Điểm Tin Thứ Năm 04.01.2018
Ảnh tư liệu: Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi họp báo tại Phủ Chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 12/11/2017.REUTERS/Kham
- Chiến lược an ninh mới của Mỹ: Việt Nam có thể có vị trí tốt (RFI) – Hạ tuần tháng 12/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố Chiến Lược An Ninh Quốc Gia mới của Hoa Kỳ bao gồm 4 chủ đề chính: Bảo vệ lãnh thổ và lối sống Mỹ, phát huy sự trù phú của Mỹ, thể hiện hòa bình qua sức mạnh và tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trong một thế giới cạnh tranh dữ dội hơn bao giờ hết. Trong một phân tích dưới dạng hỏi đáp ngày 22/12/2017, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về châu Á thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc đã phân tích thêm về các chủ đề nói trên để xem vị trí của Việt Nam và Biển Đông có thể ra sao trong chiến lược an ninh mới của Mỹ.
- Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ (BBC) – Bill Hayton nói về giải pháp Biển Đông và rằng có những người ở Đông Nam Á ‘làm giàu’ nhờ dự án Một Vành đai Một Con đường của TQ.
- 2018: Vẫn trung thành với “chính sách ba không”? (VOA) – Tháng trước, lần đầu tiên hệ thống truyền thông Trung Quốc loan báo rộng rãi rằng Trung Quốc đã hoàn tất và đang sử dụng một căn cứ không quân hiện đại trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa.
- Nhân quyền VN 2017: “Tồi tệ vì sự chuyên chế hóa của chính quyền” (RFA) – Tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong năm qua bị các tổ chức quốc tế và giới hoạt động cho là xấu đi.
- Thủ tướng Việt Nam không giữ lời liên quan sai phạm của Formosa? (RFA) – Nạn nhân cùng dư luận khẳng định hậu quả của thảm họa môi trường Formosa vẫn còn kéo dài đến hiện tại và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không giữ lời liên quan sai phạm của Formosa.
- BOT Ninh An lại xả trạm sang ngày thứ 3 (RFA) – Trạm thu phí Ninh An, thị xã Ninh Hoà, Khánh Hoà phải tiếp tục xả trạm 6 lần trong buổi sáng ngày 3/1/2018.
- Đan viện Thiên An phản đối Ủy ban Nhân dân Thừa Thiên-Huế (RFA) – Hôm 31 tháng 12 năm 2017 các Đan sĩ đan viện Thiên An đã gửi thư phản đối đến UBND Thừa Thiên Huế về văn bản có lời lẽ bị cho là vu cáo, nhục mạ Bề Trên Đan viện – Linh mục Antôn Nguyễn Văn Đức.
- Chuyên gia: Đề xuất tăng thuế 2018 không có ‘giải trình thỏa đáng’ (VOA) – Bộ Tài chính Việt Nam sắp trình đề xuất tăng một số loại thuế lên Thủ tướng, rồi sau đó đề xuất sẽ được trình lên quốc hội trong năm 2018.
- Luật sư đã gặp Vũ ‘nhôm (RFA) – Một luật sư Singapore xác nhận đã gặp Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ ‘nhôm’, người đang bị Cơ quan Quản lý Quản Lý Xuất Nhập cảnh Singapore bắt giữ và chính phủ Việt Nam truy nã.
- Kháng thư yêu cầu dỡ bỏ tượng Hồ Chí Minh ở Nhật (VOA) – Đại diện các cộng đồng người gốc Việt ở nước ngoài, thông qua Ban Thường trực Liên Mạng Người Việt Tự do Toàn cầu, đang lập kháng thư yêu cầu thành phố Mimasaka dỡ bỏ tượng Hồ Chí Minh ra khỏi một viện bảo tàng ở Nhật Bản.
