Đô hộ tinh thần để xâm lăng kinh tế

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đô hộ tinh thần để xâm lăng kinh tế
Trần Nguyên Thao (Danlambao) – Trong chiến tranh lạnh, hay quân sự từ các thế kỷ trước, tâm lý chiến luôn lợi hại các bên tham chiến đều sử dụng. Trung cộng trong chủ đích xâm lăng Việt Nam, đã tìm mọi cách khống chế Hanoi bước đầu bằng kinh tế, mà tâm lý chiến được coi như viên thuốc bọc đường để tiến tới xâm lăng toàn diện kinh tế Việt Nam. Dựa vào lợi thế từ thế kỷ 16 dưới triều đình nhà Thanh (1616-1912), nhất là khoảng thời gian dưới triều vua “cõng rắn cắn gà nhà” Lê chiêu Thống (1765-1793), từng để cho Tầu đưa vào Việt Nam tập tục ép phụ nữ khi đi qua hình Quan Công (Quan Vũ) phải khom người cung kính, để không bị phạt – đó là một cách đô hộ tinh thần được người Tầu thời đó đưa vào nước ta, khiến dân Việt lưu truyền trên những người “yếu bóng vía” rúi rít tuân thủ phong tục vô lý của Tầu.
Ngày nay cả Bắc Kinh lẫn Hanoi đều muốn dùng truyền thông do đảng kiểm soát đánh bóng, khoe khoang sự giầu có “danh giá” hão huyền dưới chế độ đảng trị bạo tàn.
Dối trá được khai thác như võ khí tâm lý chiến của mọi chế độ độc tôn trong thời đại tin học không còn hữu hiệu. Phần lớn các trường hợp thuê bao “đánh bóng” đều bị lật tẩy bằng các nghiên cứu độc lập đưa ra các số liệu thống kê trong kinh tế rất khoa học, khách quan để quật ngược lại.
Quan chức Việt cộng hả hê với lối “bôi trơn, lại quả” hậu hĩnh cố hữu của người Tầu, nên đưa cơ hội cho họ trúng thầu 90% dự án kỹ nghệ lớn; mở cửa cho cả triệu người Tầu bất hảo ra vào dễ dàng, một phần ở lại lập thành làng xã sống biệt lập ngay tại Việt nam. Bọn Tầu này bầy nhiều mưu chước tiêu diệt nền canh nông nước ta [1]. Song hành với Tầu, tham quan cộng đảng bầy thêm nhiều quỷ kế buộc người dân phải im lặng trước cảnh trấn áp, độc quyền bóp nặn hầu bao dân chúng với hàng chục thứ thuế và phí rất vô lý [2]: dắt trâu ăn cỏ, thả vịt ra đồng cũng phải nộp phí! Hiếm có nước nào lại đưa ra nhiều loại thuế, tổng số thu lên đến 32% GDP như ở Việt nam.
Từ căn bản của chế độ vô nhân tính, Hanoi dựa vào chủ trương theo dõi, đấu tố để thực hiện nền giáo dục vô đạo đức, đào tạo ra các thế hệ mất nhân cách nhằm đẩy giới trẻ Việt Nam vào lối sống trụy lạc, truy hoan, vô cảm, nhẫn tâm, để cái bất hợp lý, cái ác trong xã hội thành chuyện đương nhiên. Kết cục mà Hanoi mong muốn là đa phần dân chúng phải nhẫn nhục cam chịu hiện tượng giầu, nghèo quá phân cách trong một đất nước tụt hậu so ngay cả với nước Lào nhỏ bé bên cạnh [3].
Số liệu thống kê chính thức của Việt Nam và các tổ chức quốc tế cho hay GDP đầu người của Việt Nam năm 2017 ở mức 2.385 Mỹ Kim. Trong khối ASEAN, con số này thua cả Lào, chỉ “nhỉnh” hơn Miên và Miến Điện [4]. So với nước Củ sâm thì dân dưới chế độ “đảng quang vinh” chỉ bằng 8% của mức 29.780 Mỹ Kim mà người Nam Hàn đạt được năm 2017.
Việt Nam có trên 95 triệu người, mà chỉ được 210 người siêu giàu (có tài sản trị giá từ trên 30 triệu Mỹ Kim). Tổng tài sản của 210 người lên đến trên 20 tỷ Mỹ Kim, tương đương 12% GDP cả nước! [5] Dự đoán năm 2025 con số này có thể tới 403 người. Điều đó chứng tỏ tài sản ngày càng tích tụ vào một số rất ít người trong xã hội.
