Đường nào rồi cũng dẫn đến Biển Đông – Bs Mã Xái
Từ Biển Đông đến “Một Vòng Đai, Một Con Đường”, Bắc Kinh trên đà lấn lướt Hoa Thạnh Đốn?
Biển Đông lại trở nên sôi động, nổi cộm trên bàn cờ chánh trị Châu Á Thái Bình Dương. Gần đây, ngày 8/05/15 Bộ quốc phòng Mỹ gởi đến Quốc Hội cho biết Trung cộng lại tiến hành những thách thức mới đe doạ nền an ninh và ổn định cho khu vực: phóng ảnh từ vệ tinh cho thấy Trung Cộng (TC) công khai bồi đấp nhiều bải đá ngầm, cải tạo mở rộng nhiều đảo tại quần đảo Trường Sa và củng cố, xây cất thêm cơ sở phục vụ quân sự, phi đạo, cảng tiếp vận với nhịp độ khẩn trương chưa từng thấy; Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền không tranh cải trên đường Lưởi Bò chiếm lãnh gần trọn Biển Đông, TC đã chiếm đảo Hoàng Sa từ tay VNCH từ năm 1974 và đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988; TC như vậy thực tế đã mở rộng biên cương khu vực Biển Đông, bất chấp Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), đi ngược lại Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông mà Trung Cộng đã ký với ASEAN năm 2002 (DOC).
Bên cạnh những hành vi hung hăng chiếm biển, mở rộng biên cương, ngày 28-03-2015, Uỷ Ban Phát Triển và Cải Cách Quốc Gia Ttrung cộng (NDRC) phổ biến chiến lược “One Belt, One Road” mà Tập Cận Bình cho biết chương trình “Một Vòng Đai, Môt Con Đường” này là trọng tâm của chánh sách đối ngoại và phát triển kinh tế quốc gia. Trung Cộng còn tiến hành phát động rất ồn ào sáng kiến thành lập định chế tài chánh mới trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhằm củng cố, mở rộng ảnh hưởng xuyên qua sự thành lập Silk Road Fund (viết tắt SRF, tạm dịch Quỹ Đường Tơ Lụa) và Ngân hàng Đầu Tư Hạ tầng cơ sở Á Châu (Asia Infrastructure Investment Bank, viết tắt AIIB); với AIIB, Bắc Kinh chủ trương thay đổi phương thức tài trợ dễ dàng hơn cho các dự án cơ sở hạ tầng, không ràng buộc điều kiện về chánh trị, không theo những tiêu chuẩn ngân hàng hiện tại; TC với sức mạnh tài chánh dùng ngoại tệ thặng dư của mình để đầu tư và còn giúp đỡ cho các nước đang phát triển là một động thái tích cực; định chế tài chánh mới này có tính chất đa quốc gia, để các nước cùng hùn hạp với họ mà cùng chia các rủi ro; một mặt khác, các quốc gia thụ hưởng có thể đóng góp trao đổi kinh nghiệm thực hiện các dự án hạ tầng; chánh sách thực sự hấp dẫn, mới đây mà tròm trèm đã có 57 thành viên, trong đó lại có mặt các nước phát triển như Pháp, Đức, Anh; Việt Nam và trọn 10 thành viên ASEAN đều là thành viên sáng lập của AIIB; Mỹ và Nhựt đứng ngoài định chế tài chánh mới này; các nhà phân tích cho rằng AIIB sẽ là đối thủ đáng kể với Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB), Ngân Hàng Thế Giới (WB), Quỷ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF); các định chế này do Hoa Kỳ nắm quyền quyết định; như vậy AIIB trở nên một thách thức trực diện với hệ thống tài chánh toàn cầu do Mỹ lãnh đạo.
