Edward Snowden bị buộc tội gián tiếp gây ra thảm sát Paris

Cac Bai Khac

No sub-categories

Edward Snowden bị buộc tội gián tiếp gây ra thảm sát Paris

Edward Snowden, chuyên gia máy tính, đồng thời là cựu nhân viên CIA và NSA – Ảnh: AFP

 

Sau khủng bố Paris, người ta nhận ra lỗ hổng trong hoạt động tình báo nước Pháp nói riêng và phương Tây nói chung, và một lần nữa, tên tuổi Edward Snowden lại được xướng lên.

Theo các quan chức Mỹ, chính hành động tiết lộ những bí mật tình báo của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) của Edward Snowden đã làm suy yếu nỗ lực tình báo chung của phương Tây, qua đó tạo nên lỗ hổng cho các tổ chức khủng bố như IS có thể xâm nhập.

Lời buộc tội đầu tiên xuất phát từ cựu giám đốc CIA là James Woolsey. Ông nói với MSNBC rằng dù muốn dù không, Snowden cũng đã có “bàn tay vấy máu” sau cuộc tấn công kinh hoàng.

Lời buộc tội này cũng được lặp lại bởi các chuyên gia bảo mật Hoa Kỳ. Matthew Olsen, cựu giám đốc Trung tâm chống khủng bố (NCTC) cho biết:

“Không nghi ngờ gì rằng việc tiết lộ này đã làm chúng ta mất đi tính bảo mật an ninh trước sự tấn công của kẻ khủng bố”.

Nick Rasmussen, giám đốc đương nhiệm của NCTC cũng khẳng định vụ tấn công đẫm máu ở Paris chính là do sự thiếu thông tin và sơ hở kỹ thuật trong việc thu thập thông tin tình báo.

Tuy vậy, theo như luật sư và nhà báo Mỹ Glenn Greenwald, lời buộc tội này không có cơ sở vì trước khi Snowden tiết lộ thông tin mật vào tháng 6-2013, các cuộc khủng bố năm 2011 tại Mỹ, năm 2002 tại Bali, năm 2004 tại Madrid, năm 2005 tại London, năm 2008 tại Mumbai, và năm 2013 ở Boston… vẫn xảy ra.

Ông cũng cho biết rằng Snowden chỉ tiết lộ mức độ chính quyền Washington giám sát công dân trong nước, trong khi các tổ chức khủng bố hàng thập kỷ nay đã biết cách tránh đàm thoại qua điện thoại hay Internet.

Ông cũng khẳng định việc đổ lỗi cho Snowden chính là các thức mà chính phủ phương Tây tránh đi câu hỏi về nguồn gốc và hỗ trợ tài chính của IS – những điều có lẽ đã không xảy ra nếu như phương Tây không quyết định can thiệp vào Trung Đông.

13 tháng trong nhà tù của tổ chức khủng bố IS

By on November 17, 2015

Cho đến nay, nhà báo người Đan Mạch Daniels Rye được xem là người duy nhất bị IS bắt làm con tin còn sống trở về sau khi bố mẹ anh chấp nhận trả cho IS khoản tiền chuộc hơn 2 triệu Euro.

 

Danilels lúc bị IS bắt làm con tin. (Ảnh do IS gửi đến gia đình Daniels)

Sau hơn 1 năm được tự do, ngày 11/10/2015, Daniels chính thức xuất hiện trên Đài truyền hình DR của Đan Mạch để trả lời một cuộc phỏng vấn trực tiếp về thời gian bị IS giam giữ.

Bức email đến từ IS

Chiều ngày 8/2/2014, vợ chồng ông bà Kjeld Rye Ottosen trở về nhà sau lễ mừng sinh nhật lần thứ 70. Trước khi đi ngủ, bà Susanne Rye còn cẩn thận kiểm tra email lần cuối cùng. Lúc vừa mở hộp thư ra, bà thấy có một lá thư lạ viết bằng tiếng Anh, nội dung “Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS hiện đang giam giữ Daniels Rye, phóng viên ảnh tự do, bị bắt tại Azaz ngày 17/5/2013 vì nghi ngờ làm việc cho CIA”, kèm theo đó là một bức hình chụp chân dung Daniel trong trạng thái tiều tụy.

