Giặc Hán đốt phá nhà Nam (Kỳ 5) – Huỳnh Tâm
Tạm dịch: Trại binh lính Trung Quốc tại Lạng Sơn bị dịch thổ tả, họ cho rằng: “Hồ Chí Minh hiện Hổ ăn thịt người” hay “Con Hổ Hồ ăn sống Việt Nam”. Nguồn: Tân Hoa Xã.
“…Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang ở trong lãnh thổ của Việt Nam, không xa thành phố biên giới Bằng Tường, chỉ cách bốn trạm tàu hỏa, nhưng bây giờ muốn hát một bài ca Trung Hoa hơi khó, bởi tất cả sinh hoạt theo quân kỷ địa phương…”
Nếu họ Hồ không phải là người Hán tất nhiên việc đi cầu viện sẽ về tay không. Đằng này, mỗi khi ông ta chỉ xin viện trợ có một, tức thì lại được mười. Trung Quốc quá phóng khoáng trong viện trợ cho họ Hồ, dĩ nhiên trong tính cách phóng khoáng ấy phải có tính toán theo quyết sách quốc gia. Cho nên sau khi cướp chính quyền, Hồ Chí Minh đã không ngần ngại dâng phần đất Bách Sắc của lãnh thổ Việt Nam cho Trung Quốc. Người dân uất hận miêu tả Hồ Chí Minh không khác con cắc kè đổi màu rằn ri có đến 218 bí danh [1]. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Ngày 10 tháng 03 năm 1967, ông Hồ cầu viện, Trung Quốc đổ quân và ồ ạt tiến vào Việt Nam xâm nhập vào nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong thời gian này đã có đến 3 lượt xâm nhập qui mô vượt qua “Cổng Bạn Bè”, đến độ quân biên phòng Việt Nam và người dân ở biên giới không biết được quân số là bao. Những đạo quận đến từ hai hướng Vân Nam-Quảng Tây Trung Quốc.
Quân binh Trung Quốc tạm dừng chân, hạ trại ở chặng đường thứ nhất tại căn cứ hậu cần Lạng Sơn. Trên đường di chuyển những viên chỉ huy thúc quân bằng bạo lực. Binh lính vượt qua biên giới không dừng lại bất cứ nơi nào để kịp đến trước kỳ hẹn một tháng. Một đạo quân khác trong tình hình khẩn trương, chờ bộ phận tình báo cho biết khoảng cách thời gian di chuyển và đang được cảnh giới. Theo kế hoạch đã định quân binh vừa đến điểm Lạng Sơn phải phân tán mỏng lực lượng, giao công tác hoạt động theo mật mã cá nhân. Đáng chú ý nhất là đoàn binh “Gián điệp cướp bí mật quân sự” –间谍劫军事秘密 (gián điệp kiếp quân sự bí mật) ngày mai hành quân thẳng vào các căn cứ nóng của Việt Nam, do những tướng Trung Quốc cố vấn Hồ Chi Minh, đích thân phối trí lực lượng.
Đích An Tân (的安槟) cho biết:
‒ Chiều ngày 21 tháng 4 năm 1967, tất cả quân binh đã được phân công tác theo cụm, nửa đêm ra khỏi trại đi về hướng Nam. Lên một toa tàu hỏa tại nhà ga Bách Sơn, tiếp tục hành trình chưa hoàn thành. Khi tàu bắt đầu chuyển bánh với tiếng còi dài, trực chỉ về hướng Hà Nội. Bỗng dưng người đội trưởng đường sắt hối hả chạy đi tìm cấp trên báo cáo khẩn, tôi đoán, chắc chắn chuyển quân bí mật trong đêm đang có vấn đề rắc rối nào đó! Một hồi lâu người ta truyền miệng:
‒ Nửa đêm trong trại, phát giác bệnh dịch thổ tả, số người chết trên 41 binh sĩ, buộc phải cô lập đoàn binh, chưa ra trận đã bị binh hao tổn tướng!