Tập Cận Bình còn tuyên bố sẽ đóng góp 40 tỉ Mỹ kim vào Quỷ Đường Tơ Lụa (Silk Road Fund) nhằm cải thiện ngành thương mại và giao thông liên kết vào Á Châu; họ Tập cũng cho biết AIIB và SRF sẽ tài trợ Đường Tơ Lụa Vòng đai Kinh Tế (Silk Road Economic Belt) và Đường Tơ Lụa Trên Biển Thế Kỷ 21(21st Century Maritime Silk Road) cả hai là sáng kiến của họ Tập từ mùa thu 2013; Ngày 28/03/2015 Uỷ Ban Phát triển và Cải cách Quốc gia Trung Quốc lại đưa ra thông báo về kế hoạch hành động mới với danh xưng “Một Vòng Đai, Một Con Đường“ (One Belt, One Road”, hay nói gọn hơn Belt and Road) một dự án chiến lược gộp lại cả trên bộ và dưới biển: “Vòng Đai“ tức kế hoạch cho hệ thống đường bộ, đường ray, đường dẫn dầu và khí đốt cùng những kiến trúc hạ tầng cơ sở khác trải dài từ Tây An (TC) xuyên qua Trung Á, Trung Đông tận đến Moscow, Rotterdam, Venice, và danh từ “Con Đường” ở đây phải hiểu là đường biển chỉ kế hoạch khai triển hải cảng và các cấu trúc hạ tầng cơ sở cận duyên nằm trên hải lộ từ bờ biển TC dài đến Âu Châu khởi hành xuyên qua Biển Đông, ngang Eo Malacca, qua Ấn Độ Dương, đến Bắc Phi Châu, chui vào Vùng Vịnh Ba Tư rồi tiến vô Địa Trung Hải (xem hình), và một cánh thứ hai cũng từ bờ biển TC xuống Biển Đông rồi tiến xuống Nam Thái Bình Dương. Sức mạnh tài chánh của TC và tác động đầu tư ào ạt vào cấu trúc hạ tầng cơ sở ở Á Châu (trong đó có CSVN) là đòn bẩy ảnh hưởng chánh trị khó tránh khỏi vì các quốc gia ASEAN đang cần nguồn tài trợ đó trong kế hoạch phát triển đất nước, dù rằng Trung Cộng vẫn tiếp tục hành động khiêu khích ở Biển Đông như trường hợp của Việt Nam và Phi luật tân; Cam-bu-chia đã một lần dưới áp lực của TC đã không dám đưa ra thông cáo chung về Biển Đông kết thúc thượng đỉnh ASEAN 2012. Cũng nên nhắc lại tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BOAO Forum for Asia – Bác Ngao á châu luận đàm) ngày 28-03-2015, tại Hải Nam, sáng kiến thành lập AIIB và sự kết nối hạ tầng khu vực do Tập Cận Bình khởi xướng đã nằm trong nghị trình Hội Luận với chủ đề “Tương lai mới của Châu Á: Hướng tới Cộng đồng Chung vận mạng”.
Thực hiện sáng kiến “One Belt, One Road” của Tập Cận Bình hẳn sẽ tác động sâu đậm vào cấu trúc kinh tế khu vực trên mọi lãnh vực thương mãi, đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, mà rồi lần lượt nó sẽ đưa tới tác động chiến lược cho Trung Cộng, Hoa Kỳ, và các cường quốc khác.
Hoa Kỳ trước biến cố mới ở Biển Đông và “Vòng Đai và Con Đường”
Nhìn lại chánh sách ngoại giao của Tập Cận Bình từ Hội nghị Trung Ương về Công Tác liên quan tới Ngoại Giao (28-29 tháng 11/2014), Trung Cộngquyết định đặc biệt ưu tiên nâng cao quan hệ với lân bang thay vì với Hoa Kỳ hay các cường quốc khác; xu hướng kinh tế và địa chánh trị cho thấy khu vực Châu Á Thái Bình Dương càng ngày giữ vai trò sanh tử cho Trung Cộng (thương vụ năm 2014 của TC với Đông Á và Đông Nam Á lớn hơn thương vụ với HK và EU gộp lại), Á Châu –Thái Bình Dương lại là nhà của ba cường quốc có nền kinh tế lớn nhứt thế giới là Hoa Kỳ, Trung Cộng, Nhựt Bổn. Theo IMF đánh giá khu vực Á Châu-TBD vẫn tốt nhứt, sẵn sàng thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu trong tương lai nếu khu vực thực hiện cải cách cơ cấu và đầu tư cơ sở hạ tầng; họ Tập chắc đã dựa trên