Cả hai vợ chồng Kjeld Rye chờ đợi điều này rất lâu kể từ khi con trai họ mất tích ở Syria đã hơn nửa năm. Bây giờ, bất ngờ nhận được email này khiến họ đọc đi đọc lại nhiều lần, nhất là đoạn IS viết: “Nhà nước Hồi giáo sẵn sàng đàm phán với ông bà Kjeld Rye Ottosen để Daniels Rye có thể được trả tự do, miễn là ông bà cam kết giữ bí mật tuyệt đối. Mọi sự khai báo với Cơ quan An ninh Đan Mạch hay với bất kỳ một cơ quan an ninh nào khác của các quốc gia vô đạo sẽ phải trả giá đắt”. Ở cuối thư, để xác định chắc chắn người nhận thư là cha mẹ Daniels, IS yêu cầu vợ chồng Kjeld Rye Ottosen phải nêu ra ba câu hỏi mà chỉ có Daniels mới trả lời được.

Sáng sớm hôm sau, hai ông bà đến Sở Cảnh sát Hedegard. Vụ việc nhanh chóng được Cơ quan An ninh Đan Mạch tiếp nhận. Với sự giúp đỡ của một chuyên gia về các vụ bắt cóc, trong email trả lời IS, ông bà Kjeld Rye Ottosen nêu ra ba câu hỏi. Đó là người đã cùng Daniels đến Nepal là ai, ông Kjeld Rye Ottosen mua chiếc xe hơi đầu tiên vào năm nào, hiệu gì, màu gì và trong ngày sinh nhật của Daniels ở nhà trước khi đi Syria, ông Kjeld Rye Ottosen đã nói những gì? Để IS có thể kiểm chứng, họ nêu luôn cả ba câu trả lời này trong thư điện tử.

Khoảnh khắc đối diện với gương mặt thật của đao phủ “John thánh chiến”

Daniels Rye đến thị trấn Azaz thuộc Syria, gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14/5/2013 để chụp ảnh cho một tờ báo, miêu tả về sự khốn cùng của những người dân thường trong những trận đánh giữa quân đội Syria và các nhóm nổi dậy (gồm cả Al-Qaeda lẫn IS), chống chính phủ do Tổng thống Bashar al-Assad lãnh đạo. Sau này, khi đã được tự do, Daniels kể: “Sáng 17/5, tôi đến một tòa nhà nơi đặt trụ sở chính quyền thị trấn Azaz để xin giấy phép chụp ảnh. Vừa ra khỏi khách sạn vài trăm mét thì một chiếc xe bán tải từ phía sau áp sát tôi rồi một người đàn ông nhảy xuống. Ông ta gí khẩu súng ngắn vào mạng sườn tôi, yêu cầu tôi chui ngay vào xe”.

 

Bức ảnh chân dung duy nhất của “John thánh chiến” mà tình báo phương Tây thu thập được.

Hai ngày sau, nhóm bắt cóc giải Daniels đến thành phố Aleppo. Tại đây, Daniels bị IS tra tấn liên tục trong 2 tuần lễ để xem liệu anh có phải là nhân viên tình báo CIA hay không. Daniels kể: “Một trong những đòn tra tấn của họ là buộc chặt những đầu ngón tay tôi lại rồi treo tôi lên, chỉ để cho chân tôi vừa chạm đất. Cuộc tra tấn kéo dài suốt một ngày. Khi họ dọa tôi là sẽ treo tôi 3 ngày, tôi đã nghĩ rằng nếu họ thả tôi xuống thì tôi sẽ lao đầu vào tường tự sát ngay lập tức”.

