Điều trần về nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam tại Hạ Viện Hoa Kỳ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Điều trần về nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam tại Hạ Viện Hoa Kỳ

Tại buổi điều trần từ trái ngồi: Điếu Cầy, Hoàng Tứ Duy, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và bà Đoàn Thị Hồng Anh – RFA

Theo RFA – Thanh Trúc, phóng viên RFA – 2015-06-18

Một buổi điều trần về đàn áp tôn giáo và những vi phạm nhân quyền khác của Việt Nam đã diễn ra hôm qua, thứ Tư ngày 17, trước Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington.

Chủ tọa buổi điều trần hôm qua là dân biểu Chris Smith thuộc nhóm Vietnam Caucus, các đại diện dân cử quan tâm đến Việt Nam, chủ tịch Tiểu Ban Nhân Quyền, cũng là tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam từng được hạ viện nhiều lần thông qua.

Cùng dân biểu Chris Smith còn có sự hiện diện của hai vị dân cử thường lưu ý quốc hội về những vi phạm tín ngưỡng và quyền con người của Việt Nam, đó là dân biểu Alan Lowenthal và dân biểu Dana Rohrabacher.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành BPSOS, cũng là phát ngôn nhân của Liên Minh Cho Một Việt Nam Tự Do Và Dân Chủ, cho biết trong buổi điều trần hôm nay ông sẽ là người trình bày về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo và về dự thảo luật tôn giáo của Việt Nam:

Và cuộc điều trần này là để chuẩn bị cho cuộc tổng vận động vào ngày mai, dự trù khoảng 700 đến 800 người Việt từ 28 tiểu bang và 7 quốc gia khác nhau. Mục tiêu kỳ này là cài những điều kiện nhân quyền, trong đó đặc biệt hai điều kiện lớn. Thứ nhất là quyền của người lao động thành lập hoặc là tham gia các nghiệp đoàn tự do và độc lập. Thứ hai là quyền tự do tôn giáo, cài vào trong cuộc thương thảo đàm phán về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Cộng vào đó, chúng tôi cũng kêu gọi Việt Nam là phải trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Đó là 3 mục tiêu chính của cuộc tổng vận đợng hôm nay, ngày mai và ngày thứ Sáu thì chúng tôi sẽ tiếp xúc với Ủy Hội Hoa Kỳ Về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế cũng như Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bộ phận đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động.

Mục tiêu kỳ này là cài những điều kiện nhân quyền, trong đó đặc biệt hai điều kiện lớn. Thứ nhất là quyền của người lao động thành lập hoặc là tham gia các nghiệp đoàn tự do và độc lập. Thứ hai là quyền tự do tôn giáo, cài vào trong cuộc thương thảo đàm phán về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và VN – TS. Nguyễn Đình Thắng

Người thứ hai được mời ra điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền hạ viện hôm thứ Tư là blogger Điều Cày Nguyễn Văn Hải, từng trải qua án tù 6 năm rưỡi và qua 11 trại giam trong nước, nói rằng có hai vấn đề ông muốn trình bày:

Dân biểu Chris Smith (bên phải) thuộc nhóm Vietnam Caucus chủ tọa buổi điều trần. RFA

Dân biểu Chris Smith (bên phải) thuộc nhóm Vietnam Caucus chủ tọa buổi điều trần. RFA

Ngày hôm nay trước quốc hội Hoa Kỳ thì tôi muốn nói với các vị trong quốc hội rằng ở Việt Nam toàn bộ hệ thống truyền thông nằm trong tay chính quyền cộng sản, người dân không có phương tiện gì để cất lên tiếng nói của mình. Bất kỳ ai có quan điểm có ý kiến khác biệt thì đều có thể bị ghép vào những Điều Luật như 258, 88, 79 , bị bắt và bị bỏ tù với bản án hàng chục năm mà chính tôi cũng là một nhân chứng.

Thứ hai là vấn đề tù nhân lương tâm. Là người đã trải qua 11 nhà tù, qua 6 năm rưỡi, tôi biết rằng các bạn tôi trong tù gần đây liên tục tuyệt thực. Vì sao như vậy? Đó là chính vì chế độ giam giữ rất hà khắc của chính quyền cộng sản. Cụ thể họ đã ban hành Thông Tư 37 của Bộ Công An, triển khai hàng loạt những khu giam giữ mới, hình thức giam giữ hoàn toàn không được ghi trong Luật thi hành án hình sự. Cho nên chúng tôi muốn nói với các vị đại biểu quốc hội yêu cầu Việt Nam phải làm rõ cái Thông Tư 37, rằng Hoa Kỳ không chấp nhận Việt Nam sử dụng những Điều Luật bị dấu kiến để đàn áp tù nhân như vậy.

