Đọc báo Pháp – 03/12/2020

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đọc báo Pháp – 03/12/2020

Giscard d’Estaing, người thúc đẩy dự án Liên Âu – Trọng Thành

Cựu tổng thống Pháp Giscard d’Estaing qua đời hôm 02/12/2020, là một chủ đề chính của các báo Pháp hôm nay. Tổng cộng 35 nghìn việc làm tại Pháp dự kiến bị xóa trong ba tháng tới là chủ đề trang nhất của Le Monde. Nhật báo kinh tế Les Échos chú ý đến việc chính quyền Pháp gia hạn cho các công ty bảo hiểm, từ đây đến đầu tuần tới phải có các biện pháp hỗ trợ các nhà hàng, khách sạn bị thiệt hại do Covid.

Le Figaro ngày 03/12 dành trọn phần đầu số báo cho cựu tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing, với tựa đề lớn trang nhất : « 1926 – 1920. Valéry Giscard d’Estaing, một người châu Âu ». Bài « Valéry Giscard d’Estaing, một con người có khả năng đặc biệt » nhấn mạnh là vị cựu tổng thống vừa qua đời là một người thường không được yêu mến, và ít được biết đến, thường xuyên đứng cuối bảng trong số các tổng thống của nền Đệ ngũ Cộng Hòa Pháp, theo các thăm dò dư luận. Trên thực tế, ông Giscard d’Estaing là « một nhà cải cách lớn », mà lịch sử sẽ phải nhìn nhận công bằng. 

Ba điểm nổi bật của Giscard d’Estaing được Le Figaro nhấn mạnh là « người cánh trung, theo chủ thuyết tự do và người ủng hộ dự án xây dựng châu Âu »

« Nhiều bước tiến đáng kể của châu Âu chính là nhờ Valéry Giscard d’Estaing » là một bài viết khác trên Le Figaro. Giscard d’Estaing đã dành một phần lớn cuộc đời cho dự án xây dựng một liên hiệp các quốc gia châu Âu, mà ông từng hình dung sẽ là người đứng đầu. Ngay từ năm 1966, Giscard d’Estaing đã công khai bày tỏ hy vọng : Cần sáng tạo ra châu Âu như một thực thể thống nhất, đây chính là nhiệm vụ của thế hệ chúng ta. 

Ngay từ 1974, ông khẳng định : « Chính sách châu Âu không còn thuộc chính sách đối ngoại nữa », mà phải trở thành chính sách quốc gia. Quan hệ mật thiết giữa ông Giscard và Helmut Schmidt, thủ tướng Đức thời đó, đã góp phần siết chặt quan hệ Pháp – Đức. Ngay từ năm 1974, Giscard đã thúc đẩy nhiều thượng đỉnh châu Âu, để khẳng định tiếng nói chung của châu Âu với thế giới. 

Hội Đồng Châu Âu, Nghị Viện Châu Âu, đồng ecu… 

Trong nhiệm kỳ tổng thống 7 năm của Giscard d’Estaing, cộng đồng châu Âu gồm 9 nước đã có những bước tiến dài. Về mặt các định chế, vị tổng thống Pháp này đã thúc đẩy thành lập Hội Đồng Châu Âu, thuyết phục các đối tác để người dân châu Âu trực tiếp bầu ra Nghị Viện Châu Âu, với nhiều quyền hạn hơn. Chính khách Pháp Simone Veil là phụ nữ đầu tiên trở thành chủ tịch Nghị Viện Châu Âu (1979 – 1982), và cũng là chủ tịch Nghị Viện Châu Âu đầu tiên được bầu lên theo thể thức phổ thông đầu phiếu. 

Về mặt kinh tế, cùng với thủ tướng Đức Helmut Schmidt, Giscard d’Estaing đã thúc đẩy việc thành lập ra cơ chế SME, đặt nền móng cho sự ra đời của đồng ecu (tên viết tắt của European Currency Unit, được lập ra từ năm 1979, theo cơ chế SME), và sau đó là đồng euro, đồng tiền chung của 19 nước châu Âu hiện nay. 

Sau thất bại trong cuộc tái tranh cử tổng thống, Giscard d’Estaing tiếp tục dành nhiều nỗ lực cho Nghị Viện Châu Âu, rồi cho dự án xây dựng tương lai châu Âu, mang tên Convention sur l’avenir de l’Europe, khởi sự từ năm 2001. Năm 2003, ông Giscard trình dự án về một Hiệp ước châu Âu, được 25 quốc gia thành viên ký kết năm 2004. Tuy nhiên, dự án đứt gánh giữa chừng, sau khi bị cử tri Pháp bác bỏ trong cuộc trưng cầu dân ý 2005 (với hơn 54% phiếu). 

Quan hệ chiến lược Âu – Mỹ : Cần thoát khỏi cạm bẫy quá khứ

Về quan hệ Âu – Mỹ, Le Monde có bài bình luận đáng chú ý của nhà báo Sylvie Kauffmann mang tựa đề « Thoát khỏi cái bẫy của lập trường tự trị chiến lược ».

Vào lúc Hoa Kỳ đang chuẩn bị sang trang nhiệm kỳ Donald Trump, với chính quyền Joe Biden sẵn sàng nối lại quan hệ mật thiết với các đồng minh châu Âu, về phần châu Âu cũng cần phải sẵn sàng. Nhà báo Le Monde thuật lại những thay đổi lớn trong lập trường châu Âu nhằm tái thúc đẩy quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương. Thay đổi lớn trước hết dựa trên việc vượt qua các bất đồng giữa Pháp và Đức, hai trụ cột của Liêu Âu, xung quanh khái niệm về « tự trị chiến lược ». Bất đồng từ một tháng nay làm đau đầu giới chuyên gia về địa chính trị châu Âu. 