Tin dịch thổ tả 2 giờ trước chưa nguôi, lại có tin loan nhanh, Sinh viên thủ phủ Hoàng Phố Vân Nam biểu tình, kêu gọi nhà nước Bắc Kinh bãi bỏ động viên nghĩa vụ tại chiến trường Việt Nam. Nhà nước Trung Quốc không ngần ngại dùng bạo lực đàn áp, những tiền lệ này, hầu hết trên đất nước Trung Quốc đều đầy rẫy ở khắp mọi nơi, đặc biệt một tháng trước đó, Bắc Kinh tuyên bố người dân được hưởng quyền tự do “bông hoa lớn –大香花“, tuy nhiên người dân khả nghi, cho rằng lời nói trong cửa miệng của đảng, không khác “cỏ độc-大毒草“.
Mao Trạch Đông cổ xúy sinh viên đại học Thanh Hoa nhảy vào cuộc thi đua “Triệu anh hùng” sau đó mới phát động chiến dịch “Cách mạng Văn hóa”. Trên tay của họ nào là dao phay, giáo, thương, gậy gộc v.v… nổi dậy với khẩu hiệu “Ba đánh một đốt”. Không bao lâu phong trào này tác động đến những đại học khác, họ tấn công cơ quan đại học, công sở. Tiếp theo những cuồng tín cộng sản nổi loạn, bạo lực khắp thành phố lớn, nhỏ. Hồng vệ binh nắm bắt bất cứ điều gì không thích đều tự do đập phá. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Mùa Hạ, Bắc Kinh (1967), xảy ra sự cố sinh viên trên tay dao phay, giáo, thương, gậy gộc v.v… Lãnh đạo cộng sản phát động, nhưng lại không dự liệu trước sự tàn phá đất nước. Người dân không hiểu những khẩu hiệu “Ba đánh một đốt” phát xuất từ đâu và chuyện gì đang lôi cuốn sinh viên, thanh niên xuống đường. Người dân Trung Quốc phải chờ đợi Mao Trạch Đông tuyên bố, mới biết mặt trận “Cách mạng Văn hóa” đang khởi động. Mao Trạch Đông cổ xúy sinh viên, thanh niên làm cách mạng “Triệu anh hùng”, “phong cách mới”. Chỉ vài ngày khai trương đã chết 720 người dân tại Vũ Hán. Chính Mao Trạch Đông đưa tay nối dài cho sinh viên đứng lên “Ba đánh một đốt”. Nửa tháng sau phong trào bùng phát cao hơn lửa, cháy cả toàn quốc. Xã hội liên tiếp bất ổn và nghiêm trọng.
Mao Trạch Đông khéo hứa hẹn, ban bố quyền lực cho tuổi trẻ, từ đó họ đươc kích thích nâng cao cuồng nhiệt. Khó có thế lực hay uy tín nào dám đứng ra cản trở “Cách mạng Văn hóa”, tất cả lãnh đạo trung ương đảng cộng sản Trung Quốc cau mặt lạnh hơn vũ khí, nhìn đám tuổi trẻ tan vỡ vì quá sống vội, tin lời cộng sản Tàu.
Cho đến nay người dân Trung Quốc không quên một thập niên cay đắng của đoàn quân học đường, đã chia thành nhiều tổ chức đấu tố lẫn nhau. Trong lịch sử Trung Quốc chưa từng xảy ra việc này, như tổ chức “Phái gửi hoa-香花派“, “Cỏ độc lớn-大毒草“, ngoài ra còn có tổ chức độc lập “Hương hoa lớn-大香花“, hoạt động trên lãnh vực cả nước, đưa đến vở kịch làm sạch xã hội Trung Quốc, cuối cùng đất nước sống trong mớ hỗn độn, chỉ biết cờ xí tung cao, hô khẩu hiệu “Bảo vệ Trung ương Đảng-保卫党中央“, “Bảo vệ Chủ tịch Mao-保卫毛主席“, “Bảo vệ dòng cách mạng vô sản-捍卫无产阶级革命路线“. Trong thời gian này, Hồ Chí Minh đã được tập huấn tại Vân Nam về mô hình phát động chiến dịch “Cách mạng Văn hóa Việt Nam”, tuy nhiên chiến dịch này không thực hiện được, bởi vì toàn bộ lực lượng quân sự đều đổ hết vào chiến trường để tiến chiếm và cướp miền Nam Việt Nam.
