Điểm Tin Thứ Sáu 31.03.2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Điểm Tin Thứ Sáu 31.03.2017

Tin Tức Hằng Ngày

 

media

 

  • Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc bàn về COC ở Cam Bốt (RFI) – Đại diện của Trung Quốc và các nước thuộc khối ASEAN gặp nhau tại Siem Reap (Cam Bốt) để bắt đầu bàn về bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cam Bốt, ông Chum Sounry, cho biết cuộc họp cấp bộ trưởng diễn ra trong hai ngày 29 và 30/03/2017.
  • Việt Nam xác minh căn cứ quân sự Trung Quốc ở Trường Sa (RFA) – Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang xác minh thông tin Trung Quốc sắp hoàn tất chuỗi căn cứ quân sự ở Trường Sa. Đó là phát biểu của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đưa ra trong ngày 30/3.
  • Trung Quốc muốn khảo sát đá ngầm ở Philippines (RFA) – Trung Quốc muốn thực hiện những cuộc khảo sát khoa học ở dải đá ngầm Benham Rise, nhưng yêu cầu này không được Manila chấp thuận, đặt điều kiện phải có những nhà khoa học Phi tham gia.
  • Hà Tĩnh: Hàng trăm người dân bao vây trụ sở UB xã đòi bồi thường thảm hoạ môi trường do Formosa gây ra (BoxitVN) – CTV Danlambao – Vào lúc 15 giờ ngày 30/03/2017, hàng trăm người dân đã biểu tình ôn hoà trước UBND xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản bồi thường những thiệt hại mà họ gánh chịu sau thảm hoạ Formosa.
    https://www.youtube.com/watch?v=HlM7v0ZJhh4. Những người biểu tình giương cao băng rôn ghi dòng chữ “yêu cầu chính quyền đền bù thoả đáng cho dân”. Họ hô vang khẩu hiệu, “trả lại biển cho dân”, “trả lại quyền lợi cho dân” và “chủ tịch xã trả lời …
  • Người dân Hà Tĩnh biểu tình sang ngày thứ ba (RFA) – Dân chúng xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục biểu tình sang đến ngày thứ ba phản đối chính quyền địa phương không công tâm trong việc kê khai bồi thường thiệt hại do thảm họa môi trường Formosa gây nên.
  • Một năm bất nhất của chính quyền về thảm họa Formosa  – Cát Linh, phóng viên RFA – Một ngư dân buồn rầu với những con cá biển chết trên bãi biển ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. AFP photo. Nhà máy luyện thép Formosa vào đầu tháng Tư năm ngoái xả thải hóa chất độc hại ra môi trường biển gây thảm họa môi trường, khiến cá, hải sản chết hàng loạt từ Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị cho đến Thừa Thiên- Huế. Tuy nhiên hành xử của chính quyền Việt Nam suốt thời …
  • Kiến nghị về Formosa ‘có hơn 70.000 chữ ký’ –  Hằng  chục người tham dự cuộc biểu tình, họp báo phản đối Formosa trước Văn phòng Kinh tế, Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc, Đài Loan hôm 15/3. Bản quyền hình ảnh NGUYEN DUC HUY. Một thỉnh nguyện thư về việc giải quyết thảm họa Formosa hiện thu thập được hơn 70.000 chữ ký tính đến hôm 29/3 và đặt mục tiêu có 100.000 chữ ký để gửi đến Tổng thống Đài Loan cũng như các tổ chức quốc tế.
    Thỉnh nguyện thư do Ủy ban trợ giúp Nạn nhân môi …
  • Ai ký giấy phép cho Lee & Man xả thải ra sông Hậu và Formosa xả thải ra biển Vũng Áng? * (BoxitVN) – Bạch Hoàn – Vẫn là nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai.
    Giữa năm 2016, Formosa cúi đầu thừa nhận xả thải gây ra thảm hoạ biển miền Trung. Cùng thời điểm, tại Hậu Giang, người dân thấp thỏm âu lo về một Formosa thứ hai khi Nhà máy giấy Lee & Man Việt Nam của nhà đầu tư Trung Quốc đang chuẩn bị vận hành có thể bức tử sông Hậu. Gần một năm, sau những kiểm tra, thanh tra, Lee & Man vừa được vận hành thử …
  • Công ty giấy Lee & Man gây ô nhiễm không khí (RFA) – Người dân sống quanh khu vực nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang than phiền về mùi hôi thối, khói bụi do nhà máy này thải ra khi mới được đưa vào hoạt động thử nghiệm từ ngày 10/3 vừa qua cho đến nay.