Theo tác giả, có một sự sa lầy vô ích trong cuộc tranh luận về sự « tự trị chiến lược », bởi đây là một khái niệm có thể được hiểu theo các hàm nghĩa hết sức khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Sử gia Justin Vaisse cho biết khái niệm « tự trị chiến lược » xuất hiện trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, với thất bại của Paris và Luân Đôn. Bài học mà chính quyền Pháp rút ra vào thời điểm đó là phải độc lập về quốc phòng, không phụ thuộc vào thế lực nào. Trong khi đó, Anh Quốc duy trì quan điểm cần đến sự bảo trợ của sức mạnh Mỹ. Khái niệm « tự trị chiến lược » đã được Hội Đồng Châu Âu nhất trí thông qua vào năm 2013, với sự đồng thuận của Anh, và một lần nữa vào năm 2016. 

Sử gia Justin Vaisse, nay là người đứng đầu Diễn đàn Hòa bình Paris, kể lại các nỗ lực của Pháp để đưa quan niệm « tự trị chiến lược » vào trong Chiến lược tổng thể của Liên Âu. Ngày 24/06/2016, Chiến lược này được nhất trí thông qua. Tuy nhiên, sự kiện quan trọng này đã bị chìm đi, bởi ngay ngày hôm trước, một biến cố gây chấn động : Nước Anh quyết định rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu, sau cuộc trưng cầu dân ý 23/06/2016. 

Năm tháng sau đó, Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Rồi sáu tháng sau, Emmanuel Macron đắc cử tổng thống Pháp. Hai lãnh đạo Mỹ và Pháp đều đã đặt vấn đề « tự trị chiến lược của châu Âu » trở lại lịch trình, tuy mỗi bên có một chủ ý rất khác nhau : Trump với chủ nghĩa đơn phương, nước Mỹ trên hết, còn Macron, kế thừa truyền thống « duy ý chí », muốn khẳng định sự độc lập của châu Âu. 

Tuy nhiên, chiến thắng của Joe Biden khiến sự khác biệt trong lập trường trong vấn đề này giữa Pháp và Đức, trở nên nổi bật. Bộ trưởng Quốc Phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer, trong một phát biểu mới đây, cho rằng quan điểm « tự trị chiến lược » của Pháp là « ảo tưởng ». Quan điểm bị Paris phản bác. Quan hệ mật thiết Đức – Mỹ khiến Berlin lo ngại một lập trường quá độc lập của Pháp. Khả năng phát triển quốc phòng châu Âu trong những năm tới cũng bị hạn chế rất nhiều, trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Các quốc gia Liên Âu đã quyết định cắt giảm ngân sách quân sự 50% trong 7 năm tới. 

Tham vọng Trung Quốc: Đối thủ chung của Âu – Mỹ

Berlin có quan điểm gần với Luân Đôn hơn Paris trong những vấn đề liên quan đến khối NATO, theo ông Robin Niblett, giám đốc trung tâm tư vấn Anh Chatham House. Trong những năm gần đây, các chính trị gia Đức muốn thúc đẩy khái niệm « chủ quyền » châu Âu. Giám đốc Chatham House lưu ý khái niệm « chủ quyền châu Âu » liên quan đến nhiều lĩnh vực, không chỉ quốc phòng. Một lĩnh vực chủ đạo khác là khí hậu, với các vấn đề thuế các-bon, các tiêu chuẩn môi trường, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực kỹ thuật số. 

Thay vì tập trung phát triển « tự trị chiến lược » về quân sự, định hướng ưu tiên hiện nay của Liên Âu và NATO là tìm kiếm một quan hệ đối tác chiến lược mới với Hoa Kỳ, sau 4 năm khủng hoảng dưới thời Donald Trump. Báo Anh Financial Times dẫn lại một tài liệu của Ủy Ban Châu Âu mới thảo ra, đề xuất cùng với Washington lập ra một « không gian công nghệ xuyên Đại Tây Dương », có thể trở thành « rường cột cho một liên minh rộng lớn hơn của các nền dân chủ »

Trung Quốc chính là đối thủ chủ yếu của kế hoạch này. Theo nhà báo Le Monde, không nên sa lầy trong các mục tiêu quá khứ, như mưu toan thương thuyết về các thỏa thuận tự do mậu dịch mới, chẳng hứa hẹn điều gì. Đứng ở hàng đầu trong các thách thức của thế kỷ 21 là quyết tâm của Bắc Kinh giành vị trí hàng đầu về công nghệ. Châu Âu và Hoa Kỳ cần phải vượt qua nhiều khác biệt sâu sắc để đoàn kết lại, nếu muốn bảo vệ được quyền lực chi phối trong trận chiến lớn này. 

Hiện tại một cơ sở tư vấn khác, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Châu Âu (ECFR), cũng đang soạn thảo các đề xuất mà châu Âu có thể bàn với tân chính quyền Mỹ. Báo cáo của ECFR đưa ra một kế hoạch hành động nhằm hướng đến « thay đổi, chứ không phải phục hồi », trong đó nói rất ít đến vấn đề « tự trị chiến lược », mà đề cập nhiều hơn đến quan hệ « đối tác »

Điều 24 luật an ninh toàn diện : Nhiều bài học cho chính quyền Pháp

Điều khoản 24 của luật về « an ninh toàn diện » bị phản đối dữ dội trong xã hội Pháp là chủ đề xã luận của Le Monde và La Croix. Xã luận La Monde mang tựa đề : « Các đề xuất cho luật về « an ninh toàn diện»: bài học kép của điều khoản 24 ».

