Đức ‘cân nhắc hành động’ do VN ‘phớt lờ’ vụ Trịnh Xuân Thanh

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đức ‘cân nhắc hành động’ do VN ‘phớt lờ’ vụ Trịnh Xuân Thanh

BBC

09/08/2017
Ông Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viếtBản quyền hình ảnhTAZ.DE
Image captionÔng Trịnh Xuân Thanh bị đưa lên xe hơi hôm 23/7 rồi đem sang một quốc gia châu Âu láng giềng, báo Taz viết
Đức hôm thứ Tư 9/8 tuyên bố đang cân nhắc các bước đi cần thiết sau khi Việt Nam không hồi đáp yêu cầu của Berlin, muốn Hà Nội trao trả ông Trịnh Xuân Thanh.
Berlin nói ông Trịnh Xuân Thanh ‘đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc’ hồi cuối tháng Bảy.
Hôm 4/8, Ngoại trưởng Đức cáo buộc Việt Nam đã thực hiện vụ việc theo cách thức “chỉ có trong các phim ly kỳ thời Chiến tranh Lạnh” và đó là hành vi mà Đức thấy là “không thể chấp nhận”.
Luật sư tại Đức của ông Thanh nói ông tin rằng thân chủ của mình đã bị lôi lên xe hơi, cưỡng bức đưa về Việt Nam chứ không phải tự nguyện quay về.

Ngoại trưởng Đức tuyên bố ‘không thể chấp nhận’ việc VN bắt cóc người
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức hôm thứ Tư nói ông lấy làm tiếc là đòi hỏi của phía Đức trong việc Hà Nội phải để ông Thanh quay trở lại Đức đã không được trả lời.
“Chúng tôi đã hy vọng là sẽ có khả năng nhằm… sửa chữa sau lỗi vi phạm nghiêm trọng luật Đức và luật pháp quốc tế,” phát ngôn viên nói với các phóng viên.
“Thật không may là điều đó đã không xảy ra, cho nên chúng tôi đang cân nhắc xem cần làm gì để đối tác Việt Nam của chúng tôi hiểu rõ rằng chúng tôi không thể chấp nhận chuyện đó,” ông nói.
Ảnh màn hình trang web Bộ Ngoại giao ĐứcBản quyền hình ảnhGERMAN FOREIGN AFFAIRS
Image captionBộ Ngoại giao Đức ra tuyên bố hôm 2/8 về vụ ông Trịnh Xuân Thanh ‘bị bắt cóc’ và yêu cầu một nhân viên Đại sứ quán VN tại Berlin phải rời đi trong vòng 48 giờ
Phía Việt Nam nói rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã tự nguyện ‘ra đầu thú’, và công bố đoạn video trong đó ông Thanh dáng điệu mệt mỏi nói rằng ông “đành phải về để đối diện sự thật”.
Đoạn video được phát trong chương trình thời sự của Việt Nam cũng công bố hình ảnh “đơn xin tự thú” được cho là của ông Thanh viết tay.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức từ chối nói rõ về các khả năng cụ thể là gì, nhưng nhấn mạnh rằng Việt Nam nhận viện trợ phát triển từ Đức ở mức đáng kể.
Trong năm 2015, Đức cam kết trợ giúp Việt Nam 220 triệu euro (257,8 triệu đôla Mỹ) viện trợ phát triển trong vòng hai năm.
“Mọi lựa chọn đều đang được đặt trên bàn,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói, và cho biết thêm là đã có các cuộc trao đổi giữa chính phủ hai nước.
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong khối Liên hiệp Âu châu; các thành viên của khối này đang chuẩn bị xem xét việc phê chuẩn thỏa thuận tự do thương mại với Việt Nam