tiềm năng này để đưa ra sáng kiến về Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Á Châu, rồi đến Quỹ Đường Tơ Lụa, kế hoạch “Một Vòng Đai, Một Con Đường“, phù hợp với chánh sách ngoại giao “ưu tiên nâng cao quan hệ với lân bang” vung tiền ra đầu tư nơi các quốc gia đang phát triển, hỗ trợ cho kế hoạch hội nhập kinh tế khu vực, một mặt khác TC còn muốn phô trương thanh thế của một cường quốc kinh tế với các lân bang thọ hưởng vốn đầu tư từ AIIB; các nhà phân tích còn muốn nói đến một kế hoạch Marshall ở Á châu của Trung Cộng. Đầu tư vào năng lượng và tài nguyên khoáng sản dọc đường “Vòng Đai và Con Đường” nhứt là vùng Trung Á sẽ giúp TC bớt lo âu về sự phụ thuộc hàng hoá nhập cảng từ hải ngoại bao gồm việc quá cảnh dầu khí xuyên qua Eo Malacca. Trước đây trong địp Thượng đỉnh ASEAN năm 2012 tại Cambodia, Trung Cộng cũng đã kết nạp16 thành viên quốc gia thành lập hiêp hội mậu dich tự do Đối tác Toàn diện Khu Vực (RCEP) mà TC cho biết sẽ hoàn tất vào cuối năm 2015; tổ chức này với điều lệ gia nhập ít phức tạp có cơ thu hút nhiều “cử tri” hơn so với Hiệp hội Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 thành viên mà vòng đàm phán cũng hy vọng sẽ kết thúc vào cuối năm 2015.
Về TPP vào giai đoạn đàm phán chót
TPP là trọng tâm của chánh sách tái cân bằng về Châu Á của chánh quyền Obama mà Trung Cộng luôn chỉ trích Hoa Kỳ về việc Washington có ý định bao vây họ. TPP là cột sống cho sự thành công chiến lược Đổi trục về châu Á với ba mũi dùi kinh tế, an ninh quốc phòng ngoại giao và các gía trị Hoa kỳ (nhơn quyền, tự do dân chủ,tự do); TPP là mô hình mậu dịch tự do tiến bộ, có chuẩn mực cao, có thể nói nó là mô hình mậu dịch mẫu cho thế kỷ 21; nó nói lên sự cam kết của Hoa Kỳ là sẽ trụ lại và hội nhập với Châu Á; TPP sẽ tạo nên sự tăng trưởng kinh tế bảo đảm cho Hoa Kỳ, cho khu vực và tạo thêm công ăn việc làm; nó là kiểu mậu dịch tự do mở, do đó TPP sẵn sàng hợp tác với RCEP khi hiệp hội này hội đủ điều kiện. Cũng nên nhớ, nhà cầm quyền CSVN là thành viên còn trong vòng đàm phán của TPP, vừa ngả theo RCEP và cũng là thành viên sáng lập AIIB, và theo tin báo chí ngoại quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng nhơn chuyến viếng thăm Tập Cận Bình, đã đồng ý cho TC xử dụng cảng Hải Phòng thành một cảng lớn phục vụ kế hoạch Con Đường Tơ Lụa trên Biển.
Trong bài phát biểu tại trụ sở công ty Nike Portland, Oregon ngày 8 tháng Năm 2015, TT Obama một lần nữa TT nhấn mạnh về vai trò then chốt của TPP trong chánh sách chuyển trục về Châu Á mang lợi ích cho chính nhơn dân Hoa Kỳ, cho cộng đồng Á Châu TBD, đặc biệt với cộng đồng ASEAN; ông cũng không quên cảnh cáo các thành viên quốc gia trong hiệp định nếu không tuân thủ tiêu chuẩn của TPP sẽ phải hứng chịu các hậu quả; điều gây sự chú ý của cử toạ hôm đó, trong bài phát biểu ngày 8/5/15, ông nhiều lần nói đến nhà nước Việt Nam và cũng nói rõ VNCS cũng phải cải thiện nhơn quyền đặc biệt là quyền người lao động (như thành lập công đoàn tự do) và việc tuân thủ tiêu chuẩn để được vào TPP; Hoa Kỳ từ lâu ve vãn CSVN và rất muốn CSVN là một đối tác tiềm năng trong chiến lược xoay trục về Châu Á; lời phát biểu của TT siêu cường về Việt Nam trong thời điểm này có ý nghĩa đặc biệt cho TBT Nguyễn Phú Trọng sắp