Dòng vốn ngoại đang rời khỏi Bắc Kinh: Đây là 4 nguyên nhân lớn
Tiền của nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Trung Quốc đã và sẽ tiếp tục bị cưỡng chế giao nộp cho ĐCSTQ vì “Thịnh vượng chung” (Ảnh: Tổng hợp) Bình luận Thanh Đoàn • 15:12, 27/04/22 1000 lượt xem
Dù
chưa thể dùng từ ‘ồ ạt tháo chạy’, nhưng rõ ràng dòng vốn ngoại đang
lặng lẽ rời khỏi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Điều gì khiến nhà đầu
tư nước ngoài mất niềm tin với Trung Quốc đến thế?
Xem nhanh
- Phương tây: Ủng hộ Nga xâm lược Ukraine khiến vốn ngoại bỏ Trung Quốc
- Đối thủ của CNY là USD tăng giá cũng khiến dòng vốn đảo chiều
- ‘Zero covid’ và đàn áp kinh tế tư nhân
Theo
Viện tài chính quốc tế (IIF), trong tháng 3/2022, 17,5 tỷ USD vốn ngoại
đã rời khỏi thị trường Trung Quốc; trong đó 11,2 tỷ USD tháo chạy khỏi
thị trường trái phiếu, còn lại là rời bỏ thị trường cổ phiếu.
Dữ
liệu chính thức của Trung Quốc cũng khẳng định số liệu của IIF, một
lượng vốn kỷ lục đã từ bỏ thị trường trái phiếu của nước này. Chỉ trong
tháng 3/2022, khoảng 52 tỷ nhân dân tệ (CNY) vốn ngoại đã tháo chạy khỏi
Bắc Kinh.
Phương tây: Ủng hộ Nga xâm lược Ukraine khiến vốn ngoại bỏ Trung Quốc
Ông
George Magnus, cộng sự tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford và
là cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại UBS, cho rằng việc Bắc Kinh ủng hộ
việc Nga xâm lược Ukraine rõ ràng là chất xúc tác khiến dòng vốn rời
khỏi Trung Quốc.
Ông Martin Chorzempa, một thành viên cấp cao tại
Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, cho biết mọi người lo lắng về sự ngang
ngược của Bắc Kinh, nhưng rõ ràng là lập trường thiên vị Nga về cuộc
chiến Nga-Ukraine, làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc có thể trở thành
mục tiêu của các lệnh trừng phạt nếu Bắc Kinh giúp đỡ Nga.
Bắc
Kinh đã bỏ phiếu trắng trong một cuộc bỏ phiếu quan trọng của Liên Hợp
Quốc lên án cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, truyền thông nhà nước
Trung Quốc cũng giúp Nga phát tán thông tin sai lệch và liên tục đổ lỗi
cho Mỹ và NATO về cuộc chiến. Trong trường hợp này, chính quyền Bắc Kinh
sắp phải chịu các lệnh trừng phạt thứ cấp.
Vào ngày 20/4, số
liệu mới nhất do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy trong
tháng 3 năm nay, nhập khẩu than của Trung Quốc từ Nga đã giảm mạnh từ
4,4 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái xuống 3,12 triệu tấn, giảm tới 29%. Động
thái này khá gây ngạc nhiên vì Trung Quốc đang rất thiếu than cho ngành
điện trong khi Nga cần xuất khẩu để có ngoại tệ trang trải cho cuộc
chiến với Ukraine chưa biết khi nào mới kết thúc.
Reuters” chỉ ra
rằng việc các công ty Trung Quốc cắt giảm việc mua than của Nga, chủ
yếu là do họ khó có được nguồn tài chính tương ứng từ các ngân hàng quốc
doanh. Và các tổ chức tài chính Trung Quốc không dám chuyển tiền mua
than cho Nga chủ yếu vì họ sợ các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ áp
lên họ.
Đối thủ của CNY là USD tăng giá cũng khiến dòng vốn đảo chiều
Lập
trường của Bắc Kinh về cuộc chiến Nga-Ukraine không phải là lý do duy
nhất đằng sau dòng vốn chạy khỏi Bắc Kinh. Việc Fed tăng lãi suất đã
khiến giá trị đồng USD phục hồi mạnh mẽ. Rõ ràng, cuộc chiến tiền tệ CNY
và USD đang nghiêng lệch về phía USD với cam kết tăng lãi suất cao hơn
mức 25 điểm phần trăm, là 50 điểm phần trăm trong tháng 5/2022 tới của
Fed.
Nhân dân tệ (CNY) đang mất giá rất nhanh so với USD. Tuy nhiên, mức mất
giá của CNY còn mất giá quá chậm so với giá trị của USD. Việc dự báo
đồng CNY tiếp tục mất giá hơn nữa so với USD là nguyên nhân quan trọng
khiến dòng vốn đảo chiều chảy khỏi Bắc Kinh (Ảnh: ảnh chụp màn hình từ
trang Trading Economics ngày 27/4/2022)
Trên thị trường
tiền tệ quốc tế, đồng CNY giao dịch quanh mức 6,57 CNY cho mỗi USD. Đồng
CNY đang chịu áp lực mất giá, so với USD, rõ ràng giá trị của CNY đang
rơi thẳng đứng.