Mao Trạch Đông chỉ thị vũ trang cho hai lực lượng “Triệu anh hùng” bất đắc dĩ và “Cách mạng Văn hóa”. Họ được phân phối vũ khí không hạn định, càng ngày phát triển mạnh. Họ sử dụng cả súng pháo, xe tăng, xe bọc thép, tàu chiến, máy bay. Những ngày đầu của phong trào, riêng tại Quảng Tây người dân tự đứng lên đối kháng, chống lại lược lượng “liên minh đề cập-大联指” của sinh viên, mỗi ngày tử vong trên 422 thường dân.
Hồng vệ binh thực hiện “Ba đánh một đốt”. Nguồn: Tân Hoa Xã.
Đích An Tân (的安槟) tiếp tục cho biết: Chúng tôi đang ở trong lãnh thổ Việt Nam không đến nỗi căng thẳng, được lệnh không di chuyển quân đội vào sâu Việt Nam, ở lại đây bao lâu chưa biết, thời gian này lãnh đạo, cho tập hát những bài cách mạng Việt Nam v.v… Đúng lúc đó dịch thổ tả ngừng hoành hành, nó cũng biết sợ “Ba đánh một đốt”, bệnh cấp tính hiểm nguy đã bị chận đứng. Trong trại, trạng thái binh lính trở lại bình thường. Ngày hôm đó chúng tôi được thưởng thức hương vị sợ hãi máy bay của Mỹ, khốn khổ nhất lúc nào cũng đối mặt với thanh kiếm thép đang nhả bom đạn Mỹ, có thể bị giết chết bởi một viên đạn lạc, biến thành người tử vì đạo (vì đảng), cho nên chúng tôi nấp ở dưới chiến hào, thường huýt sáo làm tín hiệu báo cho nhau biết còn sống hay đã chết.
Lúc này trong trại, tâm trạng quân binh gia tăng lo lắng, bối rối hơn, mọi người nơm nớp sợ hãi lực lượng tân binh sinh viên, nếu họ tự biến thành “Ba đánh một đốt”, khó lường được trước sự diễn biến! Tuy nhiên vẫn dè chừng sự cuồng nhiệt phi lý của tuổi trẻ. Cho nên lãnh đạo khẩn trương thay đổi phương thức sinh hoạt trong ngày. Hôm ấy các cửa ra vào giao thông hào được mở rộng lối đi, không còn ngăn cách giữa những đơn vị mới cũ, dù biết lệnh mở cửa trại không phù hợp trong thời gian cấm trại. Bộ chỉ huy trại lên kế hoạch tổ chức ca hát, sinh hoạt ngoài trời làm dịu đi mọi căng thẳng “Cách mạng Văn hóa”, bắt đầu những bài hát Việt Nam.
“Việt Nam và Trung Quốc,…”
Thứ đến quân đội miền Nam Việt Nam:
Giải phóng miền Nam,…” và “Quân ca,…”
Họ tung hô Hồ Chí Minh, Mao Trạch Đông, thay cho hình thức thúc dục hiếu chiến.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang ở trong lãnh thổ của Việt Nam, không xa thành phố biên giới Bằng Tường, chỉ cách bốn trạm tàu hỏa, nhưng bây giờ muốn hát một bài ca Trung Hoa hơi khó, bởi tất cả sinh hoạt theo quân kỷ địa phương, thậm chí một số bài nhạc treo tại bãi đậu xe hay trong trạm ga tàu hoả để cho mọi người lính có thể hát lúc nào cũng được, dường như nó đã trở thành ấn tượng trại quân nhạc.
Để bảo toàn bí mật chiến tranh tại Việt Nam, Bộ tư lệnh chiến trường Đông Bắc điều động binh mã, đã lên kế hoạch hành quân về phía trước, và đang chuẩn bị tiếp đón Hồ Chí Minh đến Bách Sắc định ngày khởi binh. Khi ấy người lính ngỡ rằng chiến tranh Việt Nam vẫn còn ở phía sau. Nếu không phải là người trong cuộc, ai đó chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì không thấy bận rộn nào đáng kể trong quân ngũ.
Hôm sau người lính nhận được lệnh ăn mặc đồng phục quân đội màu xanh cỏ không có nắp huy hiệu trên ve áo. Bộ chỉ huy tập hợp toàn trại đón một nhân vật trong bài ca có tên Hồ Chí Minh. Ông ấy bí mật đến từ Thài Nguyên, di chuyển bằng tàu hỏa, ông viếng thăm và ủy lạo chiến binh Trung Quốc.