Sau tất cả những đòn tra tấn nhưng không có kết quả, Daniels được chuyển đến thành phố Raqqa, nằm ở phía đông nam Syria, nơi được coi là thủ đô của IS. Daniels kể: “Cùng bị giam chung với tôi còn có 24 người, gồm 19 nam và 5 nữ, thuộc 13 quốc gia khác nhau. Tại đây, tôi gặp phóng viên người Mỹ tên là James Foley, người về sau đã bị tên đao phủ IS có biệt danh “John thánh chiến” chặt đầu”.

“John thánh chiến” (hay Jihad John) tên thật là Mohammed Emwazi, công dân Anh, đã tốt nghiệp Đại học Westminster. Trong một chuyến đi đến Tanzania, bị tiêm nhiễm bởi chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan nên y gia nhập nhóm khủng bố Al Shabaad rồi sau đó chạy theo IS. Trong số những nạn nhân bị “John thánh chiến” chặt đầu có 2 nhân viên cứu trợ người Anh là David Haines và Alan Henning, 2 phóng viên Mỹ là James Foley và Steven Sotloff, 2 công dân Nhật Bản là Haruna Yukawa và Kenji Goto.

“John thánh chiến” rất thích các màn hành quyết giả bằng cách bắt con tin cạo trọc đầu, để râu dài, đi chân không và mặc bộ quần áo màu cam như những thành phần khủng bố bị giam ở nhà tù Guantanamo của Mỹ rồi bắt con tin ngồi bệt xuống sàn nhà. Tiếp theo, y cầm một thanh gươm dài khoảng 1m, chuôi bằng bạc, giơ lên hạ xuống nhiều lần vào cổ con tin. Cũng có khi y chĩa khẩu AK không có đạn vào đầu con tin, bóp cò rồi cười sằng sặc khi thấy nạn nhân mặt mày tái xám.

Daniels Ryes nói: “Trước khi diễn trò này, “John thánh chiến” khẳng định rằng đây chỉ là màn tập dượt để con tin xuất hiện trước máy quay phim nhằm gửi thông điệp cảnh cáo đến các quốc gia thù địch chứ con tin sẽ vẫn an toàn. Bởi thế, khi thời điểm hành quyết diễn ra, con tin không biết mình sẽ bị giết nên họ rất bình tĩnh trước ống kính”.

Một trong những thú tiêu khiển khác của “John thánh chiến” là bắt con tin nhảy điệu Tango. Daniels Rye kể lại: “Một hôm John đến gặp tôi. Y ra dấu bảo tôi bước ra ngoài sân rồi hỏi: “Mày có thích nhảy Tango không?”. Chưa kịp hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì thì y đã hét lên: “Nhảy”. Vậy là Daniels bước thấp bước cao, trong đầu anh tưởng tượng ra một điệu nhạc vô hình nhưng khi anh vừa ngước lên thì bất ngờ nhìn thấy khuôn mặt thật của “John thánh chiến” – lúc này y đã kéo chiếc mũ len che mặt xuống. Daniel kể: “Lập tức y lao vào, một tay đè đầu tôi xuống còn tay kia kéo ngược cánh tay tôi lên. Trong tư thế đau đớn ấy, y dẫn tôi đi vòng quanh khoảng sân rồi đẩy tôi ngã sấp xuống đất, y đá liên tục vào người tôi. Y rít lên, bảo rằng sẽ cắt mũi tôi và đập nát mặt tôi để xem tôi còn ra cái giống gì”.

Những ngày tù đày trôi qua trong tuyệt vọng và Daniels không biết mình sẽ bị đem ra hành quyết vào lúc nào. Một sáng, khi bắt anh nhảy điệu Tango, “John thánh chiến” nói: “Nếu gia đình mày trả tiền sớm thì mày sẽ được phóng thích”. Daniels kể: “Nghe nó nói, tôi đoán chuyện thương lượng về vấn đề tiền chuộc giữa gia đình tôi và IS đang diễn ra nhưng tôi chẳng rõ số tiền ấy là bao nhiêu. Cha mẹ tôi đã già, chỉ sống bằng lương hưu, còn đứa em gái tôi thì từ khi bị bắt đến nay, tôi cũng chẳng biết chuyện làm ăn, thu nhập của nó”.