- Cụ Tổng khó ngủ ngay từ ngày đầu năm (VOA) – Đã trót dọa và mua chuộc Thanh khi ra tòa phải khẳng định theo phương án tự nguyện trở về nước đầu thú, để được rộng lượng thoát tử hình, nhưng nay Vũ Nhôm có đầy đủ chứng cớ về một cuộc bắt cóc táo tợn, thì làm sao đối phó?
- Chính trị VN ra sao nếu ông Anh Vũ bị bắt về? (BBC) – Nếu ông Phan Văn Anh Vũ bị bắt đưa về Việt Nam, vụ việc có thể tác động đến cả Bộ Công an và thành phố Đà Nẵng, theo các bình luận quốc tế.
- Luật sư: Vũ Nhôm lo ngại an nguy bản thân do ‘chính trị nội bộ’ VN (VOA) – Ông Phan Văn Anh Vũ, còn gọi là Vũ Nhôm, bày tỏ quan ngại về số phận của mình do tình hình “chính trị nội bộ” ở Việt Nam, nơi ông nói ông từng là một nhân viên tình báo cấp cao.
- Singapore có dễ ‘nhả’ Vũ ‘Nhôm’ cho Việt Nam? (VOA) – Dù chỉ được đánh giá là một con chốt, nhưng Vũ “Nhôm” lại có vai trò như một “hồ sơ sống” đối với nhiều quan chức, và Phan Văn Anh Vũ có thể tác động lớn đối với bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam.
- Vũ ‘nhôm’ trốn thoát: một cuộc so găng khác (RFA) – Tháng 9 năm 2016, chỉ một thời gian ngắn sau khi có tin Trịnh Xuân Thanh trốn khỏi Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã quyết định trở thành Tổng Bí thư đầu tiên trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Đảng ủy Công an Trung ương.
- Kỳ vọng trong năm 2018 (RFA) – Sau nhiều năm xì hơi, liệu cái bong bóng địa ốc Việt Nam có thể tự phục hồi và hoạt động trở lại một cách bình thường? Tình hình nhân quyền có gì thay đổi?
- VN: Chính phủ có nên kiên trì ‘chính sách thực dụng’? (BBC) – Chính sách mà Chính phủ VN đang tiến hành cần được kiên trì để tiến tới ‘mô hình thành công’, theo nhà phân tích từ Hà Nội.
- Nổ lớn tại kho phế liệu chứa đầu đạn ở Bắc Ninh (VOA) – 2 trẻ em đã thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ kinh hoàng xảy ra vào khoảng 4 giờ 30 sáng ngày 3/1 tại thôn Quan Độ
- Hơn 8 ngàn người Việt chết vì tai nạn giao thông trong năm qua (RFA) – Có hơn 8 ngàn người thiệt mạng và hơn 17 ngàn người bị thương do tai nạn giao thông ở Việt Nam, trong năm 2017.
- Việt- Thái tuần tra chung trên biển (RFA) – Từ ngày 19 đến 27 tháng 12, Hải quân Việt Nam và Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành tuần tra chung thường niên lần thứ 36
- Đọc lại: Hoàng đế Quang Trung ra Bắc (BBC) – Đọc lại bài của tác giả Nguyễn Duy Chính về trận Quang Trung ra Bắc đánh quân Thanh đầu năm Kỷ Dậu (1789).
- TIN ĐỌC NHANH (RFI) –
- 2018: Báo hiệu những chuyển động mạnh ở châu Mỹ Latinh (RFI) – Thời sự chính được hầu hết các báo Pháp ra hôm nay đăng tải là làn sóng biểu tình phản kháng chế độ ở Iran và những dấu hiệu hòa hoãn giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên trong số báo đầu năm, Le Figaro dành sự chú ý tới khu vực châu Mỹ Latinh, khu vực sẽ có những biến chuyển chính trị quan trọng trong năm nay với bài : « 2018, năm quyết định cho Mỹ Latinh ».