Đến từ Việt Nam, Canada

Ngoài thứ ba, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng đến từ Việt Nam, sẽ tường trình về những vụ đàn áp các tôn giáo trong nước, trong đó có Hội Thánh Chuồng Bò mà ông là quản nhiệm. Một điều trần viên khác là bà Đoàn Thị Hồng Anh. Bà Hồng Anh là vợ ông Nguyễn Thành Năm, giao dân Cồn Dầu, năm 2010 bị công an tra tấn đến chết vì tranh đấu chống lại chủ trương của chính quyền Đà Nẵng muốn xóa sổ Giáo Xứ Cồn Dầu. Bà Hồng Anh cùng hai con trốn sang Thái Lan, vừa qua được chấp nhận cho tị nạn và định cư tại Mỹ:

Tôi đến cuộc điều trần tôi muốn nói về cái chết của chồng tôi và những sự việc ở Cồn Dầu. Chồng tôi chết vì dân phòng và công an Đà Nẵng đàn áp chồng tôi. – Bà Hồng Anh

Tôi đến cuộc điều trần tôi muốn nói về cái chết của chồng tôi và những sự việc ở Cồn Dầu. Chồng tôi chết vì dân phòng và công an Đà Nẵng đàn áp chồng tôi.

Được biết trong số những người ghi tên tham dự Ngày Vận Động Nhân Quyền Cho Việt Nam 18 tháng Sáu, khoảng 30 người đã đến sớm để tham dự buổi điều trần hôm qua:

 

Hình ảnh những người tham dự buổi điều trần tại Tiểu Ban Nhân Quyền hạ viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington.

Hình ảnh một số người tham dự buổi điều trần tại Tiểu Ban Nhân Quyền hạ viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington.

Tôi là Dan Trần, từ Dallas, Texas, đến đây với mục đích vận động quốc hội về nhân quyền cho Việt Nam.

Tôi tên là Đặng Thành Tiến cùng với anh Sơn và anh Cơ từ Canada đến đây để ủng hộ cho phong trào dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Coi như tất cả là 6 người.

Chiến dịch tổng vận động nhân quyền cho Việt Nam lần này có sự tham dự của một số người trẻ khắp nơi, điển hình như:

Em tên Nguyễn Khuê Tú đến từ Vancouver Canada. Hai tuần vừa rồi em đã điều trần ở quốc hội Canada. Hôm nay em tới quốc hội Hoa Kỳ để tham dự và để học hỏi thêm. Em thấy cuộc điều trần rất thành công.

Tôi tên Đinh Thị Ngọc Tuyết, đến từ Kentucky, ngày hôm nay tôi có mặt ở đây để lắng nghe điều trần những vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam đối với công dân của chinh họ. Sau 40 năm thì không chỉ lắng nghe mà chúng ta có những hành động thiết thực để chính quyền Hoa Kỳ áp lực Việt Nam thay đổi tình trạng nhân quyền cho đồng bào của mình ở Việt Nam.

Đến từ Nebraska, cô Cung Hoàng Kim, thiếu nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt vương miện Miss Nebraska USA, hoa hậu tiểu bang Nebraska, cho biết trong tư cách một phóng viên đài truyền hình NBC tiểu bang Nebraska, cô sẽ làm MC cho một trong ba ngày tổng vận động này:

Có một buổi lễ ở Kennedy Center Hoàng Kim sẽ làm MC , sẽ giới thiệu buổi lễ đó và Hoàng Kim rất hân hạnh tới Washington DC hôm nay. Hoàng Kim nhớ là ba mẹ và gia đình của Hoàng Kim tới nước Mỹ để có tự do, dân chủ, nhân quyền và công lý. Đó là chuyện mình có thể nói hôm nay và ngày mai ở DC.

Để đẩy mạnh tiến trình vận động nhân quyền cho Việt Nam, hôm nay ngày 18 tháng Sáu, khoảng năm chục nhóm người Việt cùng vào điện Capitol , gặp gỡ tiếp xúc với khoảng 200 vị dân cử Mỹ hay nhân viên lập pháp của họ. Mục đích những cuộc tiếp xúc này là hướng sự quan tâm và vận động cài những điều kiện nhân quyền, tự do tôn giáo, tù nhân lương tâm, quyền lợi người lao động Việt Nam vào nghị trình thảo luận TPP giữa hành pháp Washington và chính phủ Hà Nội.

Thanh Trúc tường trình từ Rayburn House, Washington.

Xem youtube:

https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=iQs9N3vn5qo#t=10