  • Việt Nam phản đối Mỹ vinh danh Mẹ Nấm (BoxitVN) – Ngay sau khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức vinh danh 13 phụ nữ từ các nước trên toàn cầu với giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017, trong đó có blogger Mẹ Nấm của Việt Nam, nước này lên tiếng phản đối. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói với các nhà báo hôm 30/3: “Việt Nam cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì hành vi vi phạm pháp luật …
  • Nghịch lý Quan hệ Việt-Mỹ: Di sản Chiến tranh hay Hậu Lịch sử  – Nguyễn Quang Dy – “Chúng ta phải tìm cách làm thay đổi các định kiến, làm cho những gì quen thuộc trở thành xa lạ… làm cho giới trẻ lạc hướng và giúp họ tìm cách định hướng lại mình…” (Drew Gilpin Faust, Chủ tịch Harvard, Diễn văn Khai giảng năm 2009). Khi Drew Gilpin Faust lên thay Larry Summers làm chủ tịch Harvard (năm 2007) vì phát ngôn của ông ấy bị coi là xúc phạm phụ nữ, nhiều người cho rằng sự thay đổi đó là vì lý do chính trị. …
  • Nông sản tồn kho vì Trung Quốc ngưng thu mua (RFA) – Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đang bị ép giá và lâm vào tình trạng tồn hàng do phát triển tự phát và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
  • Tôi đi trên vỉa hè Sài Gòn  – Nguyễn Khắc Mai – Tôi có nhiều kỷ niệm về Sài Gòn và vỉa hè Sài Gòn. Lần đầu tiên tôi đến Sài Gòn vào 1953. Bấy giờ tôi từ Nha Trang vào, đi tìm để nối lại liên lạc với nhóm học sinh kháng chiến Huế, vào đấy đi học hay làm việc. Tôn Thất Thanh, Nguyễn Điền và một số anh em nữa đón và làm việc với chúng tôi. Thanh và Điền, hai người bạn rất thân của tôi, dẫn tôi đi thăm thành phố. Chúng tôi lên xe …
  • Quan hệ Mỹ-ASEAN : 5 khuyến cáo cho chính quyền Trump (RFI) – Với tất cả những tiết lộ khác nhau về các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông, giới phân tích càng lúc càng lo ngại trước điều được cho là sự thờ ơ tương đối của tân chính quyền Mỹ đối với Đông Nam Á so với thời Obama. Tuy nhiên, chuyên san Nhật Bản The Diplomat ngày 30/03/2017 đã cho rằng nhìn kỹ hơn thì sẽ thấy là chính sách can dự vào châu Á của chính quyền Donald Trump vẫn là một sự tiếp nối của đường lối ngoại giao Mỹ nói chung, chứ không phải là một sự đoạn tuyệt như nhiều người bi quan thường nghĩ. Trong chiều hướng đó, tờ báo đã nêu bật 5 điểm mà Hoa Kỳ cần chú ý trong chính sách Đông Nam Á của mình.
  • Cử tri Myanmar đánh giá thành công kinh tế qua bầu cử bổ túc (VOA) – Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) đang cầm quyền ở Myanmar đang đối mặt với một bài thử quan trọng trong các cuộc bầu cử bổ túc cấp vùng, khi cử tri lần đầu có cơ hội bỏ phiếu để đánh giá hiệu năng kinh tế của chính phủ Myanmar kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2015.
  • OCED ra khuyến cáo cải cách kinh tế TQ trước thềm đại hội Đảng (VOA) – Trong bối cảnh có những thay đổi chính trị lớn trong chương trình nghị sự Đảng Cộng sản trong năm 2017, Trung Quốc theo dự kiến sẽ tránh các biện pháp cải cách có tính quyết định vì điều này có thể dẫn đến những tổn thất do mất công ăn việc làm trên quy mô lớn và gây áp lực lên lãnh đạo
  • Trung Quốc giảm quân ‘đúng tiến độ’ (VOA) – Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay kế hoạch giảm quân của Trung Quốc đang được tiến hành theo đúng tiến độ theo kế hoạch cắt giảm cắt giảm 300.000 binh sĩ
  • Trung Quốc đóng tầu đổ bộ tấn công cực lớn (RFI) – Trung Quốc đã bắt đầu đóng một thế hệ tầu đổ bộ tấn công mới nhằm tăng cường vai trò của lực lượng hải quân trong việc phô trương sức ở nước ngoài. Những chiếc tầu này sẽ giúp Bắc Kinh quyết đoán hơn trong yêu sách chủ quyền đối với các vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời tăng cường đội tầu tuần tra tại eo biển Đài Loan trong bối cảnh quan hệ giữa Bắc Kinh và Đài Bắc đang trở nên căng thẳng.