có chuyến công du Hoa Kỳ dự đoán vào cuối tháng này, sau khi ông Trọng triều kiến Tập Cận Bình tháng vừa qua. Một nhơn sĩ cộng sản, Giáo Sư Tương Lai khuyên nhủ nhà cầm quyền nên gia nhập TPP nếu không sẽ lại rơi vào bẩy Hội Nghị Thành Đô. Với bản chất gian trá, lừa đảo, CSVN có thể có những tiến bộ nhơn quyền giả hiệu mà Mỹ củng có thể mắt nhắm mắt mở để Việt nam lọt lưới chui vào, để rồi sau đó chánh sách trấn áp các nhà dân chủ tái diễn như họ đã làm trước đây sau khi đựợc HK cho vào WTO; những ai hi vọng CSVN sẽ thay đổi khi vào TPP thì sẽ thất vọng; nên nhớ lời nhắn nhủ của cựu TT Yelsin về chủ nghĩa cộng sản hoặc nhận định để đời “Đừng nghe những gì cộng sản nói mà hảy nhìn kỹ những gì cộng sản làm“ của cố TT Nguyễn văn Thiệu. Trong chế độ toàn trị, độc tài, độc đảng thì làm gì có việc tôn trọng nhơn quyền, có dân chủ, có tự do, làm gì có thượng tôn luật pháp, có minh bạch? CSVN đâu làm gì đủ tiêu chuẩn để vào TPP. Đất nước chúng ta chỉ khá được khi cộng sản ra đi, trả lại quyền làm chủ đất nước cho nhơn dân.
Về AIIB và “Vòng Đai và Con Đường”
Trong cuộc phỏng vấn của THE DIPLOMAT, Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương ông Daniel Russel đăng ngày 06 Tháng Năm, 2015 có trình bày về các vấn đề Đổi Trục, Biển Đông, TPP, và quan-hệ Hoa Kỳ-Trung quốc.
Tổng Thống Obama trong phát biểu với báo chí sau Thượng đỉnh Abe-Obama 28-04-2015 rằng trên nguyên tắc ông không chống đối Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng cơ sở Á châu hay can ngăn các quốc gia tham gia vào định chế này, trước những nhận định quan ngại về sự cạnh tranh của AIIB với các định chế tài chánh lâu đời và bền vững do HK lãnh đạo (World Bank, IMF, ADB) và có thể làm lung lay trật tự tài chánh thế giới. Á Châu đang cần tiền cho hạ tầng cơ sở và theo ngân hàng ADB, hàng năm có sự thiếu hụt lớn lao cung cầu để cho chi phí hạ tầng cơ sở 800 tỉ đô-la, trong khi TC có quá nhiều dự trữ ngoại tệ, Tập bỏ tiền vào các dự án phát triển cho chương trình đầu tư vào “Vòng Đai và Con Đường” là một cử chỉ “rất tích cực” như Obama nói; nhưng Obama cảnh cáo AIIB là cần hội đủ qui tắc chặt chẽ về quản trị và sự minh bạch để bảo đảm lợi ích cho dân chúng, cho cộng đồng qua các dự án, như thế mới tránh được các lạm dụng trừ phi có đầy đủ hướng dẫn như đã được áp dụng ở Ngân hàng Thế Giới (WB) hay Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế; và Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng hợp tác với AIIB, đặc biệt qua ADB và WB nếu AIIB hội đủ các chuẩn mực quản trị và minh bạch. Thủ Tướng Abe cũng đã phát biểu tương tự trong cuộc họp báo chung với TT Obama tại Nhà Trắng hôm 28/04/2015.
Thật ra còn quá sớm để nhìn về những rủi ro không nhỏ trên đường thực hiện “Vòng Đai và Con Đường” và những thử thách lớn lao chẳng những cho Trung Cộng mà còn cho cả các lân bang.
Nói chung, ông Daniel Russell nói Hoa Kỳ ủng hộ Trung Cộng trong vai trò xây dựng cho khu vực và các vấn đề thế giới; trong phạm vi toàn cầu Hoa Kỳ hợp tác với Trung Cộng trên những vấn đề quan trọng như hợp tác trong phòng chống hải tặc, gìn giữ hoà bình thế giới, sự thay đổi khí hậu, bịnh dịch và tiếp tục hợp tác trên các lãnh vực tương tự trong tinh thần xây dựng ngay cả trong việc hoá giải các dị biệt.