Số người giầu nhất Việt Nam sao thấy tương đương với số Ủy Viên Ban Chấp Hành Trung Ượng đảng csVN là 178 người, và 20 ủy viên dự khuyết. Sau hội nghị Trung Ương 7 hồi tháng 5, cộng đảng quyết định tăng số cán bộ “chiến lược” lên gấp 3, tức thành 600. Như vậy, mức nghèo khổ của dân Việt sẽ tăng lên 3 lần!
Mang tâm trạng của chế độ chuyên quyền hãnh tiến, mùa Xuân năm nay, Hanoi dựa vào công ty New Economics Foundation, tại Vương quốc Anh, đưa ra bản lượng giá “Việt Nam là quốc gia có chỉ số hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới, thứ 2 ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”[6]. Từ dữ kiện hoang tưởng này, Hanoi bắt truyền thông dưới quyền đồng loạt viết bàì ca tụng chế độ. Chẳng bao lâu sau Mạng lưới Giải pháp Phát triển Bền vững của Liên Hiệp Quốc “World Happiness Report” công bố bản báo cáo cho năm 2018, theo đó, thiên đường của đảng bị lọt tuốt xuống hàng thứ 95.
Do vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh ngay tại Bá Linh tháng 7 năm ngoái, Hanoi rơi vào tình thế bị nước Đức “đóng băng” quan hệ đối tác chiến lược. Lạm dụng lòng hiếu khách của nước Cộng Hòa Slovakia để có máy bay đưa Trịnh xuân Thanh bay ngang qua Balan ra khỏi Âu Châu, để về Hanoi bị báo chí Slovakia và Balan phanh phui. Dù chính phủ Slovakia đang trong tình thế “khá là kẹt”, chưa thể xác nhận trước công luận, nhưng chỉ hành vi bắt cóc cũng khiến cả Âu Châu nhìn Hanoi như một nhà nước “khủng bố, lọc lừa” có hạng. Việc này sẽ khiến Hanoi phải chấp nhận các điều kiện khắt khe hơn, trong hiệp ước thương mại song phương sau này với từng nước Âu Châu, mà hai nước Đức và Slovakia chắc chắn sẽ có thái độ chống Hanoi khi bỏ phiếu thông qua hiệp định thương mại EVTFA
Trước mắt, EVTFA khó có thể đủ 28 phiếu đòi hỏi, để được Nghị Viện Âu Châu phê chuẩn. Như vậy, do vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh mà Hanoi mất hiệp ước thương mại EVTFA, ảnh hưởng đến 20% nguồn xuất cảng của Việt Nam tới Âu Châu.
Cảnh sát Đức dựa vào bằng chứng là Trung Tướng mật vụ Đường minh Hưng đã đến Đức để tổ chức, chỉ huy bắt cóc Trịnh xuân Thanh tại Bá Linh tháng 7-2017. Tướng Hưng đã về Việt Nam ngay sau khi làm xong công việc, nên theo luật của nước Đức, tướng Hưng chưa bị tòa án Đức xét xử lần này. Do vậy, tháng 10, Cảnh sát Đức đã phát lệnh truy nã quốc tế đối với Trung Tướng Hưng. Tháng 12-2017, do đơn xin tỵ nạn chính trị trước đó, và dù bị bắt cóc về Việt Nam, ông Thanh vẫn được Đức cấp quy chế tỵ nạn. Sau vụ việc này, Hanoi gặp khá nhiều rắc rối và mất lòng tin của nhiều nước Âu Châu, khiến hiệp ước thương mại EVTFA trở thành quá mong manh, cho nên nhiều dự đoán có thể Hanoi đang thương lượng, để rồi sẽ dựa vào lệnh “khoan hồng” trả họ Trịnh về Đức.
Hanoi tiêu rất nhiều tiền cho hàng loạt quan chức cấp chính phủ, từ Thủ Tướng, nhiều Phó Thủ Tướng, Bộ Trưởng lần lượt đến Âu Châu ve vãn, xin xỏ. Trong số các chuyến công du, chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn phú Trọng tới nước Pháp cuối tháng 03 “ê chề” hơn cả. TBT Trọng không được Pháp đón tiếp nồng hậu, bị truyền thông Pháp làm ngơ, nên phải mướn tờ Le Monde đăng trên trang quảng cáo “Publicité” hình ông Trọng đi chung với bài “Viễn ảnh tốt đẹp của cuộc bang giao Việt Pháp” ngày 27-03, với giá tiền 151.000€, tương đương 4 tỷ đồng [7]. Rồi dựa vào đó, Hanoi buộc truyền thông của đảng loan lại các thông tin của Le Monde để ca tụng lãnh tụ. Ngay dịp này, truyền thông khắp thế giới phanh phui Hanoi chủ trương hành động mua danh lộ liễu với gian mưu lừa bịp dư luận trong nước.