Điều khoản 24 bị phản đối do hạn chế việc phổ biến các hình ảnh cảnh sát thi hành công vụ. Điều khoản bị lên án vì nguy cơ xâm phạm tự do báo chí đã được đảng cầm quyền tuyên bố rút. Theo Le Monde, hiện chưa biết tương lai của điều 24 này sẽ ra sao, bởi hiện tại điều khoản đã được chuyển cho Thượng Viện, do đối lập cánh hữu kiểm soát. 

Le Monde nhấn mạnh là điều 24 không được đưa vào do yêu cầu của các hạ nghị sĩ, mà do bộ Nội Vụ đưa ra, theo đòi hỏi của các nghiệp đoàn cảnh sát, muốn trừng phạt những ai dùng sử dụng các video trên mạng, liên quan đến hình ảnh của cảnh sát. Theo Le Monde, điều khoản này không những có nguy cơ xâm phạm tự do báo chí, mà còn gây nghi ngờ là chính phủ tìm cách che đậy các hành động bạo lực của cảnh sát. Điều đáng nói là bộ trưởng Nội Vụ đã không tìm cách hoá giải khủng hoảng, mà còn có những lời lẽ khiến tình hình nghiêm trọng hơn. 

Theo Le Monde, bài học về mặt chính trị, là việc chính phủ ngả mạnh sang hữu, khiến chính quyền Macron mất cân bằng, thủ tướng thiếu kinh nghiệm chính trị không đủ sức đối phó kịp thời. Về mặt định chế, vai trò của Hạ Viện đã bị coi nhẹ. 

Cũng về chủ đề này, xã luận La Croix với tựa đề « Luật pháp và thời gian » nhấn mạnh đến nguy hại của lối làm việc đốt cháy giai đoạn, không tôn trọng trình tự. Cụ thể như Hạ Viện tuyên bố sẽ viết lại điều khoản bị phản đối, trong lúc văn bản đã được chuyển sang Thượng Viện. 

Giới trẻ Pháp : bất mãn với chính quyền gia tăng 

Một chủ đề chính trên Les Echos là khoảng cách thế hệ. Mục một ngày một sự kiện chính trị nói đến « thế hệ thanh niên 20 tuổi năm 2020 phải chăng đang trên đường ly khai ? ».

Tổng thống Pháp ngày 04/12 trên nguyên tắc có cuộc trả lời phỏng vấn trực tiếp trên kênh truyền thông Brut, được đông đảo người trẻ yêu thích. Mục mỗi ngày một sự kiện chính trị của Les Echos nhấn mạnh đến việc chỉ có 34% người dưới 35 tuổi tin tưởng vào bản thân, so với 49% lớp trung niên.

Chuyên gia về dư luận Chloé Morin nói đến một sự đứt gãy về văn hoá giữa một bộ phận đáng kể thanh niên với phần còn lại của xã hội. « 20 tuổi vào năm 2020 » là tựa đề một cuốn sách vừa ra mắt của hai nhà xã hội học, điều tra về giới trẻ trong xã hội Pháp. Về hàng loạt lĩnh vực, như giới, nữ quyền, sinh thái, hay vấn đề thể chế thế tục với tôn giáo, sự khác biệt giữa thế hệ trẻ với các bậc phụ huynh là rõ nét. 57% người trẻ cáo buộc việc nhân danh thể chế thể tục chống lại các tín đồ Hồi giáo (theo điều tra của Ifop cho Marianne).

Bài « Covid, bạo lực cảnh sát: Emmanuel Macron sẽ nói chuyện trực tiếp với giới trẻ » hoan nghênh sáng kiến của tổng thống Pháp không sử dụng các kênh truyền thông truyền thống, mà nói chuyện trên một phương tiện đã trở thành diễn đàn yêu thích của giới trẻ, cho dù ra đời từ 4 năm nay. Hãng thăm dò Opinion Way cho biết, phát biểu của tổng thống Pháp về tái phong tỏa cuối tháng 10, được gần 80% người trên 65 tuổi theo dõi qua truyền hình, nhưng chỉ được một nửa giới trẻ từ 18 đến 24 tuổi xem. 

Tổng thống Pháp thừa nhận thế hệ trẻ hiện nay đang phải chịu các thiệt thòi vô cùng lớn. Những bất công càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh đại dịch Covid, khi trường học phải đóng cửa, kinh tế đình trệ, các hoạt động văn hoá đều ngưng lại, hàng quán bị đóng cửa… Trong bối cảnh này, nhiều nhà quan sát dự đoán, bất bình có thể bùng phát thành phản kháng, nếu có ngòi lửa. Bạo lực cảnh sát có thể châm ngòi. Có đến 46% người dưới 30 tuổi nhìn nhận kỳ thị chủng tộc từ phía chính quyền là điều có thực. 

Cơ sở truyền thông Brut cũng là nơi làm việc của phóng viên Rémy Busine, người bị cảnh sát còng tay trong vụ giải tán một điểm tụ hợp của người nhập cư ở quảng trường République hồi tuần trước. 