Tuy nhiên, CNY đang chịu áp lực mất giá mạnh hơn
khi các quan chức ở Bắc Kinh theo đuổi chính sách ‘không covid’ nên đã
phong toả hà khắc. Điều này ảnh hưởng trầm trọng tới thương mại, tăng
trưởng, an sinh xã hội… Thêm vào đó, việc tăng lãi suất chuẩn của Hoa
Kỳ đã khiến lợi nhuận đầu tư vào các tài sản có thu nhập cố định của
Trung Quốc kém hấp dẫn hơn.
Tất cả tác động tiêu cực tới đồng
CNY. Giá trị đồng CNY đã mất 3% chỉ trong 5 phiên giao dịch gần đây.
Trung Quốc buộc phải tiếp tục nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ để cứu
vớt tăng trưởng trong nước; nhưng điều này lại tiếp tục làm giảm giá
đồng CNY.
Trong khi các nền kinh tế đối thủ phải thắt chặt chính
sách tiền tệ để ứng phó với lạm phát, thì lạm phát của Trung Quốc tuy
cao song lại không thể thắt chặt lãi suất, mà phải tiếp tục nới lỏng để
cứu vãn nền kinh tế trong nước. Việc đi ngược chiều với các nền kinh tế
đối thủ khiến Trung Quốc tổn hại lớn hơn; đồng CNY mất giá sâu hơn với
đồng USD, dòng vốn ngoại từ bỏ Trung Quốc khi lợi nhuận không còn (do bị
bào mòn bởi đồng tiền nội tệ mất giá quá lớn), quay trở về với nền kinh
tế đối thủ là Mỹ.
Trước kia, Trung Quốc hấp dẫn dòng vốn ngoại
khắp toàn cầu nhờ để lợi suất huy động trái phiếu chính phủ cao hơn
nhiều so với lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ (kỳ hạn 10 năm). Hiện nay,
lợi thế này đã biến mất. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm ở Mỹ hiện
giao dịch ở mức tương đương với lợi suất trái phiếu chính phủ Trung
Quốc cùng kỳ hạn.
Đồ thị về lợi suất trái phiếu chính phủ giữa
nền kinh tế lớn nhất toàn cầu cho thấy lợi suất trái phiếu Trung Quốc đã
suy giảm mạnh trong khi của Mỹ tăng cao; mối tương quan giữa hai loại
trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã đảo chiều.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc đã suy giảm trong khi của Mỹ
đang tăng cao làm đảo chiều xu hướng trong quá khứ, khi đó lợi suất trái
phiếu chính phủ Trung Quốc luôn lớn hơn của Mỹ. Việc đảo chiều này thúc
đẩy dòng vốn đảo chiều, chạy khỏi Bắc Kinh quay trở về Mỹ để tìm kiếm
lợi nhuận an toàn toàn (Ảnh chụp màn hình từ trang Trading Economics,
ngày 27/4/2022).
‘Zero covid’ và đàn áp kinh tế tư nhân
Lu Ting, chuyên gia kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura Securities, nói với AFP:
“Khi lợi ích của chính sách ‘zero covid’ giảm, chi phí của nó sẽ tăng
lên đáng kể, đặc biệt là khi xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi phong toả khắc
nghiệt đang diễn ra”.
Đại dịch và ủng hộ Nga hiển nhiên không
phải là lý do duy nhất khiến kinh tế Trung Quốc suy thoái, nỗi đau hiện
nay trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế được bắt nguồn từ 2 năm trước,
khi chính quyền Bắc Kinh tiến hành một cuộc đàn áp toàn diện đối với
kinh tế tư nhân dưới danh nghĩa “điều tiết”, “thịnh vượng chung“.
Chính sách nhất quán, có lộ trình chiến lược trong việc đàn áp khu vực kinh tế tư nhân, quốc hữu hoá khu vực kinh tế tư nhân
vốn chịu trách nhiệm khoảng 50% tổng vốn đầu tư ở Trung Quốc và tạo ra
khoảng 75% sản lượng kinh tế, chắc chắn khiến nền kinh tế này sớm muộn
phải kiệt quệ.
Chỉ khi rơi vào tay nhà nước, năng suất, hiệu quả
sẽ lập tức sụt giảm. Một nghiên cứu của Nicholas Lardy, đăng trên Tạp
chí Đại học quốc gia Úc (2018) [1], cho thấy tại thời điểm năm 2016,
cùng một đồng vốn chủ sở hữu, khu vực tư nhân sẽ tạo ra số lợi nhuận gấp
4 lần các DNNN. Và chỉ trong 10 năm (2006-2016), hiệu quả sinh lời trên
một đồng vốn của khu vực tư nhân tăng 12% trong khi của khu vực DNNN
giảm 57%.
Với số liệu như vậy và với nỗ lực quốc hữu hoá kinh tế
tư nhân, đàn áp và buộc các doanh nghiệp lớn phải nghèo đi bằng cách
chia của cải cho Đảng cộng sản Trung Quốc phân phối lại sẽ là cách thức
để cả nền kinh tế lao dốc. Và những gì đang diễn ra thực sự là kết quả
tất yếu của chính sách kinh tế mà Bắc Kinh lựa chọn mà thôi.
Thanh Đoàn