Về biến cố mới ở Biển Đông
Trong chánh sách Xoay trục, phần vụ chiến lược an ninh quốc phòng đóng vai trọng yếu, Hoa Kỳ có giũ được an ninh, ổn định, hoà bình cho khu vực thì các doanh nhân, các quốc gia bên ngoài mới nhảy vào đầu tư, các quốc gia cơ hữu của khu vực mới yên tâm hợp tác làm ăn.
Trong chánh sách an ninh đối với các lân bang (như Việt Nam, Lào, Miến Điện, Cambodia, Bangla Desh..) Tập cận Bình cho rằng đường lối thân thiện và hữu hảo không có nghĩa là thoả hiệp trong tranh chấp về chủ quyền, về lãnh thổ, quyền tài phán. Thật ra Trung Cộng không những không tuân hành luật pháp và chuẩn mực quốc tế mà còn tìm cách đặt ra luật lệ riêng của họ, và dùng sức mạnh cơ bắp để chèn ép, hù dọa nước nhỏ (trường hợp Phi Luật Tân, CSVN); TC dùng “chánh sách củ cà rốt và chiếc gậy” để răn đe các quốc gia theo đuổi chánh sách gây thiệt hại đến quyền lợi của Trung Cộng, và ngầm ý với các nước nhỏ rằng thuận theo “Trung Nguyên “thì có lợi hơn là phản nghịch với thiên tử!
Đối với cường quốc Hoa Kỳ, Bắc Kinh chống lại chánh sách tái cân bằng về Á Châu, ngăn chận sự thành lập các liên minh chống Trung Cộng và luôn tìm cách làm suy yếu đồng minh của Mỹ. TC cho chiến lược Xoay Trục ( Pivot) về Châu Á là nhằm bao vây họ. Nhưng cả hai cường quốc đều hướng mũi dùi về Châu Á Thái Bình Dương, thực tế là Việt Nam, một quốc gia có vị trí chiến lược mà Trung Cộng từ Mao Trạch Đông cho đến Tập Cận Bình đều chủ trương khống chế Đông Nam Á qua cửa ngỏ Việt Nam và chiếm lấy Biển Đông.
Đến nay thì âm mưu chiếm trọn Đường Lưỡi Bò coi như hoàn tất, trong quần đảo Trường Sa, “trường thành cát” đã xây, cải tạo, bồi đấp, tân tạo nhiều đảo vẫn tiếp tục… và mới đây ngày 07-05-2015 phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng TC còn tuyên bố là Trung Cộng có quyền lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Đông. Trước đây họ đã làm như vậy ở Biển Hoa Đông trong tranh chấp chủ quyền các đảo Senkaku/Điếu Ngư. Những vận động ngại giao, các dàn dá quân sự, tăng cường bố trí vòng đai quân sự ở Nhựt, Nam Hàn, Phi luật Tân, Úc từ trước tới giờ có vẻ không hiệu quả răn đe như mong muốn. Nhà làm chánh sách của Mỹ nay chắc đã mở mắt thấy rằng TC sẽ không ngừng lấn chiếm, với phương pháp cưỡng chế phi quân sự, sẽ đặt các nước trước sự đã rồi, cho thấy những cố gắng điều tiết và hợp tác với Bắc Kinh không mang lại hiệu quả răn đe đối với các hồ sơ nóng đang diễn ra tại Biển Đông nơi mà Hillary Clinton trước đây đã từng nói thẳng với Bộ trưởng ngại giao Bắc Kinh rằng quyền lợi quốc gia Hoa kỳ nằm ở đây tại Biển Đông. Thượng viện Hoa kỳ hôm 19-03-2015 công bố bức thơ báo động của các Nghị sĩ hàng đầu của hai uỷ ban quân sự và ngoại giao gởi cho hành pháp yêu cầu chánh quyền Mỹ và các đối tác khu vực cần có một đối sách toàn diện trong khu vực và đề nghị đưa ra một số biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và răn đe, làm thế nào đảm bảo tự do hàng hải và hạn chế việc Trung Cộng gây áp lực đối các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Điều chúng ta tin là vì quyền lợi chồng chéo giữa hai cường quốc, chiến tranh Hoa Kỳ và TC sẽ không xảy ra, họ còn nhiều cửa để thương lượng với nhau, và sẽ là môt thảm hoạ nếu cuộc chiến xẩy ra.