Đại dịch Covid – 19 : Thêm một tài liệu cho thấy trách nhiệm Trung Quốc

Vai trò của Trung Quốc trong việc để dịch Covid-19 bùng khắp thế giới tiếp tục được chú ý, với thông tin từ một báo cáo nội bộ Trung Quốc được nhiều báo Mỹ loan tải. Le Monde dẫn lại báo cáo nội bộ dài 117 trang của một cơ quan chuyên môn tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc, cho biết đã xuất hiện bệnh nhân đầu tiên có triệu chứng như người mắc Covid-19 vào ngày 01/12, và số lượng người có triệu chứng bệnh cúm trong tháng 12 tại tỉnh này cao gấp 20 lần so với bình thường. Tuy nhiên, chính quyền đã bỏ qua thực trạng đáng sợ này. 

Theo báo Washington Post, hơn 7.000 mẫu máu do Hội Chữ Thập Đỏ thu được trong khoảng thời gian từ giữa tháng 12/2019 đến giữa tháng 1/2020, tại Mỹ và châu Âu, có 106 mẫu chứa virus corona gây bệnh Covid-19, có nghĩa là sớm hơn nhiều so ghi nhận của giới khoa học cho đến nay 

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20201203-diem-bao-phap-co-tong-thong-giscard-d-estaing

Tin tổng hợp

(Reuters) – Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật cấm các tập đoàn Trung Quốc tham gia sàn chứng khoán Hoa Kỳ.

 Văn bản nói trên được thông qua hôm 02/12/2020, gần sáu tháng sau khi đã được Thượng Viện biểu quyết. Dự luật mang tên « Holding Foreign Companies Accountable Act » cấm các hãng nước ngoài tham gia sàn chứng khoán Mỹ nếu trong 3 năm liên tiếp không tôn trọng luật kiểm toán của Hoa Kỳ. Một trong hai đồng tác giả của dự luật nói trên, thượng nghị sĩ John Kennedy, cho rằng với quy định mới, « Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục lợi dụng thị trường tài chính Mỹ để bóc lột người Mỹ ».

(AFP) – Bangladesh chuyển người tị nạn Rohingya từ Cox’s Bazar đến đảo Bhasan Char. 

Trong ngày 03/12/2020, 922 người hồi giáo Rohingya từ Miến Điện đến Bangladesh tị nạn đã được chuyển tới một đảo nơi thường xuyên bị lũ lụt và thiên tai hoành hành. Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền xem đảo Bhasan trong vịnh Bangale là một nơi « nguy hiểm ». Trước các làn sóng người nhập cư từ Miến Điện ồ ạt đến Cox’s Bazar tị nạn từ 2017, Hải quân Bangladesh đã xây dựng lều trại trên đảo Bhasan để giải tỏa bớt áp lực. Theo Phủ Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, hiện có khoảng 860.000 người Rohingya tị nạn tại một vùng ở Bangladesh sát biên giới Miến Điện.

(AFP) – Cuba họp Đại Hội Đảng vào tháng 4/2021. 

Nhân vật thứ hai trong hàng ngũ đảng Cộng Sản Cuba José Ramon Machado Ventura ngày 02/12/2020 thông báo Đại Hội 8 sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 19/04/2021. Có nhiều khả năng cả một thế hệ lãnh đạo của đảng này, trong đó có cựu chủ tịch Raul Castro sẽ rút lui. Ông Raul Castro, 89 tuổi, là nhân vật lãnh đạo tối cao của đảng Cộng Sản Cuba từ 2008 đến 2018, thay thế người anh trai là lãnh tụ cuộc Cách Mạng Cuba, Fidel.

(AFP) – Pháp chủ trì cuộc họp tài trợ khẩn cấp giúp tái thiết Liban. 

Trong cuộc họp thứ hai, vào ngày 02/12/2020 dưới sự chủ trì của tổng thống Emmanuel Macron, Pháp nhấn mạnh đòi hỏi Beyrouth cải tổ sâu rộng về chính trị, để đưa Liban thoát khỏi bế tắc và khủng hoảng kinh tế hiện nay.

(AFP) – Biden muốn lại tham gia hiệp ước nguyên tử Iran trước mọi đàm phán. 

Quay lại với hiệp ước nguyên tử, và sau đó có thể thương lượng về những mối đe dọa khác từ Iran : ông Joe Biden vẫn làm ngơ trước lời kêu gọi của tổng thống Donald Trump gây áp lực tối đa để buộc Iran phải nhượng bộ ngay. Ngày 02/12/2020, Biden tiếp tục khẳng định trước hết Mỹ phải trở lại, rồi mới bàn đến vấn đề nguyên tử và hỏa tiễn của Iran. Với chiến lược này, coi như Biden từ bỏ các biện pháp cấm vận gắt gao của tổng thống Trump. Cựu đại sứ Mỹ Nikki Haley cho đây là « sai lầm nghiêm trọng » của Joe Biden, khi « vội vã lao vào vòng tay của các giáo chủ Hồi giáo ». Ngay cả cây bút xã luận Thomas Friedman của New York Times sau khi được ông Biden thổ lộ đã cảnh báo về ý định đi giật lùi « trong một Trung Đông đã thay đổi ».

(RFI) – Tổ chức OSCE họp lại với Belarus, với và hồ sơ nổi cộm là Thượng Karabakh. 

Trong hai ngày 03-04/12/2020, Tổ Chức An Ninh và Hợp Tác Châu Âu – OSCE họp hội nghị thường niên với sự tham gia của 57 quốc gia thành viên, trong đó có Nga. Sau nhiều tháng bị gạt ra bên lề hai hồ sơ nóng bỏng tại châu Âu là khủng hoảng chính trị Belarus và xung đột Thượng Karabakh (không có quan sát viên nào tại chỗ và không có vai trò hòa giải), lần này OSCE được cho là sẽ tìm cách lấy lại vai trò quan trọng trên hai vấn đề này.

(AFP) – Tàu thăm dò Trung Quốc đã lấy được mẫu vật trên Mặt Trăng. 