1957, Hồ Chí Minh, bí mật di chuyển bằng tàu hỏa, đến Lạng Sơn ủy lạo binh sĩ Trung Quốc. Nguồn: Hoa Nam. [2]
Chỉ một tuần, quân đội Trung Quốc thay da, đổi thịt biến thành người lính của đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi đứng nghiêm chỉnh, nghe Hồ Chi Minh phát biểu:
‒ Ngày mai, quý đồng chí lên đường, chính thức hoạt động bí mật ở nước ngoài, hãy hết mình vì Tổ quốc (Trung Quốc), chính quý đồng chí là cấp lãnh đạo tương lai của đảng là người đại biểu của nhân dân, bắt đầu vào cuộc chiến mới, cải trang đồng phục màu xanh cỏ cho đến huy hiệu đều tạm thời. Quý đồng chí hãy để lại trong tim của mình là dân tộc Trung Hoa, hình ảnh anh hùng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hãy thể hiện trong cuộc chiến tại Việt Nam để bảo vệ đất nước Trung Quốc, tôi cũng thế, và hy vọng quý đồng chí mau chóng thích nghi chiến trận. Chúc trăm trận chiến thắng lẫy lừng.
Tiếng vỗ tay thưa thớt, hầu như không tán đồng lời phát biểu của họ Hồ! Có người lính quá lỗ mãng, lại chửi tục: “胡志明性交我置于死地– Hồ Chí Minh tính giao ngã trí vu từ địa – (đ.m. Hồ Chí Minh đưa tao vào chỗ chết). Hồ Chí Minh muốn thu phục nhân tâm còn hứa thêm: “Quý đồng chí hãy an tâm hai ngày sau tôi thành lập Quân Bưu, từ đây quý đồng chí sẽ liên lạc được với gia đình”. Tuy nhiên người lính vẫn còn nghi ngờ, bởi lời hứa của họ Hồ chưa được Quân Ủy trung ương (CPC) và Bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc chi viện. Nếu Quân Bưu thuộc Bộ chính trị Trung Cộng thu nhỏ của bốn tên Vi-Hồ-Trần-La [3] lại càng không có gì bảo đảm tốt, có thể khi thư đi không hồi âm, do nơi nào đó của Quân Bưu quản thúc thư, họ thường viện cớ vì nhu cầu an, ninh, bảo mật cho lính.
Đời quân ngũ đã nhiều lần bị rơi vào quỉ kế của đảng công sản, lần này xem ra lính có lý chính đáng để ngờ vực, bởi Quân Bưu qua lời hứa của Hồ Chí Minh đã cho thấy hiệu năng kém cỏi của nó. Lý do là vì đã có vô số trường hợp thư đi, thư đến ròng rã nhiều năm. Lắm khi người nhận thư chỉ còn lại “mã lạng” mất dấu cả mộ bia quân số. Thứ nữa cộng sản chú trọng và dùng Quân Bưu để nhằm tô điểm “vẻ đẹp” cho quân đội. Quân Bưu còn là ổ điếm chiến lược, chiến thuật của Quân báo.
Cùng ngày, Hồ Chí Minh khao quân, chiêu đãi bữa ăn cuối cùng tại Trung tâm Bách Sắc. Tàn cuộc mọi người lính lặng lẽ đi nghỉ ngơi, hẹn sau khi màn đêm buông xuống toàn bộ quân binh sẵn sàng ba lô lên đường. Họ hy vọng chiến tranh Việt Nam sẽ sớm kết thúc để về đoàn tụ với gia đình, không ai nghĩ mình “một đi không trở lại”.
Trong đêm những đoàn binh nối tiếp nhau theo từng dòng di chuyển nhiều hướng khác nhau, đoàn quân từ từ biến vào bóng đêm. Đột nhiên, có tiếng súng nổ của “bộ sưu tập” (lực lượng quân báo) nhanh chóng có những tiếng huýt sáo từng hồi, báo động trở ngại, phải chờ giải phóng lộ trình. Tất cả những người lính nghe tiếng huýt sáo tức thì trong tiềm thức tự ứng phó nhanh chóng, chờ đợi mật khẩu ban hành để tiếp tục tiến quân.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang trên lộ trình tiến đến tỉnh Thái Nguyên Việt Nam, tất cả theo lệnh của Hồ Chí Minh, đã phối trí địa chỉ mật cho quân trú phòng, theo mật mã. Nguồn: Hoa Nam.
