Giá trị Tự Do Dân Chủ luôn bị thử thách qua Lịch sử
1. GIÁ TRỊ TỰ DO DÂN CHỦ
A. TƯ TƯỞNG CÁC HỌC GIẢ THẾ KỶ ÁNH SÁNG
Vào thế kỷ 17,18 các tác giả tinh hoa về chính trị học đã liên tiếp đưa ra những tư tưởng khai phá mới về chính quyền và công dân , mang lại một trào lưu sinh động và cách mạng cho hai tầng lớp cai trị và bị trị .
Thomas Hobbes (1588-1679)
Sớm nhất là Hobbes. Ông ta chủ trương chỉ có khế ước xã hội giữa các công dân với nhau về các quyền tự nhiên. Nhưng sự thỏa thuận này được nhà cầm quyền điều phối , chứ không phải khế ước giữa nhà cầm quyền và công dân . Công dân chỉ tuân lệnh hay là chết .Ngay cả tôn giáo cũng phải lệ thuộc vào chính quyền. Hobbes vẫn ưa thích chế độ vương quyền hơn hết .
John Locke (1632-1704)
Theo Locke , thì các quyền tự do căn bản của con người không thể bị tước đoạt hay từ bỏ bởi công dân. Ông đồng ý với Hobbes về khế ước xã hội. Vì cuộc sống rất tàn bạo , và để bảo đảm an bình trong xã hội; do đó công dân cần khế ước xã hội. Nhưng khế ước này không những không riêng giữa các công dân mà còn giữa công dân với chính quyền. Những quyền này, giới hạn quyền lực nhà vua . Nhiệm vụ của nhà vua là hỗ trợ cho việc thực thi và bảo vệ các quyền này. Nếu chính quyền vi phạm khế ước xã hội, thì người dân có quyền nổi dậy để thiết lập một chính quyền mới. (Tư tưởng này được T. Jefferson làm nên tảng trong Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ).- Ông ca tụng chế độ quân chủ lập hiến Anh quốc. Với hai viện lập pháp , quý tộc và thứ dân. Một thủ tướng nắm hành pháp và hệ thống tự pháp độc lập. Ông cho rằng đây là một chế độ lý tưởng nhất vi ba quyền độc lập và kiểm soát lẫn nhau ngăn ngừa tiếm quyền. Ông cũng lên tiếng bảo vệ các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận,tự do tôn giáo; ông cũng mạnh mẽ bảo vệ quyền cư trú .
Charles Montesquieu (1689-1755)
Trong “ Tinh Tuý của Luật Pháp “, ông cho rằng; con người vốn nhút nhát nhưng vì nhu cầu lương thực và để tránh chiến tranh và bao lực, con người đã kết hợp với nhau cùng sống trong xã hội . Nhờ vậy con người dần dần mất đi sự sợ hãi và yếu đuối . Ý thức bình đẳng trong xã hội mang đến tình trạng xung đột giữa công dân và chính quyền. Mục tiêu chính quyền là giữ pháp luật và trật tự cùng bảo vệ các quyền tự do. Ông chống lại chế độ quân chủ toàn trị , và ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến Anh quốc.
J.J. Rousseau (1712-1778)
Theo ông trong trạng thái tự nhiên, thì chính quyền phải tìm cách bảo vệ tất cả các quyền tự do của người dân. Từ đó công dân gia nhập vào khế ước xã hội. Những quyền tự do này, công dân có thể từ bỏ cho xã hội chứ không phải cho nhà nước. Nó còn được gọi là
Ý Chí Tổng Quát . Dựa vào đó cộng đồng làm luật vì mục tiêu tốt đẹp cho cộng đồng. Ý chí công dân không phải được quyết định bởi các dân biểu ; mà là dân chủ trực tiếp qua đầu phiếu.
Tocqueville (1805-1859)
Ông ta không thuộc thế kỷ ánh sáng, nhưng ông khai sáng luật đối chiếu. Ông cho chúng ta cái nhìn từ một học giả và chính trị gia Pháp về nền dân chủ HK qua tác phẩm “ Nền Dân Chủ Hoa Kỳ “.
HK đi tiên phong trong việc thực thi quyền bình đẳng. Bình đẳng trước pháp luật, bình đẳng trong đầu phiếu.