Từ những nhận định như vậy cho thấy tại Thượng đỉnh Abe-Obama (28-04-15), đằng sau cuộc tiếp đón rình rang dành cho thủ tướng Abe chủ yếu là sự phô trương sức mạnh của đồng minh Mỹ-Nhựt, họ sẵn sàng đối phó trước mọi tình huống đầy bất ổn trên đà gia tăng đáng lo ngại ở Châu Á do sự trỗi dậy bất bình thường của Trung Công, và hai nhà lãnh đạo tán đồng những định hướng mới trong hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhựt hầu đáp ứng các thử thách an ninh trong phạm vi khu vực và toàn cầu, từ chỉ tự phòng vệ quốc gia, Nhựt có quyền mở rộng sang phòng vệ tập thể; Hoa Kỳ hâm nóng hiệp ước Mỹ Úc (ANZUS) về việc luân chuyển quân đội Hoa kỳ ở gần Darwin, cập nhựt hiệp ước an ninh quốc phòng với Phi, nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Hà Nội để củng cố khả năng tự vệ trước hành động giương oai diễu võ của Bắc Kinh, tăng cường vận động các đối tác thân hữu (Singapore, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia…) để đối phó các thách thức leo thang, hung hăng, quá đáng của Trung Nam Hải. Nhưng qua thượng đĩnh ASEAN 27-04-2015 tại Malaysia một lần nữa cho thấy Washington chưa huy động được sự đoàn kết ASEAN để đối đầu với TC; Bắc Kinh dùng sức mạnh kinh tế và quốc phòng đã thành công lối kéo một số thành viên ASEAN ngả theo Trung Cộng, tiếp tục phân hoá nội bộ các nước trong Hiệp hội Các nước ĐNA, để chần chừ thảo luận Quy Tắc Ứng Xử Biển Đông (COC). Trong bài diễn văn của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter tại Đại học Arizona tháng Tư vừa qua phát hoạch quốc phòng bốn điểm cho “giai đoạn kế tiếp” trong chách sách Tái Cân bằng gồm việc đầu tư vào lãnh vực vũ khí hiện đại như máy báy ném bom tàng hình tầm xa kiểu mới (new long-range stealth bomber), triển khai hệ thống khí tài tân tiến và hiện đại như tiềm thuỷ đỉnh loại mới; thứ ba, phối trí quân sự đồng đều trong khu vực và sau cùng là củng cố và tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác; hầu như chưa bao giờ Hoa Kỳ nói đến phản ứng quân sự mạnh mẽ trước những nổ lực gây hấn và phô trương sức mạnh của Bắc Kinh như vậy và cho thấy Hoa Kỳ đã và đang chuẩn bị cho một kế hoạch xác định quyết tâm sẵn sàng đương đầu với chánh sách bành trướng quân sự ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cũng như khẳng định chuyển vận 60% Hải quân về trụ tại Thái Bình Dương hoàn tất năm 2020 dù những hồ sơ chiến cuộc mà Mỹ còn đối phó với IS, ở Uraine,Yemen, Iraq, Afganistan, Syria và tiềm năng bùng nổ với Iran. Nhưng nhìn lại những lời phát biểu mang màu sắc “nổ” của ông Carter như vậy không mang thêm nội dung mới, mà chỉ nhằm gây ấn tượng làm yên tâm đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ, trước những động thái xâm lấn “cấp tinh” của Bắc Kinh. Không thấy Hoa Kỳ có khoản nào nói về trưng phạt TC trong trường hợp vi phạm trầm trọng về luật pháp hay qui phạm nhằm khuyến khích TC trở nên môt thành viên trách nhiệm của khu vực hay của cộng đồng quốc tế. Ông Cater tiếp: “Hoa Kỳ và Trung Cộng không phải đồng minh, nhưng không cần phải đối nghịch; mối quan hệ quyền lợi trồng tréo, phức tạp khiến hai phía phải vừa hợp tác vừa cạnh tranh”. Về vấn đề nhơn quyền trong chánh sách xoay trục sẽ nói tiếp trong dịp khác.
