bộ đã làm như thế với giáo dục. Nhưng ở các nước độc tài, toàn trị trong đó có nước ta thì điều đó tuyệt nhiên không. Đã hơn 70 năm nay, từ khi Đảng Cộng Sản cầm quyền thì sách giáo khoa tuyệt đối do nhà nước soạn và in bán lấy tiền. Điều đó diễn ra qua nhiều thế hệ, nó ngấm vào tim óc, xương tủy của người Việt Nam, từ ông lãnh đạo, đến trí thức, đến người dân đều nghĩ như thế. Vì thế, có lần ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mới nói trước quốc hội rằng: Nếu ai cũng soạn sách giáo khoa thì loạn! Nhưng cả thế giới văn minh không loạn, chỉ có nền giáo dục Việt Nam thì đại loạn nhiều năm nay!
Xin mở ngoặc kể một câu chuyện ngoài lề có liên quan đến soạn sách giáo khoa. Vài năm trước đây, bác sỹ Ngô Văn Quý ở TP.HCM mất. Con gái ông có gọi điện đến nhắn tôi đến lấy một số sách tiếng Pháp, nếu không đến thì cô sẽ bán hết kho sách của bác sỹ Qúy cho đồng nát, vì toàn sách tiếng Pháp, cô không đọc được…
Tôi đến và khuân về một bị sách. Trong đó có cuốn “Lịch sử văn học Pháp” từ cổ đại đến hiện đại do một giáo sư trung học soạn. Sách quý giá nhưng tôi không đọc nổi nên đem biết một đồng nghiệp cao niên rất giỏi tiếng Pháp. Ông này mừng lắm và cho tôi biết, ở Pháp những sách giáo khoa tự soạn như thế này được các trường trung học chọn để giảng dậy và tác giả của nó rất có tiếng và rất có tiền.
Than ôi! Nếu các ông Hồ Ngọc Đại, Phạm Toàn được sống trong cơ chế như thế thì các ông ấy cứ in sách ra mà bán, nếu người ta thấy dạy có kết quả thì các ông ấy đã có chỗ đứng trong xã hội và có tiền từ lâu rồi. Nhưng ở Việt Nam, việc được in giáo khoa là việc tầy trời, vì độc quyền in cả triệu, triệu cuốn sách như thế là món lời khổng lồ. Dính đến chuyện in sách giáo khoa là dính đến các nhóm lợi ích, nên chưa biết đúng sai thế nào đã bị xã hội ném đá. Mặc dù sách của ông Đại là rất đúng, rất mới, các nước tiên tiến giáo dục đã và đang đi theo hướng đó! Ngay chế độ Sài Gòn cũ, cũng đã có tự do soạn sách giáo khoa và tự do dậy theo sách mình chọn.
Chúng ta sống ngoài vòng nhân loại đã quá lâu rồi, nên cả xã hội u mê, bảo thủ…Muốn cải cách giáo dục thì trước hết phải cải cách trước tiên cái thể chế đã sinh ra cách sống ngoài vòng nhân loại trong việc soạn sách giáo khoa, tức là sự lạc lõng. Vậy thôi!
Hãy chấm dứt ngay cuộc tranh luận này vì tiền Trung Quốc sẽ tràn ngập biên giới Việt Nam.

https://baotiengdan.com/2018/09/10/giao-su-ho-ngoc-dai-bi-nem-da-vi-chung-ta-song-ngoai-nhan-loai-da-qua-lau-roi/