Đường cùng cho đồng chí Tập?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đường cùng cho đồng chí Tập?

Một điều buồn cười vừa xảy ra gần đây. Không phải ông Tập Cận Bình bị bại não hay ông Lý Khắc Cường sắp lên nắm quyền mà là việc Văn phòng Trung ương của ông Tập ra văn bản chính thức xử lý các cựu đồng chí của họ, đặc biệt là các cựu đồng chí từng giữ các vị trí lãnh đạo trong chính phủ Trung Quốc. Điều này thực sự khiến người ta bật cười, cho hả hê một chút. Tập Cận Bình đã thoái hóa đến mức phải đề phòng ngay cả những cựu lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã từng tấn phong cho ông. Liệu đây có còn là một nhà độc tài kiểm soát hết mọi thứ như truyền thông Hong Kong và Đài Loan đã loan? Hay là có một khoảng cách rất lớn ở giữa.

评论 | 魏京生:小习同志这是穷途末路了吗?

Hãy tạm gác tin đồn về việc ông Tập có nắm quyền kiểm soát hay không. Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem nó đã xảy ra những trường hợp nào để mà ông ta không thể chịu đựng nổi được nữa và phải quay lưng lại với những người cố vấn và tiền bối của ông? Hẳn là do ông Tập đã bị các cố vấn và đàn anh trong ĐCSTQ áp lực và làm nhục, ông cảm thấy bị mất thể diện nên mới làm ra chuyện như thế này để rốt cuộc lại là tự hạ nhục mình. Tại sao các quan chức thâm niên của ĐCSTQ không cho ông ta giữ thể diện? Chắc hẳn ông ta đã làm điều gì đó lầm lỗi đến độ họ không thể chịu đựng nổi được nữa mà phải sửa chữa ngay, nếu không hậu quả sẽ nặng nề thêm. Do đó mới dẫn đến việc các quan chức thâm niên của ĐCSTQ không còn màng đến “thể diện” mà “tự tiện phê bình chính quyền trung ương”.

Vì muốn được bầu lại (trong đại hội đảng vào cuối năm nay) đồng chí Tập đã thực hiện hàng loạt hành động lầm lỗi. Không chỉ người dân phẫn nộ, dư luận sôi sục mà ngay cả nền kinh tế Trung Quốc cũng bước vào xu hướng suy giảm nhanh chóng. Không chỉ Trung Quốc và người Trung Quốc đang trong tình trạng tuyệt vọng, mà tính chính danh của Đảng Cộng sản cũng đang trong tình trạng tuyệt vọng, khó có thể thoát ra. Vì không có người dũng cảm nào trong giới lãnh đạo Cộng sản dám nói lên quan điểm khác biệt, nên họ đã phải dựa vào tên của các nhà cựu lãnh đạo để ngăn chặn ông Tập, điều này phù hợp với những gì người Trung Quốc thường nói “sử dụng Chung Quỳ (Zhong Kui – một vị thần trong thần thoại Trung Quốc, theo truyền thuyết coi như kẻ săn ma, phạt ác) để chống lại ma quỷ”. Việc dùng Chung Quỳ này bên trong ĐCSTQ, theo thông lệ thì thực sự có tác dụng và đã tát vào mặt ông Tập đến mức ông Tập phải ra lệnh cấm “tự tiện nói về chính quyền trung ương”.

Về thông lệ của ĐCSTQ trong việc các nhà lãnh đạo cấp cao can thiệp vào chính trị, tôi không nghĩ đó là điều tệ hại. Từ lúc xuất hiện Bức tường Dân chủ cho đến khi tôi được tạm tha ở Bắc Kinh năm 1993, tôi đã thấy nhiều quan chức kỳ cựu của ĐCSTQ đã “tự tiện phê bình chính quyền trung ương” chống lại chính quyền và các nhà lãnh đạo thời đó đến mức vượt qua cả những người được gọi là bất đồng chính kiến ​​và giới tinh hoa. Trong số đó, có quan chức cấp cao nhất đã nằm trong diện nắm giữ các vị trí lãnh đạo như được đề cập trong nghị định mới nhất (nói trên) của chính phủ trung ương. Chiều sâu của sự phẫn uất và sự nặng lời trong ngôn ngữ của họ là đặc điểm chống đối căn bản của họ.  Khi những lời lẽ này được phổ biến công khai, nó gây ảnh hưởng lớn đến dư luận.