Tàu thăm dò Thường Nga (Chang’e) 5 của Trung Quốc, đáp xuống Mặt Trăng hôm thứ Ba 01/12/202, đã lấy xong các mẫu. Cơ quan không gian quốc gia Trung Quốc ngày 03/12 cho biết con tàu đã hoàn tất nhiệm vụ đào xuống 2 mét sâu để mang về 2 ký lô đá. Tàu thăm dò sẽ quay về Trái Đất vào giữa tháng 12, hạ cánh tại Nội Mông. Nếu mọi việc ổn thỏa, Trung Quốc sẽ trở thành nước thứ ba mang về các mẫu đá Mặt Trăng, sau Hoa Kỳ và Liên Xô. Ngoài lợi ích khoa học từ các vật mẫu, chuyến bay còn nhằm thử nghiệm các công nghệ chủ chốt để đưa người lên Mặt Trăng từ nay đến 2030.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc : 2020 là một trong ba năm nóng nhất. 

Liên Hiệp Quốc ngày 02/12/2020 cảnh báo năm 2020 là một trong số ba năm nóng nhất, và có khả năng đến 2024 nhiệt độ sẽ tăng cao hơn ngưỡng 1,5°C được quy định trong hiệp định khí hậu Paris. Từ tháng Giêng đến tháng Mười, nhiệt độ trung bình trên thế giới cao hơn 1,2°C so với cùng kỳ những năm 1850-1900 ; và như vậy 2020 đang trở thành một trong ba năm nóng nhất trên Trái Đất, đứng nhì sau năm 2016 và trước năm 2019. Biến đổi khí hậu hiện là mối đe dọa lớn nhất cho các di sản thiên nhiên của thế giới.

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20201203-tin-tong-hop

Điểm tin thế giới 3/12:

Người Duy Ngô Nhĩ sợ Biden trúng cử; Thêm bằng chứng gian lận ở Michigan

Lục Du

Mục Điểm tin thế giới ngày thứ Năm (3/12) của DKN xin gửi tới quý độc giả những tin sau:

Đài Loan kêu gọi Úc giúp chống Bắc Kinh. Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Ngô Chiêu Tiếp, đã đưa ra đề nghị này với Canbera trong một chương trình phỏng vấn với kênh ABC News (một kênh truyền hình Úc) phát sóng hôm 30/11. Ông Ngô chia sẻ với Canbera về các lệnh trừng phạt của Trung Quốc gần đây nhắm vào hàng xuất khẩu Úc, và cho biết Đài Loan đã phải chịu sức ép tương tự trong suốt nhiều thập kỷ qua. Ông Ngô nhấn mạnh rằng các hành vi hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh đã đe dọa sự ổn định của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương [Taiwan News].

Chiến lược gia nổi tiếng Roger Stone chỉ trích Bộ trưởng Tư pháp Mỹ. Ông Stone, trong một tin nhắn video trên Parler, cho rằng Bộ trưởng William Barr nói chưa phát hiện gian lận bầu cử trên diện rộng là để bảo vệ nhà nước ngầm – mạng lưới những nhân vật chính trị và tài phiệt tham nhũng ở cả hai đảng đang thao khống chính trường Mỹ bằng truyền thông và tiền bạc [News Max].

TNS Tom Cotton ca ngợi chiến thắng của Đảng Cộng hòa. Ông Cotton cho rằng Đảng Cộng hòa vừa qua đã dành được những chiến thắng vang dội, giữ được Thượng viện và có thêm được nhiều ghế tại Hạ viện, đồng thời kiểm soát Nghị viện tại nhiều tiểu bang. Thượng nghị sĩ Cotton cho biết tất cả chiến thắng này không vì Tổng thống Trump nhưng nhờ vào Tổng thống Trump [Breitbart].

Dân biểu đề nghị TT Trump tiếp tục vạch trần gian lận bầu cử. Đưa ra đề nghị này là hai nghị viên Hạ viện Mike Johnson và Jim Banks. Ông Johnson cho rằng ông Trump nên sử dụng tất cả các biện pháp pháp lý có thể cho việc đưa ra ánh sáng các hành vi gian lận, vì nó rất quan trọng. Con ông Banks thì cho rằng cần đặt ra các tiêu chuẩn để phiếu gửi qua thư được kiểm đếm, nếu cần thì loại bỏ hết những phiếu này để đảm bảo tính toàn vẹn của cuộc bầu cử [Epoch Times].

Người Duy Ngô Nhĩ lo sợ Biden trở thành tổng thống. Thủ tướng Salih Hudayar của chính phủ Đông Turkistan, nhà nước tự thành lập của người Duy Ngô Nhĩ, nói rằng rất e sợ việc ông Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 vì ứng viên Dân chủ có quan điểm mềm mỏng với Bắc Kinh, bên cạnh đó ông Joe đã chọn ông Tony Blinken cho vị trí ngoại trưởng, đây là người đã công khai ủng hộ chính quyền Trung Quốc tiêu diệt các lực lượng mà ông ta cho là cực đoan ở Tân Cương [Thefederalistpapers].

Twitter bị chỉ trích vì ‘kiểm duyệt’ Tổng thông Trump. Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio nói rằng Twitter đã chậm chễ trong việc đưa ra hành động với bức ảnh chế lính Úc kề dao vào cổ em bé Afghanistan do quan chức Trung Quốc đăng, trong khi lại nhanh chóng kiểm duyệt những bài đăng của TT Trump chỉ sau vài phút. “Twitter mất hơn 36 giờ để điều tra và gắn nhãn một tweet do Triệu Lập Kiên đăng có hình ảnh giả mạo có thể kích động bạo lực chết người”, ông Rubio viết trên Twitter ngày 1/12, trong khi “những tweet của Trump bị gắn nhãn chỉ sau vài phút” [Twitter].

