Đôi điều về bảng xếp hạng kinh tế Việt Nam của hãng PwC

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đôi điều về bảng xếp hạng kinh tế Việt Nam của hãng PwC

Trần Quốc QuânGửi tới BBC Tiếng Việt từ Warsaw, Ba Lan20 tháng 2 2017

Tôm Việt Nam đạt 3,1 tỷ đô la xuất khẩu trong năm 2016Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTôm Việt Nam đạt 3,1 tỷ đô la xuất khẩu trong năm 2016
Thấy gì khi Việt Nam lọt top 32 nền kinh tế lớn nhất thế giới? Một người bạn gần đây đọc được bảng xếp hạng các nền kinh tế thế giới do Công ty Kiểm toán toàn cầu PwC công bố đã hào hứng hỏi tôi câu này.
Để không dội gáo nước lạnh lên sự phấn khích của bạn, tôi đã nén lòng không buông một câu cụt lủn chợt bật ra trong đầu là “tôi chả thấy gì cả” mà nhã nhặn phân tích cho bạn thấy:
Một là, công ty PwC tuy đứng trong top 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới cũng chỉ đưa ra số liệu và đánh giá trên phương diện một công ty tư nhân, nghĩa là khách quan hay không cần phải kiểm chứng (không phải kiểm toán).
Hai là, qui mô nền kinh tế không phản ảnh mức độ giàu có của một quốc gia. Tuy “được” xếp hạng 32 trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng đừng quên Việt Nam đứng thứ 14 thế giới về dân số.
Nếu muốn đạt mức trung bình về mức sống, lẽ ra nền kinh tế Việt Nam phải được xếp hạng quanh con số 14 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ba là, PwC lấy số liệu Tổng Sản phẩm Nội địa tính theo sức mua tương đương PPP, nghĩa là qui đổi giá sản phẩm hàng hóa và dịch vụ theo giá thị trường nội địa các nước để so sánh với nhau, thí dụ như giá trị lao động của thợ cắt tóc cùng cắt cho một cái đầu, hoặc giáo viên cùng giảng một tiết học ở các nước phải được tính giá như nhau.
Nhưng cắt tóc trong phòng máy lạnh ở New York rõ ràng là khác xa so với cắt tóc vỉa hè Hà Nội vào giữa trưa hè.
Cách tính PPP chỉ dựa vào định lượng mà quên mất định tính của sản phẩm. Thời Liên Xô và Đông Âu vẫn còn thể chế xã hội chủ nghĩa, các nước này rất thích dùng con số thống kê về định lượng để so sánh với các nước tư bản chủ nghĩa.
Ví dụ để đề cao tính ưu việt của chế độ, Đông Đức cũng lấy số lượng ô tô/đầu người để so sánh với Tây Đức, nhưng họ cố tình lập lờ đánh lận con đen là một chiếc xe BMW của Tây Đức có giá trị (tiện nghi và sử dụng) gấp hơn 20 lần chiếc xe Trabant vỏ bằng bìa ép của Đông Đức.
Xâm nhập mặn đe dọa canh tác lúa của nông dân miền Tây Nam BộBản quyền hình ảnhAFP
Image captionXâm nhập mặn đe dọa canh tác lúa của nông dân miền Tây Nam Bộ
Hay Liên Xô từng tự hào là nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, nhưng họ cố tình giấu đi con số là để sản xuất một máy công cụ, hay xe vận tải có tính năng tương đương, Liên Xô phải sử dụng lượng thép, nguyên liệu, nhiên liệu gấp 2,5 lần Mỹ.
Bốn là, GDP tính theo tỉ giá chính xác hơn PPP. Bởi với nền kinh tế thị trường đầy đủ, tỉ giá tiền tệ giữa các quốc gia được thị trường định giá dựa trên quan hệ cung-cầu trao đổi sản phẩm hàng hóa và dịch vụ một cách khách quan và chính xác nhất.
Bản thân số liệu PPP của PwC có nhiều điểm thiếu khoa học và logic.
Chỉ đơn cử một ví dụ: Việt Nam năm 2015 dân số là 93 triệu và PPP là 595 tỉ USD, trong khi Vương quốc Anh dân số là 65 triệu và PPP là 2788 tỉ USD.
Từ đó tính ra PPP/đầu người của Việt Nam là 6.470 USD, của Anh là 42.892 USD. Như vậy thu nhập đầu người năm 2015 của Anh chỉ gấp 6,6 lần.
Chả còn chênh lệch mấy và nghe có vẻ hoang đường? Với mức này, chẳng bao lâu nữa Việt Nam sẽ đuổi kịp và vượt Anh về mức độ giàu có.
Theo tính toán của PwC, đến 2050 qui mô nền kinh tế Việt Nam tính theo PPP là 3.176 tỉ USD còn vượt cả Italy (3.115 tỉ USD) nữa cơ.
Việt Nam ơi, cố lên! Sắp tới “thiên đường” rồi.
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả, đã được tác giả đăng tại Facebook cá nhân.