Tại sao điều này xảy ra? Họ đã không có lập trường này khi họ nắm quyền.  Đó là do họ đứng ở các góc nhìn khác nhau. Thực tế là, ban đầu họ bị lừa vào Đảng Cộng sản Trung Quốc do động lực của họ là muốn tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân Trung Quốc. Qua nhiều năm bị tẩy não khiến họ tin rằng chỉ khi đi theo các nhà lãnh đạo ĐCSTQ, ngay cả khi họ làm rất nhiều điều lố bịch như Bước Đại Nhảy Vọt – tự hào sản xuất mười nghìn cân (một cân khoảng 600 grams) trên mỗi mẫu ta đất (bằng 1/6 mẫu Anh) v.v. – thì Trung Quốc có thể đạt được mục tiêu này. Sau khi bước xuống, quan sát của họ hoàn toàn khác. Khi quan sát mọi thứ từ góc độ của những người Trung Quốc bình thường, họ nhận ra rằng ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo của nó đã và đang đưa đất nước và người dân đến tình trạng tuyệt vọng. Tuy nhiên, ngoài việc chửi bới vài câu, họ không thể làm gì được. Điều này chỉ làm tăng thêm sự phẫn uất trong nội tâm của họ.

Sau khi tôi đến Hoa Kỳ, một số “chị cả” trong giới lãnh đạo ĐCSTQ, từ mà cha tôi thường gọi, muốn tổ chức một nhóm đến thăm tôi ở Hoa Kỳ. Khi tôi hỏi tại sao, ông nói rằng những người “chị cả” này đã nói: Nguỵ Kinh Sinh đang làm những gì chúng tôi muốn làm khi còn trẻ nhưng đã không làm được. Điều này cho thấy nội tâm của họ sâu sắc hơn mọi người nghĩ. Khôi phục lại chổ đứng của họ về với những người Trung Quốc thông thường, đã mang lại nguyện vọng ban đầu của họ.

Giờ đây, không chỉ xã hội Trung Quốc, mà cả những người trong ĐCSTQ cũng không thể dung thứ cho sự lầm lỗi của Tập Cận Bình. Nhưng thực tế là không có người nào dũng cảm trong ban lãnh đạo ĐCSTQ, nó dẫn đến việc những lời phàn nàn của những nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu trở thành biểu ngữ đấu tranh trong ĐCSTQ và là tiếng kêu gọi tập hợp cho phe đối lập, điều này đe dọa chính sách của Tập Cận Bình để tiếp tục sự lầm lỗi của ông ta, bao gồm ý định duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong Đại hội 20 của ĐCSTQ. Đây là điều khiến ông Tập Cận Bình tức tối.

Dưới sự giám sát chặt chẽ bằng các phương tiện hiện đại của Tập Cận Bình, các quan chức ĐCSTQ khó có thể tập hợp một liên minh chống Tập, ngay cả khi họ ở cấp độ của Vương Kỳ Sơn. Do vấn đề này, nên suy đoán của giới truyền thông Hồng Kông và Đài Loan không phải là sai. Nhưng sự xuất hiện của các lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu của ĐCSTQ đã bất ngờ tạo ra một hiệu ứng tập hợp lớn. Đây là một làn sóng vũ bão mà Tập Cận Bình không thể chống lại được, và nó có tác động đổ vỡ lớn ở giai đoạn tới của cuộc đấu tranh nội bộ trong ĐCSTQ. Ngay cả khi chính quyền trung ương ban hành một sắc lệnh đỏ, nó cũng không thể dập tắt cơn bão.  Có vẻ như chúng ta sắp được xem một màn đấu đá ngoạn mục trong nửa cuối năm nay.

Nguỵ Kinh Sinh (Wei Jingsheng) – Lê Minh Nguyên dịch