TT Trump cảnh báo phủ quyết đạo luật quốc phòng. Ông Trump cho biết sẽ làm điều này nếu một điều khoản bảo vệ các công ty công nghệ thiên tả không bị loại bỏ. “Nếu như Điều 230 đầy nguy hiểm và bất công không được loại bỏ hoàn toàn khỏi Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA), tôi chắc chắn sẽ phải phủ quyết đạo luật này khi nó được trình lên”, Tổng thống Trump viết trên Twitter sáng ngày 2/12 theo giờ Việt Nam [Twitter].

Nhân viên Dominion tải dữ liệu bầu cử. Ngày 1/12, tài khoản Code MonkeyZ đã đăng một video trên Twitter và YouTube về một người được cho là nhân viên của công ty Dominion đang sử dụng USB để tải dữ liệu tại trung tâm bầu cử Hạt Gwinnett (Georgia), đây là một hành vi trái luật. “Anh ta tải dữ liệu từ Máy chủ quản lý bầu cử vào một chiếc USB, cắm nó vào một chiếc máy tính xách tay bên ngoài, thao

tác trên máy tính, rút USB ra, giấu nó vào lòng bàn tay, đánh lạc hướng những người gần đó, sau đó lẳng lặng bước ra khỏi phòng”, MonkeyZ cho biết [Twitter].

Michigan: 6 khu vực có tỷ lệ trên 120% cử tri đi bầu, một nơi lên tới 782%. Đây là thông tin được dân biểu Bill Posey chia sẻ trên Twitter vào ngày 28/11. Ông Posey đã đưa lên bảng thống kê cho thấy số cử tri đi bỏ phiếu ở 6 khu vực thuộc bang chiến địa Michigan vượt quá 120%. Trong khi nhiều khu vực khác không tới 100%. Điều bất thường này lại chỉ xảy ra tại các khu vực bầu cử với đa số cử tri ủng hộ Đảng Dân chủ [Twitter].

https://www.dkn.tv/the-gioi/diem-tin-the-gioi-3-12-nguoi-duy-ngo-nhi-so-biden-trung-cu-them-bang-chung-gian-lan-o-michigan.html

Tạp chí tiêu điểm

Xung đột tại Thượng Karabakh : Nước Nga đại thắng ?

Minh Anh

Sau sáu tuần lễ chiến sự đẫm máu làm hơn 5.000 người chết ở cả hai phía, Armenia và Azerbaijan dưới sự chủ trì của Nga đã ký kết một thỏa thuận ngừng bắn trong đêm 9 rạng sáng 10/11/2020. Theo giới quan sát, với thỏa thuận này, Vladimir Putin một lần nữa khẳng định nước Nga vẫn làm chủ tình hình tại vùng Kavkaz, trước tham vọng bành trướng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau bốn mươi bốn ngày (27/9 – 10/11/2020) giao tranh khốc liệt, hàng ngàn người chết và mất tích, 7 vùng lãnh thổ mà Armenia chiếm đóng « bất hợp pháp » giờ phải trả lại cho Azerbaijan, khiến hàng chục ngàn người Armenia phải di tản. Thượng Karabakh giờ phải nằm dưới sự bảo hộ của Nga theo như những gì được đúc kết trong thỏa thuận. Tương lai chính trị thủ tướng Armenia Nikol Pachinian cũng vì thế bị lung lay. Phe đối lập và một bộ phận dân chúng tố cáo ông « phản bội » khi đặt bút ký thỏa thuận ngừng bắn ngày 10/11/2020 với Azerbaijan.

Những sai lầm của Armenia

Theo giới quan sát, ít nhất có hai nguyên nhân dẫn đến thất bại đau đớn này của Armenia. Thứ nhất, cuộc xung đột lần này là điều có thể dự đoán được. Ngay từ thỏa thuận ngừng bắn năm 1994, người ta đã biết rằng một ngày nào đó phải có một giải pháp chính trị, và Armenia phải trao trả những vùng lãnh thổ chiếm đóng cho Azerbaijan. Thế nhưng, từ ba thập niên qua, cả hai phía, lúc thì Armenia, lúc thì Azerbaijan, đều từ chối mọi đề xuất của quốc tế.

Nhà địa lý học, chuyên gia về vùng Kavkaz, Jean Radvanyi, giáo sư danh dự Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông (INALCO) trên kênh truyền hình quốc tế France 24 nhận định chính vì độ quá « ỷ lại » vào liên minh quân sự với Nga, mà chính quyền Erevan đã chủ quan và không biết cách chuẩn bị trong dài hạn.