Những ngày sau đó, Daniels kể lại câu nói của “John thánh chiến” với phóng viên người Mỹ James Foley. “Nghe tôi kể xong, James nhờ tôi chuyển một bức thư về gia đình nếu tôi may mắn được tự do. Bức thư ấy, James đọc bằng miệng và yêu cầu tôi học thuộc lòng. Một thời gian ngắn sau, anh ấy bị “John thánh chiến” hành quyết”.

2 triệu Euro tiền chuộc quyên góp từ Facebook

Vào thời điểm cha mẹ Daniels nhận được email đề nghị đàm phán của IS, Chính phủ Mỹ, Anh, Nhật Bản và Pháp – là những quốc gia có con tin đang nằm trong tay IS cương quyết không nhượng bộ trước những đòi hỏi phải thả tự do cho các chiến binh IS hiện đang bị cầm tù hoặc trả tiền chuộc. Đan Mạch cũng vậy, nhưng các cơ quan chức năng làm ngơ cho gia đình con tin nếu họ muốn chuộc mạng người thân của họ bằng tiền.

Sau khi email trả lời IS được ông bà Kjeld Rye Ottosen gửi đi, IS nhanh chóng gửi mail trả lời và nói rõ: Nếu muốn Daniels được tự do, gia đình anh phải trả 2 triệu euro. Kèm theo email này là một bức ảnh chụp cận cảnh khuôn mặt một người đàn ông với một phát đạn bắn thủng sọ và dòng chú thích: “Nếu không sớm trả tiền, con trai ông bà cũng sẽ như gã này”. Về sau, lúc đã được tự do, Daniels cho biết người chết là một người Nga, tên Sergey Gorbunov, đã từng bị giam chung với anh.

Bằng cách lên trang mạng Facebook để kêu gọi sự giúp đỡ của tất cả những ai quan tâm đến số phận Daniels, cho đến đầu tháng 6/2014, gia đình ông bà Kjeld Rye Ottosen đã quyên được 2 triệu euro. Thế nhưng tới lúc này, phía IS thông báo cho họ biết là nếu tiền không được chuyển ngay đến một nhân vật trung gian ở Thổ Nhĩ Kỳ thì cứ mỗi ngày chậm trễ, ông bà Kjeld Rye Ottosen sẽ phải nộp phạt thêm 5.000 euro.

Cuối cùng, cuộc đàm phán kết thúc khi ông bà Kjeld Rye Ottosen đã chuyển đủ 2,04 triệu euro đến tay người nhận. Ngày 19/6/2014, Daniels được IS phóng thích tại một khu vực nằm giữa biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay khi về đến nhà, việc đầu tiên của Daniels là điện thoại cho gia đình nhà báo James Foley. Daniles nói: “Tôi cảm thấy trái tim của mẹ James đang vỡ ra từng mảnh khi tôi đọc lại nguyên văn lá thư của anh ấy…”. Mẹ Danniels – bà Susanne Rye nói thêm: “Là một người mẹ, tôi hiểu nỗi đau đớn của mẹ James khi mà con tôi còn sống nguyên vẹn trở về, còn James thì đã vùi thây nơi hoang mạc…”.

Theo Telegraph

Hơn 5.500 tài khoản IS đã bị Anonymous đánh sập

By on November 17, 2015

Sau một ngày tuyên chiến, nhóm hacker nổi tiếng đã tấn công hàng nghìn tài khoản Twitter có liên quan đến phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) và con số này vẫn đang tăng lên.

Anonymous có thể tận dụng thủ thuật này để thao túng kết quả Google và nếu người dùng nhập từ khóa liên quan đến IS, họ có thể nhận được kết quả là các website chống IS ở đầu danh sách.