Trên đường di chuyển, chúng tôi nhận được mật khẩu lệnh, truyền xuống cho Ban chỉ huy, sau đó truyền mỏng vào hàng ngũ binh sĩ, mật khẩu đến phải tuân hành tuyệt đối:
‒ Đội chú ý “tập hợp-集合” cho tiến quân”.
‒ Địa phương chú ý! “Hướng Hữu khán Tề-向右看齐“.
‒ Báo cáo, “một hàng tập hợp hoàn chỉnh-集合完毕“.
‒ Báo cáo, “hai hàng tập hợp hoàn chỉnh-排集合完毕“.
“……” [4]
Những đoàn quân di chuyển nhanh, đến điểm hẹn, ngã ba đường làng tương đối rộng, nơi quân xa đã đậu dọc dài theo tầm nhìn. Quân báo đã xem xét cẩn thận, xe được cải trang vải lều, lưới bông màu rừng, người ta thường gọi xe tải “giải phóng”, binh lính trực tiếp ngụy trang gắn nhánh cây, cành lá bao phủ khắp xe. Nhiều đêm, vẫn tiếp tục với những hình bóng binh lính đen, di chuyển đến khu rừng quân xa đang chờ đợi. Họ âm thầm không để lại dấu vết ánh sáng rộng lớn trong rừng hay nơi sa mạc, lặng lẽ không phát ra âm thanh, luôn luôn thận trọng tắt tất cả các dụng cụ chiếu sáng, thậm chí không được nhả khói thuốc. Không gian này báo hiệu khẩn trương, trước mặt cuộc chiến gần như đang diễn ra.
Một đèn pha báo hiệu xuất phát, nó xuyên thủng bầu trời đêm đen, quân xa bắt đầu lăn bánh, bỏ lại sau lưng toàn cảnh rừng gìa. Qua tiếng gầm rú của quân xa, đoàn quân xa di chuyển dọc theo con đường quanh co. Chúng tôi thấy phía sau giống như một con rồng khổng lồ. Vài giờ sau, ánh sáng
bừng lên bầu trời, khi ấy hai bên núi tỏa sáng rực rỡ, chúng tôi đã đi quá xa thị trấn biên giới Lạng Sơn.
Đoàn quân xa ngụy trang cây rừng chuyển quân Trung Quốc thẳng hướng Hà Nội. Nguồn: Quân Ủy (CPC).
Tôi cảm thấy đang rơi vào tình trạng ảm đạm, và xung quanh mơ hồ đứng trước làng sóng người với những lá cờ đỏ bay, loa phóng thanh ban hành khẩu hiệu chiến tranh, nào là “chửi thề”, công trích quân địch, ca ngợi quân cách mạng phe ta, hình dung ở đây có vẻ diễn ra cuộc “Cách mạng Văn hóa” đang trên đà cơn bão, thổi vào mọi ngóc ngách của Trung Quốc, và loan đến Việt Nam, một đất nước của mọi diễn biến chiến tranh.
Tên biệt kích Cầm Trứ (噙着) nước mắt vẫn đong đầy, miệng lại nói:
‒ Trái tim tôi, âm thầm nói lời “Tạm biệt, quê hương, và hy vọng có ngày về gặp lại người thân, cũng có thể xứ người sẵn sàng làm mất dấu hiệu ngày trở lại quê hương, ôi sao quá mong manh!”
Bây giờ tên biệt kích Cầm Trứ chỉ còn nhớ một kỷ niệm cuối cùng tại đường biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam, có một cổng thành cao tuyệt vời, nơi biên giới nổi tiếng có tên “Ải Nam Quan” (Nam-南, ý nói cổng này của nước Nam Việt). Vào thời Nhà Minh thành lập thị trấn lịch sử gọi là “Ải Nam Quan”.