Cá nhân chủ nghĩa: vì không ai tốt hơn ai , phải tự mình tìm lý lẽ , không theo truyền thống hay sự khôn ngoan của ai, mà tự chính mình.
Không truyền thống: không bị ràng buộc bởi truyền thống nào . Sự quan hệ được xác lập giữa các cá nhân với nhau.
Độc tài của đa số: đa số có một sức mạnh nhưng nó cũng có nhiều áp lực khi quan điểm của đa số tầm thường và yếu kém tương phản với số còn lại.
Tự do lập hội: Sự kết hợp này do tự nguyện của các cá nhân cùng chung quan điểm để phục vụ hỗ tương , cải thiện đời sống .
Vài tiên đoán của ông, như bãi bỏ chế độ nô lệ sẽ chia rẽ HK . Và trong tương lai, HK và Nga sẽ là đối thủ của nhau .
Ông có tham vọng là thay đổi các định chế chính trị tại Pháp giống theo HK , nhưng không thành công.
B. HOÀN THIỆN TƯ TƯỞNG DÂN CHỦ TỰ DO QUA CHẾ ĐỘ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ CHÍNH TRỊ
Hệ thống tự do dân chủ dựa vào lá phiếu của người dân bầu chọn trực tiếp chính quyền, tức tham gia vào việc điều hành bộ máy nhà nước. Một chính quyền do dân, bởi dân và vì dân .Phương cách cai trị, ai cai trị đều tuỳ thuộc vào ý chí của công dân .Người dân qua phổ thông đầu phiếu tự chọn cho mình từ người lãnh đạo cao nhất cấp quốc gia cho đến cấp địa phương của ngành hành pháp. Người dân cũng chọn cho mình vị dân biểu hay nghị sĩ của ngành lập pháp , và một số thẩm phán cấp thấp . Thẩm phán cấp cao thì Tổng thống để nghị rồi đưa ra quốc hội chọn .Nhờ vậy định chế chính trị vững mạnh. Chính quyền trách nhiệm. Mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật.
Chế độ tự do dân chủ là hệ thống tốt nhất để thành lập chính quyền do dân. Với sự tự do báo chí, chính quyền có thể điều chỉnh chính sách quốc gia hay người dân có thể thay đổi chính quyền. Và không ai khác ngoài cử tri được hưởng phúc lợi qua chính lá phiếu trực tiếp của mình.
Tam quyền phân lập để quân bình quyền lực , tạo ra một bầu không khí dễ thở trong sinh hoạt chính trị. Không bị bên nào đè bẹp quá sự chịu đựng của cử tri. Nó cũng còn bảo vệ thiểu số chống lại sự áp chế của đa số.
Có tự do dân chủ , hệ thống chính trị mới tôn trọng nhân quyền ; tôn trọng các quyền tự do khác của người dân ;như tự do ngôn luận, tự do đi lại , tự do tôn giáo, tự do lập hội và hội họp,… v…v. Không có tự do dân chủ thì không có nhân quyền. Từ đó phát sinh sự kính trọng hỗ tương, sự bao dung và chính trực. Nhưng một khi nhà cầm quyền không tôn trọng những định chế mà họ tham gia , thì mất chính đáng tính của chế độ. Điều này chúng ta đang thấy xảy ra hiện nay ở phương Đông một nhà lãnh đạo đang bị tòa án quốc tế xem xét. Và ở sở tại cũng đang bị quốc hội điều tra.
Có tự do dân chủ thì các tổ chức xã hội dân sự sẽ thành hình rộng khắp , phụ vào với chính quyền hỗ trợ giải quyết những nhu cầu phức tạp của người dân mà chính quyền không thể nào lo toan hết cho được. Đấy là những đoàn thể áp lực đa diện và phức tạp của xã hội lành mạnh, làm cho xã hội thêm năng động và tiến hóa.