Vẫn men theo đường cũ ca tụng quan thầy Bắc Phương, mùa Xuân năm nay, truyền thông trong nước đồng loạt tung lên dư luận khoe khoang nghiên cứu tiến bộ của Trung cộng, được nói là “không đối thủ”. Theo đó, Trung cộng đã lắp đặt 170 triệu “mắt thần” giám sát khắp nước và đặt mục tiêu lắp thêm 400 triệu cái nữa trong 3 năm tới. Loại mắt thần này, theo báo trong nước, có khả năng phát hiện các trường bị truy nã hay theo dõi nghi phạm. Tin này loan ra cũng nhằm thần thánh hóa một tiến bộ có khả năng kìm kẹp tối đa đời sống con người tại Trung cộng. Đồng thời cũng mang tác dụng hăm dọa buộc dân Việt muốn yên thân thì phải ngoan như đàn cừu đừng lên tiếng hay biểu tình chống Tầu xâm lược.
Một cố gắng khác, nhằm đô hộ tinh thần dân Việt, cũng được truyền thông trong nước tung hô Trung cộng có khoáng chất kim loại hiếm. Những khám phá khoáng sản lẽ ra phải do những công trình nghiên cứu của nhiều hay một khoa học gia về địa chất học, thì trong trường hợp này lại do một nhà báo, Guillaume Pitron, tác giả cuốn La Guerre Des Métaux Rares[8] Chiến Tranh kim loại hiếm.
Phần quan trọng của Pitron là nhằm giới thiệu Trung cộng, nguồn cung cấp lớn nhất và gần như độc quyền trên thế giới về kim loại hiếm trong thế kỷ 21 này. Pitron nói là “Bắc Kinh đã có những tính toán chiến lược tinh vi và đã đi trước phương Tây đến mấy nước cờ. Sau hơn 30 năm chấp nhận là xưởng cung cấp nguyên liệu cho thế giới trong lĩnh vực này, Trung cộng đã làm chủ công nghệ cao và đang trở thành một nguồn tiêu thụ đất hiếm, kim loại hiếm ngang tầm với các nước công nghiệp tiên tiến”.
Liên tưởng đến những gì đang diễn ra ở mỏ bauxit Tây Nguyên, Hanoi cho Trung cộng độc quyền khai thác trên 10 năm nay, chưa thấy công bố kết quả. Phải chăng Bauxit Tây Nguyên cũng đang trở thành một phần quan trọng trữ lượng kim loại quý hiếm Bắc Kinh đang thủ đắc, mà đáng lý ra đó là tài nguyên của Việt Nam (?).
Khi tung những thông tin nói trên ra công luận, Bắc Kinh mang tính toán mở đường để như mọi sự đã rồi (?), nhằm chuẩn bị dư luận cướp đoạt mọi tài nguyên từ biển cả đến đất liền trong nền kinh tế Việt Nam. Cũng đồng thời “lên gân” để dân Việt thấy cái thế “lớn mạnh” của Bắc Phương.
Bắc Kinh, một “đối tác chiến lược”, một “đồng chí môi hở răng lạnh”của Hanoi, đã đe dọa tấn công quân sự buộc Hanoi “co vòi” rút khỏi 2 lô dầu khí quan trọng tại mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ, lô 136/03 (tháng 07 năm 2017); lô 07/03 (tháng 03 năm 2018) nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
Từ xa xưa, giới cầm quyền nước Tầu nương vào trào lưu du nhập hủ Nho đến nước ta để lồng theo các phong tục có tính chất đô hộ tinh thần dân Việt. Về mặt này, từ các chế độ quân chủ phong kiến thời vua chúa bên Tầu đến Trung cộng ngày nay, đều chủ trương xâm lăng các nước láng giềng như nhau. Tùy thời, tùy lúc, giói cầm quyền Tầu luôn thay đổi các hình thức đô hộ tinh thần nhằm một mục đích duy nhất thôn tính toàn nền kinh tế nước ta.
Biến chuyển thời sự gần đây cho thấy, cho dù Bắc Hàn, một nước cộng sản bé nhỏ, dân số khoảng 25 triệu, diện tích cỡ 1/3 Việt Nam, nằm khiêm nhừng dưới nách Tầu Cộng như Việt Nam. Nhưng Bắc Hàn toan tính khôn ngoan để từng bước thoát khỏi thân phận “kẻ tôi đòi” cho Bắc Kinh. Còn nhóm cầm quyền ở Ba Đình lại “lúp xúp” chạy theo Phương Bắc xin được bao bọc hầu ung dung trấn áp tàn bạo với chính đồng bào mình.
Ngố nặng!
Chú thích: 
06.06.2018