Thay lời kết:
Trung Cộng đang chứng tỏ một khi họ thành công trong củng cố thế lãnh đạo ở Biển Đông họ sẽ đẩy mạnh hơn vai trò lãnh đạo Áchâu: TC đang mở thế trận mới về kinh tế tài chánh (AIIB, SRB, Vòng Đai Và Con Đường) nhằm cải cách trật tự quốc tế phù hợp với “Giấc mộng Trung Hoa” của Tập Cận Bình. Trong cuộc cạnh tranh quyền lực này, Trung Cộng nên nhớ bài học Liên Xô đã phải sụp đổ khi không chạy theo nổi trong cuộc chạy đua võ trang với siêu cường Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Reagan, trong lúc đó dân Nga khốn khổ, phải xếp hàng để mua bánh mì. Trung Cộng thật sự chưa đủ mạnh để lấn lướt Hoa Kỳ ở Á Châu ở thế kỷ này, nhưng Hoa Kỳ và Trung Cộng vẫn phải hợp tác vì quyền lợi chồng chéo gĩữa hai nước, ít nữa cho đến hết thế kỷ này để hy vọng cùng cộng đồng Á châu sống chung trong hoà bình ỗn định và thạnh vượng. Bàn cờ chánh trị Việt Nam trong đó có Biển Đông đang nằm trong tay hai cường quốc Hoa Kỳ và Trung Cộng; vào thời điểm này có nhiều thuận lợi nếu CSVN minh bạch biết chọn con đường có lợi để phát triển đất nước, nhược bằng cứ theo con đường bảo thủ tiếp tục lệ thuộc Bắc Kinh, lại tiếp tục trung thành với chủ nghĩa Mac -Lênin qua bài diễn văn của TBT Nguyễn Phú Trọng kết thúc Hội nghị Trung Ương thứ 11 vừa qua, và đường lối thân Tàu chống Mỹ của Nguyễn Tấn Dũng qua bài diễn văn nhơn ngày 30-04-1975, thì Việt Nam sẽ là con tốt thí cho hai kẻ chơi cờ.
Chỉ có ý chí quyết tâm đánh đuổi giặc Tàu như tiền nhơn, và ý chí không lùi bước trong dân chủ hóa Việt Nam, gỉải thể thể chế độ CSVN thì mới mong xây dựng lại một Việt Nam tự do dân chủ, pháp trị và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ; vai trò nhơn dân trong nước nhứt là giới trẻ sẽ quyết định vận mạng của đất nước, cộng đồng hải ngoại tiếp tục đấu tranh như một hậu phương yểm trợ, không hoà giải hay hòa hợp với chế độ toàn trị, độc tài, độc đảng. Khó khăn trước mắt còn nhiều; nhưng chúng ta phải sẵn sàng cho một thời cơ thuận lợi. Chính nghĩa tất thắng.
Bác Sĩ Mã Xái
Tài liệu Tham khảo:
-Xi Jinping’s Address to the Central Conference on Work Relating to Foreign Affairs by Michael D.Swaine, via China Leadership Monitor, 19-03-201
-Building China’s “ One Belt, One Road” by Scott Kennedy & David Parker ngày 03-04-2015 trên mục Critical Questions, CSIS (Center for Strategic and International Studies.
-China’s challenge to Pax Americana by Eric Weiner đăng trên Pac Net Newsletter số 25 Pacific Forum, CSIS
-“China’s Grand Strategy in ASIA” by Bonnie S.Glaser (CSIS): Statement before US-China Economic and Security Review Commission 3-03-2014
-China‘s Big Diplomacy Shift by Timothy Heath 22-12-2014 đăng trên THE DIPLOMAT: Trung Công phân loại các quốc gia để có cách đối xử khác nhau dựa theo chỉ thị từ Hội Nghị Trung Ương về Sách lược Ngoại giao của TC, đại thể gồm có năm loại: cường quốc, các lân bang, các nước đang phát triển, các định chế đa phương (UN, ASEAN, APEC, vv) và chánh sách dành cho quan hệ nhơn dân –nhơn dân các nước.
-Vision and Actions on Joinly Building Silk Road Economic Belt and 21st Century Maritime Silk Road 28/03/2015 (NDRC/ PRC)
-China’s Activities in Southeast Asia and Implications for US Interests by Ernest Z.Bower Feb-04-2010
-Images show Vietnam South China Sea reclamation, China defends own, Reuters / US edition ngày 08-05-2015, by David Brunnstrom and Ben Blanchard.
-Defense chief Ash Carter speaks at Arizona State University by Associated Press, posted ngày 06 Tháng Tư, 2015.