« Ở bên này, chúng ta có Azerbaijan là một cường quốc dầu hỏa. Dù ở hàng thứ yếu, nhưng đó cũng là một cường quốc về dầu khí, tiền của dồi dào, có nhiều phương tiện quan trọng để mua sắm nhiều loại trang thiết bị quân sự tinh vi từ Nga, nhưng cũng từ  Thổ Nhĩ Kỳ, hay mua những chiếc drone đáng gờm của Israel… Trong khi đó, ở phía bên kia, Armenia lại là một quốc gia nằm lọt giữa, có rất ít nguồn thu ngân sách và do vậy không được trang bị những loại vũ khí tân tiến như các loại thiết bị của Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn. »

Cũng trên kênh France 24, cựu đại sứ Liên Hiệp Châu Âu tại Syria (1998-2002) và Thổ Nhĩ Kỳ (2006-2011) và cũng là nhà nghiên cứu tại Carnegie Châu Âu, ông Marc Pierini,  nhấn mạnh rằng chính những tính toán sai lầm về binh pháp đã dẫn đến thất bại đau đớn cho Armenia:

« Về mặt cơ bản, Armenia đã không biết cách đánh giá những gì diễn ra từ hơn một năm rưỡi qua trong các cuộc xung đột tại Syria và Libya, nghĩa là phải có một thay đổi toàn diện về chiến thuật. Nếu nhìn kỹ những khu vực núi cao, những nơi mà Armenia cho triển khai các binh đoàn bộ binh trong các chiến hào, xe tăng và dàn phòng thủ tên lửa tại những cao điểm cố định, đây quả thật là một thảm họa cho Armenia. Rõ ràng là trong cuộc xung đột này, Armenia đã có những sai lầm về chiến thuật và chiến lược. »

Thổ Nhĩ Kỳ trên thế thượng phong ?

Thỏa thuận được ký, Thượng Karabakh tạm ngưng tiếng súng, Azerbaijan cùng đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ reo hò chiến thắng. Về mặt quân sự, thắng lợi này của Baku là điều không thể chối cãi. Để có được chiến thắng đó, tổng thống Azerbaijan Ilham Aliev đã phải dựa vào Thổ Nhĩ Kỳ về quân sự, cũng như hậu

cần, đến mức theo một nhà phân tích chính trị Nga ẩn danh, có bút hiệu là Evgeny Krutikov, được tạp chí Conflit trích dẫn, Ankara hầu như điều khiển hoàn toàn các chiến dịch quân sự tại Azerbaijan.

Nhìn từ góc độ này, nhà chính trị học Marie Mendras, giáo sư trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po, khi trả lời các câu hỏi của đài phát thanh France Culture không ngần ngại cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ rõ ràng ở thế thượng phong trong cuộc xung đột.

« Tôi nghĩ rằng trong mối tương quan lực lượng này, Thổ Nhĩ Kỳ ở trong thế mạnh so với Nga, bởi vì nước Nga đã tỏ ra thụ động, có vẻ thoái lui. Nhất là Nga không phải là nước đã khởi động cuộc chiến, mà chính Thổ Nhĩ Kỳ đã mở chiến dịch tấn công trong cuộc đọ sức cùng lúc với cả phương Tây và Nga. Thổ Nhĩ Kỳ muốn chứng tỏ khả năng thống trị trong khu vực rộng lớn, đương nhiên vượt cả ngoài vùng Kavkaz. »

Tuy nhiên, quan điểm này của bà Marie Mendras không được một số nhà quan sát chia sẻ. Theo họ, đây mới chỉ là một thắng lợi quân sự, chứ chưa phải là một chiến thắng chính trị cho Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Quả thật, lúc ban đầu, tình hình vượt tầm kiểm soát, Matxcơva bất ngờ trước sự can dự của Ankara. Nhưng sự xuất hiện của binh sĩ Thổ, đà tiến như vũ bão của Azerbaijan, cũng như nguy cơ Thượng Karabakh thất thủ, buộc Nga phải nhanh chóng hành động, sau 44 ngày từ chối can thiệp quân sự cứu đồng minh Armenia.

Cựu bộ trưởng Gruzia về Hội nhập Châu Âu, Thorniké Gordadzé, hiện là nhà nghiên cứu trường đại học Khoa học Chính trị Sciences Po trên đài phát thanh France Culture phân tích nguyên nhân vì sao Nga không thể để mất Thượng Karabakh.

« Giả như Azerbaijan chiếm lại hết 100% vùng Thượng Karabakh, nước Nga có lẽ sẽ bị thua trên nhiều mặt trận. Nga có lẽ sẽ mất đi vĩnh viễn niềm tin của người dân Armenia : Lợi ích gì khi liên minh quân sự với một nước mà họ chẳng làm gì cho chúng ta cả ? Và rồi Azerbaijan cũng sẽ không cần đến Nga nữa, bởi vì họ đã tìm lại được toàn bộ vùng lãnh thổ mà họ cho là thuộc về Azerbaijan. Hơn nữa, Azerbaijan sẽ có được một mối liên minh với Thổ Nhĩ Kỳ. Cuối cùng, điều đó cũng sẽ đồng nghĩa với việc chấm dứt tầm ảnh hưởng của Nga tại vùng Kavkaz. »

Vladimir Putin và những nước cờ hiểm

Trong ván cờ này, Matxcơva lại một lần nữa chứng tỏ tài lèo lái khôn khéo, đặt Armenia cùng với Thượng Karabakh và trong một chừng mực nào đó là Azerbaijan « dưới sự bảo hộ » của Nga, mà không cần đến Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh thân cận của Baku, nhưng cũng là đối tác và đối thủ của Matxcơva trong nhiều hồ sơ quốc tế.

Theo thỏa thuận được công bố, Nga độc quyền triển khai gần 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình nhằm bảo đảm an toàn cho các thường dân Armenia trong một thời hạn « tối thiểu » là 5 năm.

Những lực lượng này sẽ được triển khai ít nhất ở hai điểm : Thứ nhất là tại đường phân định ranh giới giữa Thượng Karabakh với trung tâm chỉ huy Barda ở Azerbaijan. Thứ hai là trên con lộ mới nối liền giữa hai vùng phía đông của Cộng Hòa Azerbaijan với nước Cộng hòa tự trị Nakhitchevan, nhưng nằm lọt thỏm trong lãnh thổ Armenia. Đặc biệt, đường giao thông liên lạc này sẽ do lính biên phòng thuộc Sở An ninh Liên bang Nga kiểm soát.