Đứng trước kiến trúc Ải, xây dựng kiên cố, thành và ba tầng tòa nhà bằng đá, mỗi bao lơn xung quanh một lan can, do đó, tháp cao dường như hạt dẻ của nước, phong cách hùng vĩ, còn thêm một số cửa song sắt, đặc biệt trên cửa Ải có một tấm bảng bằng đá cẩm thạch khắc “Ải Nam Quan”.
Vào thời cộng sản Hồ Chí Minh, Trung Quốc đề nghị đổi tên là “Mục Nam Quan – 睦南关” vào năm 1953. Sau đó Trung Quốc không thỏa mản với cụm từ trên, một lần nữa họ Hồ tự ý đổi tên thành “Cổng hữu nghị – 友谊关” vào ngày 05 tháng 3 năm 1965. Về thực chất, họ Hồ đã dâng hiến ải này cho Trung Quốc, để đổi lại, ông ta được hưởng tài sản chiến tranh do Trung Quốc ban cho.
Ngày nay, trên cửa Ải có một tấm bảng đá cẩm thạch khắc ba chữ “友谊关” (Cổng Hữu nghị) và một bảng vàng ghi lại chiến công của Hồ Chí Minh, dâng hiến cho Trung Quốc vào ngày 05 tháng 3 năm 1965. Đích thân Nguyên soái Trần Nghị (陈毅) đề bút, viết trên bảng ba chữ “友谊关” (Cổng Hữu nghị) với đường nét ngạo nghễ của Mao-Hồ dán trên đầu dân tộc, Tổ quốc Việt Nam [5].
Nguyên soái Trần Nghị (陈毅), Phó Thủ tướng của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc. Nguyên tác giả bút pháp cho ra đời ba chữ lịch sử “友谊关” (Cổng Hữu nghị) được khắc vào đá cẩm thạch. Nguồn: Quân Ủy (CPC).
Ngoài ra, ở trung tâm tháp, người ta treo một bức chân dung khổng lồ của Mao Trạch Đông, ở điểm cao nhất trên đỉnh tháp, người ta treo lá cờ mạ ánh sáng, dù trong bầu trời đêm cũng vẫn thấy, kích thước của lá cờ bằng nửa sân bóng đá.
Bây giờ Ải Nam Quan của Việt Nam đã biến thành quốc sử của Trung Quốc, một chiến lũy biên giới trọng yếu chỉ còn hơn ba chữ “友谊关” (Cổng Hữu nghị). Nằm trên đầu núi, có một con đường xuyên biên giới, qua ô cửa thành biên giới Việt-Trung, ngày nay nó đã xa xăm đối với dân tộc Việt Nam.
Nhớ tới “Ải Nam Quan”, người Việt phải đau lòng, thắt ruột. Từ ngày có đảng Cộng sản, cửa ngõ biên thùy Việt Nam đã phải cải tên đổi họ đến hai lần, chính xác hơn: Công trình xây dựng lịch sử của Việt Nam đã bị phá hủy trong tay đảng Cộng Sản. Dân tộc Việt Nam đã bị đảng cộng sản Trung Quốc đô hộ và thống trị, đang chết từ từ trong sự hèn hạ của đảng cộng sản Việt Nam, bởi họ mưu cầu “tao sống, mày chết”.
(Còn tiếp kỳ 6)
Huỳnh Tâm
Tham khảo:
[1] Hai trăm mười tám (218) bí danh, biệt danh, bút danh của Hồ Chí Minh (Huỳnh Tâm).
[2] Người viết bài này tặng đảng Cộng Sản và kính biếu nhân dân Việt Nam tấm ảnh lịch sử của Bác Hồ.
[3] Vi Quốc Thanh, Hồ Chí Minh, Trần Canh, Lã Quí Ba.
[4] Mật khẩu 1: tập hợp-集合. 2: Hướng Hữu khán Tề-向右看齐. 3: một hàng tập hợp hoàn chỉnh – 集合完毕“. 4: hai hàng tập hợp hoàn chỉnh – 排集合完毕“.
[5]门洞上方镌有一块大理石匾 (Môn động thượng phương tuyên hữu nhất khối đại lí thạch biền), 匾上是陈毅同志亲笔题写的“友谊关” (Biền thượng thị trần nghị đồng chí thân đích đề tả đích hữu nghị quan)