2. NHỮNG THỬ THÁCH CỦA GIÁ TRỊ TỰ DO DÂN CHỦ QUA LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI
A. Sự Tiêu Vong Của Chế Độ Vương Quyền .
Kể từ trước thế chiến thứ nhất, tại Châu Âu có khoảng 43 hoàng gia cai trị . Chế độ vương quyền đã tạo ra giai cấp quý tộc, tăng lữ, lãnh chúa và thứ dân. Ba giai cấp trên chiếm đoạt tất cả mọi phúc lợi của xã hội, trừ thuế. Chính vì vậy, Locke, Montesquieu và Rousseau tán thành quyền cư ngụ của người dân, vì họ không có đất cắm dùi . Hobbes thì chủ trương nhà thờ phải là một bộ phận của vua . Voltaire thì nhạo báng nhà thờ .Locke thì không ủng hộ vua công giáo, mà ủng hộ tin lành trong nghị viện Anh quốc.
Thế nhưng sau thế chiến thứ nhất thì chỉ còn lại 12 hoàng gia. Và ngày nay đã chuyển sang quân chủ lập hiến. Sự tan rã của 4 vương quốc hùng mạnh là Nga, Phổ, Áo-Hung, và Ottoman đã khiến lục địa châu Âu trổi lên nhiều quốc gia nhỏ .Nhưng duy chỉ có một vương quyền tồn tại lâu nhất và còn bền vững là Vatican.
Sở dĩ có sự phai mờ của quân vương là nhờ tư tưởng bình đẳng và tự do đã tác động mạnh vào quần chúng. Cũng như ảnh hưởng của các triết gia đề cao chủ nghĩa cá nhân, nở rộ trên nền trời tư tưởng triết học, như Locke, Hume , Voltaire ,S.Mill, Dewey … Họ nhấn mạnh vào sự tự quyết, sự tự do và độc lập của cá nhân. Chống lại tất cả các sự can thiệp từ bên ngoài vào sự lựa chọn và quyết định của cá nhân như xã hội, thần quyền hay vương quyền. Kể cả các truyền thống tôn giáo, đạo đức từ bên ngoài không thể giới hạn sự lựa chọn hành động của cá nhân. Cá nhân là chủ thể quan trọng nhất trong vũ trụ quan.
Thêm vào đó là có thêm nhiều ý thức hệ mới như cộng sản , và sau này là phát xít.
Thứ ba lả cuộc cách mạng kỹ nghệ cùng khám phá những vùng đất mới do các nhà thám hiểm đã tạo ra một giai cấp mới ; giàu hơn, thế lực hơn do chính mình tạo ra cơ hội, không phải nhờ ơn mưa móc của quý tộc hay tăng lữ. Đó là doanh nhân và thương nhân.
B. Giải Thực
Đế quốc và thực dân có từ lâu đời. Đầu tiên chỉ là khám phá, mạo hiểm tìm vùng đất mới. Sau đó là các dịch vụ của thương nhân mua, bán, trao đổi hàng hóa, tơ lụa, gia vị. Nhưng khi cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ tại Âu châu thành các quốc gia tiên tiến, thì nhu cầu nguyên liệu gia tăng và nhu cầu nhân lực cũng gia tăng theo. Bây giờ các quốc gia Âu châu tranh nhau thuộc địa. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha vào Nam Mỹ. Anh vào Nam Á và Phi Châu, Bắc Mỹ . Pháp vào Đông Nam Á ,Bắc Phi, Bắc Mỹ …và lần này họ vào bằng pháo hạm. Chính sách để quốc đã khai thác nhân công rẻ của bản xứ bằng hình thức nô lệ cho ngành nông nghiệp và hầm mỏ.
Chính vì họ muốn đào tạo một lớp người trí thức để làm việc trung gian giữa đế quốc và bản xứ, thì đây là con dao hai lưỡi. Những sĩ phu này học được những tư tưởng mới về tự do dân chủ. Phổ thông đầu phiếu, chọn lãnh đạo. Điều hành quốc gia theo hiến pháp . Sự bình đẳng của các cá nhân trước pháp luật. và các quyền tự do như báo chí, tư tưởng, lập hội và tập hợp , tự do tôn giáo …Tất cả như chân trời mở rộng khai sáng tư tưởng của lớp sỹ phu bản xứ . Thêm vào đó mới vận động trong xã hội là do sự chủ động của con người .Họ so sánh mẫu quốc và bản xứ. Họ thấy được sự bất công và dã man của chính sách thuộc địa. Và sĩ phu đã tỉnh thức. Họ đem tinh thần quốc gia dân tộc, lòng ái quốc khuấy động lòng dân đứng lên giành độc lập. Nước VN mình có những sỹ phu tiên phong như Nguyên Văn Vĩnh, Petrus Ký, Phạm Quỳnh ,Ghandhi ở Ấn, Mandela ở Nam phi…
Từ sau thế chiến thứ nhất, Hội Quốc Liên đã đưa ra nghị quyết “ Quyền Tự Quyết , và Bình Đẳng” đã mang lại độc lập cho nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Thường thì bản xứ được độc lập, vẫn còn liên kết ít nhiều kinh tế chính trị với mẫu quốc . Như Liên Hiệp Anh, Liên Hiệp Pháp , Francophone… Hay có nước chuyển sang chế độ cộng sản như VN, Nam Dương ,Trung Hoa .