  • TQ đẩy mạnh nhập than Bắc Triều Tiên trước khi ra lệnh tạm dừng (RFI) – Trước khi Trung Quốc thông báo vào ngày 18/02/2017 là ngưng nhập khẩu than từ nước láng giềng Bắc Triều Tiên cho tới hết năm nay, lượng than Trung Quốc nhập khẩu từ Bắc Triều Tiên vào tháng 02 đã tăng gần 40% so với mức nhập tháng 02/2016. Lệnh cấm nhập than từ Bắc Triều Tiên là nhằm đáp trả việc Bình Nhưỡng thử nghiệm tên lửa.
  • Cư dân mạng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Pháp (RFI) – Sau vụ một người Hoa, ở quận 19 Paris, bị cảnh sát bắn chết, hôm Chủ Nhật 26/03/2017, cư dân mạng Trung Quốc sôi sục bình luận và bày tỏ phẫn nộ. Bắc Kinh cũng lên tiếng đòi Paris bảo vệ cộng đồng người Hoa. Hôm qua, một bài xã luận trên báo chí chính thức Trung Quốc chỉ trích gay gắt nước Pháp và nhấn mạnh « không thể nào tha thứ » cho cái chết của nạn nhân.
  • Malaysia trả thi hài ông Kim Jong-Nam về Bắc Hàn (RFA) – Bình Nhưỡng đồng ý cho 9 công dân Malaysia lên máy bay về lại Kuala Lumpur, và Malaysia trao trả thi hài ông Kim Jong-Nam về Bắc Hàn, thể theo lời yêu cầu của thân nhân người quá cố.
  • Brexit, giai đoạn khó khăn nhất mở màn (RFI) – Brexit, giai đoạn khó khăn nhất bắt đầu mở ra. Toàn cảnh chính trị Pháp thêm rối ren : « Phát súng khai tử đảng Xã Hội ». Quan hệ Paris Bắc Kinh thêm căng thẳng sau vụ một công dân Trung Quốc bị cảnh sát Pháp bắn chết tại nhà.
  • Ông Trump và chủ nghĩa Jackson của Mỹ (BBC) – Ông Donald Trump ca ngợi cố tổng thống Andrew Jackson người đã mở vùng Viễn Tây thời thế kỷ 19 để lấy đất cho giới bình dân gốc Âu.
  • Pháp: Phim thiếu nhi không chỉ có Harry Potter (RFI) – Kể từ ngày 29 tháng Ba cho tới 30 tháng Bảy 2017, Viện lưu trữ phim ảnh Pháp Cinémathèque Française tổ chức một chương trình văn hóa xung quanh chủ đề ‘‘Tuổi thơ qua phim ảnh’’. Một chương trình sinh hoạt đa dạng kết hợp nhiều bộ môn nghệ thuật, thích hợp với các gia đình có con nhỏ và khai mạc đúng vào thời điểm kỳ nghỉ mùa xuân nhân lễ Phục Sinh (Pâques/Easter) lại sắp bắt đầu.
  • Nga muốn mở rộng ảnh hưởng ở vùng Bắc Cực (RFI) – Diễn Đàn Quốc Tế về Bắc Cực lần thứ tư được tổ chức từ ngày 28 đến 30/03/2017, tại Arkhangelsk, Nga, với sự tham dự của tất cả các nước nằm kế cận Bắc Cực (Canada, Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Greenland) cũng như các quốc gia quan tâm đến những thách thức thương mại tại đây, như Trung Quốc, Nhật Bản. Bởi vì Bắc Cực có một vị trí chiến lược về mặt quân sự và thương mại. Nhất là khi nhiệt độ trên trái đất tăng, làm tan băng, giúp cho việc khai thác trở nên dễ dàng hơn. Do vậy, từ nhiều năm qua, Nga đã không dấu diếm tham vọng của mình đối với vùng Bắc Cực.
  • Ngoại trưởng Mỹ công du Thổ Nhĩ Kỳ với trọng tâm là hồ sơ Syria (RFI) – Ngày 30/03/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bắt đầu chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lịch trình, ông Tillerson hội đàm với thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ và gặp tổng thống Recep Erdogan. Phía Mỹ tập trung thảo luận về tình hình Syria, còn Thổ Nhĩ Kỳ dường như không muốn thay đổi lập trường và muốn nêu hồ sơ trục xuất giáo sĩ Fethullah Gülen, bị Ankara coi là chủ mưu vụ đảo chính hụt hồi giữa tháng Bẩy năm 2016.
  • Thủ tướng Đức Merkel không muốn có các cuộc đàm phán song song (RFI) – Ngay sau khi nước Anh chính thức thông báo rút ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, vào hôm qua, 29/03/2019, thủ tướng Đức Angela Merkel đã lấy làm tiếc về quyết định này nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ cứng rắn, không chấp nhận đề nghị của Luân Đôn muốn tiến hành đàm phán về các điều kiện ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu cùng lúc với các cuộc thương lượng về quan hệ đối tác song phương trong tương lai.