Điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ công nhận Đài Loan?
- 29/09/2020
Trong năm bầu cử nóng bỏng của Mỹ lần này, quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Một vấn đề dễ gây bùng phát xung đột là Đài Loan. Vậy liệu Mỹ có thực sự cân nhắc việc công nhận chính thức Đài Loan không? Và nếu chính quyền TT Trump cố thử làm vậy, hậu quả có thể sẽ là gì? Dưới đây là bài phân tích của James Stavridis – Tư lệnh tối cao thứ 16 liên quân NATO và hiệu trưởng thứ 12 trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts. Ông đã trải qua phần lớn sự nghiệp tại Thái Bình Dương, gồm nhiều nhiệm vụ chỉ huy.
Tiếp theo đó, một video cho thấy các máy bay ném bom tầm xa của Trung Quốc đang tiến hành tập trận trên một đường băng mô phỏng tại Căn cứ không quân Anderson của Mỹ ở đảo Guam.
Rõ ràng, nguy cơ chiến tranh đang gia tăng nhanh chóng và Trung Quốc có thể cố ý gây ra một sự việc nào đó để đẩy căng thẳng lên cao hơn nữa. Vậy liệu Mỹ có thực sự cân nhắc việc công nhận chính thức Đài Loan không? Và nếu chính quyền TT Trump cố thử làm vậy, hậu quả có thể sẽ là gì?
Có những dấu hiệu rõ ràng về quan hệ đang ngày càng nồng ấm giữa Mỹ và Đài Bắc, khi tình hình ngang eo biển Đài Loan leo thang hồi cuối tuần diễn ra sau chuyến thăm ngoại giao cấp cao lần thứ hai tới đảo quốc của một quan chức Mỹ.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach đã tham dự đám tang ông Lý Đăng Huy, vị Tổng thống lần đầu tiên được bầu một cách dân chủ tại Đài Loan. Ông Krach cũng tham dự nhiều cuộc họp chính phủ cấp cao. Chuyến thăm của ông Krach diễn ra ngay sau chuyến đi tới Đài Loan vào tháng trước của Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ Alex Azar. Trung Quốc đã phản ứng với cả hai cuộc viếng thăm bằng ít nhất 19 lần đưa máy bay xâm nhập vào vùng nhận diện phòng không Đài Loan, khiến nước này phải điều máy bay chiến đấu cảnh cáo và đặt các lực lượng phòng không ở mức báo động cao.
Sau khi Tổng thống Đài Loan Thái Văn Anh cảnh báo rằng “Cộng sản Trung Quốc phải tự kiềm chế và không được kích động,” cơ quan tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc – Thời báo Hoàn Cầu đã tweet đáp trả rằng Đài Loan “đang đùa với lửa.”
Bình luận từ Washington đối với Trung Quốc cũng ngày càng gay gắt. Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về Tây Á và Thái Bình Dương David Stillwell đã cáo buộc Trung Quốc là “kẻ bắt nạt vô pháp”, nói thêm rằng quan hệ Mỹ – Đài Loan “không phải là một tập hợp con trong quan hệ của chúng ta với Trung Quốc.”
Trong khi đó, Washington đang xem xét việc bán 7 hệ thống phòng thủ cao cấp cho Đài Loan, gồm thiết bị bay Reaper MQ-9B, tên lửa chống hạm và nhiều hệ thống phòng thủ đất đối không tiên tiến hơn. Đây được cho là thương vụ lớn hơn so với cuộc mua bán trước đây với các máy bay chiến đấu F-16, xe tăng Abrams M1A2T, tên lửa phòng không di động Stinger và ngư lôi tối tân MK-48.
Cuộc bầu cử Mỹ sắp tới cũng có thể kích thích gia tăng những bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt khi cuộc đua giành ảnh hưởng và quyền lực trong những thị trường mới nổi tại vùng cận Sahara của châu Phi và châu Mỹ – La tinh vẫn đang tiếp tục. Đó sẽ là sự cám dỗ với bất kỳ ai chiến thắng trong tháng Mười một tiến gần hơn tới Đài Loan, và thậm chí xem xét đến việc chính thức công nhận Đài Loan.