Vẫn theo lời chuyên gia Thorniké Gordadzé, để bảo đảm việc giám sát thực thi lệnh ngừng bắn, Nga còn bố trí nhiều loại vũ khí được cho là chỉ để dùng « tấn công » trên lãnh thổ Azerbaijan. « Vài ngày sau khi thỏa thuận được ký kết, Nga đã cho triển khai những loại vũ khí ʺbất thườngʺ trong khuôn khổ chiến dịch gìn giữ hòa bình. Nhất là người ta thấy xuất hiện các khẩu đại pháo hạng nặng, đó là những loại vũ khí tấn công và bình thường ra không được dự trù trong thỏa thuận ».

Vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn hỗ trợ mạnh mẽ từ vũ khí cho đến nhân lực của Azerbaijan, sau cùng được rút xuống ở mức quan sát viên tại « trung tâm điều phối Nga-Thổ ». Trung tâm này sẽ được đặt trên lãnh thổ Azerbaijan, chứ không phải tại vùng Thượng Karabakh.

Ilham Aliev : Con tin của cuộc đọ sức Nga – Thổ ?

Sự việc làm dấy lên nhiều câu hỏi : Nhà lãnh đạo độc tài Azerbaijan, vốn dĩ rất thân thiện với Ankara, đã tán đồng lệnh ngừng bắn và việc triển khai binh sĩ Nga đến mức nào, cho phép Nga đưa quân lên vùng Thượng Karabakh, cũng như đặt Azerbaijan dưới sự bảo hộ gần như là chính thức của Nga ?

Theo tờ Conflit, nhiều lời đồn thổi cho rằng Ankara đã cho điều quân về vùng biên giới Igdir, chỉ cách Armenia vài km. Việc Thổ Nhĩ Kỳ bị gạt ra khỏi « cuộc chơi » ở Kavkaz là điều tổng thống Erdogan đã không dự trù tới. Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ phải chăng là do việc Nga đơn độc triển khai quân ở Thượng Karabakh hay là ngược lại ? Giới quan sát cho rằng hiện khó có thể xác định được mối liên hệ giữa hai sự việc.

Ngoài ra còn có một nghi vấn khác : Phải chăng Thổ Nhĩ Kỳ đã bị tổng thống Aliev cố ý « qua mặt », hay là Azerbaijan đã bị Nga đặt vào thế « sự đã rồi » ? Theo quan điểm của blogger Semyon Pegov – được cho là nắm rõ thông tin – có nhiều khả năng đó là giả thuyết thứ hai. Khi đặt Baku vào sự đã rồi, Matxcơva đã biến chiến thắng quân sự Thổ Nhĩ Kỳ – Azerbaijan thành thắng lợi chính trị cho Nga.

Cho nên, theo đánh giá của nhà nghiên cứu Thorniké Gordadzé, để ngăn chận Thượng Karabakh thất thủ, Matxcơva dường như đã không ngần ngại gây sức ép quân sự với Baku. « Nga đã huy động quân đội của mình ở vùng biên giới bắc Azerbaijan với Dagestan, nước cộng hòa thuộc Liên bang Nga, tiến hành một cuộc thao dợt quân sự ngoài kế hoạch trong khu vực. Rồi người ta còn thấy hạm đội của hải quân Nga bỗng xuất hiện tập trận ở vùng biển Caspi, nhưng cách thủ đô Baku có vài km. Nga như muốn Azerbaijan phải hiểu rằng đến một lúc nào đó nên dừng cuộc tấn công ».

Trả lời báo Le Monde, ông Kavus Abushov, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế tại Baku nhắc lại rằng, ngay từ năm 1994, Nga đã muốn gởi lực lượng gìn giữ hòa bình đến Thượng Karabakh. Trong vòng 20 năm, Azerbaijan luôn phản đối việc triển khai quân Nga. Nhưng trong cuộc xung đột này, hy vọng của Baku về một lực lượng gìn giữ hòa bình gồm 50% Nga và 50% Thổ xem như cũng tan theo mây khói.

Nhà chính trị học Azerbaijan đoán rằng dường như Vladimir Putin đã dùng một mẹo lừa địch để có thể lật ngược thế cờ vào phút chót: « Tổng thống Aliev đã chấp nhận bởi vì ông không còn chọn lựa nào khác do nhiều áp lực, do vụ bắn rơi chiếc trực thăng ngày 09/11. Tôi nghĩ rằng đây là một sự tính toán, tôi không dám chắc 100%, nhưng sự cố xảy ra dường như đã mang lại cho Nga một cái cớ chính đáng cho sự hiện diện quân sự, đương nhiên tôi không loại trừ khả năng Nga đóng một vai trò bình ổn khu vực ».

Dẫu sao thì sự kiện này đánh dấu sự trở lại ngoạn mục của binh sĩ Nga kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Đây là lần đầu tiên Nga triển khai quân tại ba nước vùng Nam Kavkaz. Nhưng vẫn còn một câu hỏi để ngỏ : Số phận của Karabakh phải chăng đã được định đoạt ? Quy chế nào cho Thượng Karabakh ?

Trong vấn đề này, chủ nhân điện Kremlin tuyên bố sẽ để cho cộng đồng quốc tế cùng xử lý !

https://www.rfi.fr/vi/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD/t%E1%BA%A1p-ch%C3%AD-ti%C3%AAu-%C4%91i%E1%BB%83m/20201203-thuong-karabakh-nga-armenia-azerbaijan