Spam cuộc gọi

Một hình thức đã xuất hiện từ lâu nhưng có thể vẫn phát huy hiệu quả. Năm 2008, trong chiến dịch chống giáo phái Scientology (Tom Cruise là một thành viên), Anonymous đã khiến cho nhà thờ của giáo phái này liên tục bị quá tải trước các cuộc gọi giả mạo. Nhóm hacker có thể thực hiện điều tương tự trong chiến dịch mới chống IS.

Nga treo thưởng 50 triệu USD bắt nghi phạm đánh bom máy bay

By on November 17, 2015

Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) vừa công bố mức thưởng 50 triệu USD cho ai cung cấp thông tin giúp bắt giữ các nghi phạm thực hiện vụ đánh bom máy bay tại Ai Cập hôm 31/10, khiến 224 người thiệt mạng.

 

 

Nga tuyên bố truy lùng đến cùng thủ phạm đánh bom máy bay khiến 224 người thiệt mạng (Ảnh: RT)

Thông tin được trung tâm báo chí của Cơ quan an ninh liên bang Nga (FSB) công bố, cùng thời điểm giám đốc FSB Alexander Bortnikov báo cáo với Tổng thống Nga Putin về kết quả điều tra vụ tai nạn trên bán đảo Sinai.

Theo đó, ông Bortnikov khẳng định chiếc A321 của hãng Kogalymavia (còn gọi là Metrojet) bị rơi hôm 31/10 do một thiết bị nổ tự chế đã bị kích hoạt trên không. Vụ nổ khiến máy bay vỡ tung trước khi rơi xuống đất, làm 224 người có mặt trên khoang, mà chủ yếu là người Nga tử nạn.

“Cơ quan an ninh liên bang Nga đề nghị người dân Nga và cộng đồng quốc tế giúp xác định những kẻ khủng bố. Thông tin giúp bắt giữ những kẻ tội phạm sẽ được thưởng 50 triệu USD”, FSB thông báo.

Ai Cập bắt 2 nghi phạm tiếp tay khủng bố

Cùng ngày FSB đưa ra kết luận điều tra vụ tai nạn, hãng tin Reuters dẫn lời giới chức Ai Cập cho biết đã bắt giữ 2 nhân viên sân bay Sharm al-Sheikh, bị tình nghi tiếp tay cho những kẻ khủng bố đưa bom lên máy bay.

Dẫn lời một nguồn tin an ninh tại sân bay, hãng tin này cho biết đây là 2 trong số 17 người đang bị cơ quan chức năng Ai Cập giam giữ phục vụ điều tra.

“17 người đang bị giam giữ, 2 trong số đó bị nghi ngờ đã giúp ai đó đặt bom trên máy bay tại sân bay Sharm al-Sheikh”, một nhân viên an ninh cho biết, và khẳng định hai nghi phạm chính có ca trực trong ngày chuyến bay Kagalymavia bị rơi.

Dù vậy giới chức Ai Cập chưa xác nhận về các vụ bắt giữ.

Tổng thống Nga Putin đã tuyên bố sẽ truy lùng đến cùng những kẻ chịu trách nhiệm về vụ tấn công.

“Sẽ không có giới hạn nào cho việc này. Chúng ta phải biết được tên tất cả bọn chúng”, ông Putin nói. “Chúng ta sẽ truy lùng chúng dù ở bất kỳ đâu. Chúng ta sẽ tìm ra chúng ở bất cứ nơi nào trên Trái đất này, và trừng trị’.

Sau vụ tai nạn, nhóm IS tại Iraq và Syria đã tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ đánh bom. Những kẻ này khẳng định vụ tấn công nhằm trả đũa việc Nga không kích IS tại Syria, đồng thời cảnh báo Tổng thống Putin về khả năng bị IS tấn công ngay “tại nhà”.

Theo AP, Sputnik