Điều này sẽ gây ra một hiệu ứng bùng nổ trong quan hệ Mỹ – Trung và có thể kích hoạt một cuộc chiến tổng lực của Trung Quốc nhằm xâm chiếm hòn đảo. Khi đó, các sự kiện có thể dễ dàng vượt khỏi tầm kiểm soát, dẫn đến một phản ứng quân sự của Mỹ chống bất kỳ hoạt động tấn công nào của Trung Quốc đối với Đài Loan.
Hãy cùng chờ xem các hành động tiếp theo từ Mỹ có thể chọc giận Bắc Kinh: [nó sẽ có thể] bao gồm các chuyến thăm chính thức cấp cao mới tới Đài Loan; chuyển nhiều máy bay chiến đấu hiện đại hơn tới đảo Guam; các biện pháp trừng phạt bổ sung của Mỹ ngăn cản con đường tiếp cận chip của Trung Quốc; hoặc các lệnh cấm bổ sung nhằm vào cá nhân các đảng viên Đảng Cộng sản Trung quốc cùng gia quyến. Nếu gộp tất cả lại, những hành động như vậy có thể thuyết phục Chủ tịch Tập rằng đã đến lúc cần gia tăng hành động quân sự ngang eo biển, đặc biệt nếu có một giai đoạn rối loạn tại Mỹ sau cuộc bầu cử tháng Mười một.
Bên cạnh màn tấn công bất ngờ bằng máy bay chiến đấu ngang eo biển, những hành động quân sự khác của Bắc Kinh có thể dưới hình thức một cuộc tập trận quân sự quan trọng của Trung Quốc trong vùng nước quanh Đài Loan; tấn công mạng nhằm vào các hệ thống xã hội chủ chốt trên đảo; khiến những kẻ cài cắm ở Đài Loan – còn được gọi là “những người lính áo xanh nhỏ bé” trong những bộ quân phục không có quân hàm hoặc mặc thường phục – hoạt động gieo rắc sự hỗn loạn; tăng cường hoạt động của tàu ngầm tại vùng ven biển ngoài khơi Đài Loan; và tấn công quân sự nhằm vào dãy đảo gồm cả Quemoy, Matsu và Penghu.
Lực lượng bảo vệ bờ biển và đội tàu đánh cá Trung Quốc cũng có thể sẽ hoạt động trong vùng nước quanh đảo, tiến hành theo dõi và tấn công tác chiến điện tử.
Tất cả những điều này sẽ đi kèm với một chiến dịch ngoại giao và thông tin sai lệch từ Bắc Kinh.
Thế giới sẽ phản ứng như thế nào? Có khả năng là một tập hợp những hoạt động tình báo hỗ trợ; phản đối ngoại giao tại Liên Hợp Quốc; chiến dịch gây ảnh hưởng toàn cầu để lên án sự xâm chiếm của Trung Quốc; trừng phạt kinh tế đối với hàng hoá Trung Quốc; trợ giúp quân sự hoàn toàn của Mỹ cho Đài Loan; và những chuyến bay phòng thủ phòng không từ Guam hoặc thậm chí từ các căn cứ của Đài Loan. Ngăn chặn đường tiếp tế hải quân và triển khai bộ binh có lẽ không xảy ra vì khả năng dẫn đến chiến tranh giữa các siêu cường là điều cả hai bên đều cố tránh.
Tóm lại, việc Mỹ công nhận Đài Loan về mặt ngoại giao có thể sẽ có những hậu quả khó lường và cực kỳ thảm khốc cho cả hai nước, cho khu vực và tất nhiên cho Đài Loan, kết cục tất cả sẽ có thể bị san phẳng trong cuộc chiến. Chúng ta cùng hy vọng những chính sách đối nội của cả hai phía không đẩy tới kết cục đó.
James Stavridis