Vài vấn đề nổi bật trong tiến trình giải thực
a . Khối
Sau khi được độc lập, một số quốc gia Châu Âu và Á Phi theo khối tự do thì xếp hàng theo mẫu quốc hay phi liên kết. Một số quốc gia phương tây theo chế độ tự do thì liên minh thảnh một khối là NATO. Và một số phía Đông Âu kết thành một khối gọi là khối Warsaw , theo chế độ cộng sản. Khối Tự Do, theo như tên gọi nên dựa vào hỗ trợ và thuyết phục; tôn trọng lẫn nhau . Còn khối Cộng Sản với chuyên chính vô sản, bạo lực và khủng bố đã dùng những phương thức ấy để siết chặt hàng ngũ của mình. Như vậy cho chúng ta thấy được vai trò chư hầu trong khối đối với quốc gia đứng đầu.
Như vậy, tuy chỉ khác danh từ, nhưng bản chất giống như thực dân đế quốc. Và chúng ta sẽ bàn sau trong phần sự tan rã của khối này sau 2/3 thế kỷ cọ xát với dân chủ tự do.
b. Thực Dân Mới
Danh từ này là do triết gia J. P. Sartre gọi tên cho Hoa Kỳ khi ông còn là đảng viên cộng sản. Ông cho rằng chính quyền địa phương chỉ là bù nhìn dưới sự điều khiển của viên đại sứ . Tên gọi này được sử dụng và rất thành công trên phương diện tuyên truyền trong chiến tranh VN.
Tuy nhiên sau khi khối CS tan rã, thế giới nhận ra sự thật “ai là thực dân mới “.
c. Quyền Lực Cứng, Quyền Lực Mềm, và Quyền Lực Thông Minh
Cụm từ này là do học giả J. Nye, nguyên cố vấn cho Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời TT Clinton.
Theo ông, quyền lực cứng là khi chính sách ngoại giao dùng biện pháp quân sự. Kinh tế chế tài và cấm vận, phong tỏa , như trường hợp Iraq.
Quyền lực mềm dùng các phương pháp văn hóa, lịch sử, viện trợ không hoàn lại để ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao nước ngoài.
Quyền lực thông minh là phối hợp cả hai cái trên. Đó là chính sách “cà rốt và cây gậy “. Ngày nay người ta không còn gọi là mẫu quốc và chư hầu nữa mà là bạn hữu trên chính trường quốc tế . Vấn đề hôm nay là giữa siêu cường và đồng minh . Các nước nhỏ dựa vào uy tín của thể chế chính trị, phát triển kinh tế, và nhà lãnh đạo mà nâng tầm quốc gia trên thế giới, như Lula của Ba Tây. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa CS, các quốc gia dân chủ tự do được chứng minh giá trị của mình, về phát triển kinh tế cũng như định chế chính trị. Các quốc gia này nay dùng quyền lực mềm nhiều hơn là quyền lực cứng. Quyền lực cứng nay chỉ là răn đe. Và là tấm gương mẫu cho thế giới còn lại noi theo.Nhờ vậy các quốc gia nhỏ đồng minh tự nguyện thần phục đứng dưới chiếc dù dân chủ.
C. TIÊU DIỆT CHỦ NGHĨA PHÁT XÍT
Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia Âu châu kiệt quệ về kinh tế, 4 đế quốc lớn là Phổ, Áo-Hung, Ottoman và Nga cũng tan rã, riêng Nga thì rơi vào chế độ CS . Đức và Ý khai thác lòng tự hào dân tộc và chủng tộc, để từ đó đẻ ra chủ nghĩa phải xít .
HOÀNG ĐÌNH TẠO