- Nỗi lo của cộng đồng gốc Việt ở Campuchia (BBC) – Sinh sống tại Biển Hồ từ hàng chục năm qua, nhưng nay cộng đồng người gốc Việt lo sợ phải đối diện với nguy cơ có cuộc sống bấp bênh.
- Những thách thức y tế toàn cầu trong 2018 (BBC) – Sốt rét, nạn đói và kháng thuốc kháng sinh sẽ tiếp tục là những chủ đề nóng trong lĩnh vực y tế toàn cầu năm 2018.
- Mỹ không bán công ty cho Trung Quốc vì lo ngại an ninh (VOA) – Kế hoạch của Ant Financial nhằm thâu tóm công ty chuyển tiền MoneyGram của Hoa Kỳ đã thất bại hôm 2/1 sau khi bị một ủy ban của chính phủ Mỹ bác bỏ do lo ngại về an ninh quốc gia.
- Mỹ ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm công ty MoneyGram (RFI) – Thêm một dấu hiệu nữa cho thấy quan hệ kinh tế Mỹ-Trung căng thẳng. Hôm qua, 02/1/2018, kế hoạch của tập đoàn Trung Quốc Alibaba muốn thâu tóm công ty chuyển tiền toàn cầu Mỹ MoneyGram đã bị hủy bỏ. Hôm nay, 03/01, Bắc Kinh kêu gọi Washington đối xử « công bằng ».
- WeChat nói không ‘lưu nội dung’ trao đổi (BBC) – Mạng WeChat ở Trung Quốc nói họ không lưu trữ nội dung trao đổi cũ của người dùng như phê phán của tỷ phú Lý Thư Phúc.
- Quan hệ Trung Quốc – Đài Loan tiếp tục đình trệ (VOA) – Quan hệ đình trệ giữa đối thủ chính trị, Trung Quốc và Đài Loan, đã bước vào năm thứ ba, khiến Bắc Kinh khó có thể tìm ra được các cách thức mới để thúc ép Đài Loan tiến tới bàn thương thuyết.
- Mỹ xét xử một người Trung Quốc âm mưu tới Guam khai gian xin tị nạn (VOA) – Một người nước ngoài bị truy tố vì không chịu rời đảo Guam. Người này bị cáo buộc đã âm mưu dùng tàu vượt biên tới đảo này, mở hoạt động kinh doanh và khai khống để xin tị nạn, theo hồ sơ tòa án.
- Pháp: bài hát kỳ thị người Trung Quốc dạy cho trẻ mẫu giáo bị cấm (VOA) – Một bài hát được dạy trong một trường mẫu giáo của Pháp bị cho là mang lời lẽ kỳ thị người Trung Quốc, theo tờ Hoàn cầu thời báo; Bài hát sau đó đã bị cấm sử dụng ở Pháp
- Kim Jong Un tung đòn hiểm ngoại giao, liên minh Mỹ-Hàn bị rạn nứt? (RFI) – Ngay khi năm 2018 bắt đầu, lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un đã liên tiếp đưa ra các đề nghị hòa hoãn với Seoul, mới nhất là việc tái lập đường điện thoại đỏ liên Triều ngay từ hôm nay, 03/01/2018. Phản ứng của hai đối thủ trực tiếp của Bắc Triều Tiên rất khác nhau : nếu Seoul hoan nghênh các động thái của Bình Nhưỡng, thì đồng minh Washington ngược lại không che giấu sự hoài nghi. Câu hỏi đang được đặt ra là phải chăng Kim Jong Un đã cố tình tung đòn để gây chia rẽ trong liên minh Mỹ-Hàn Quốc và đã bước đầu thành công ?
- Indonesia lập cơ quan an ninh mạng chống cực đoan, tin giả (RFA) – Indonesia vào ngày thứ tư 3 tháng giêng cho khai trương cơ quan an ninh mạng mới nhằm đối phó với chủ nghĩa cực đoan tôn giáo cũng như tin giả tung ra trên mạng xã hội.
- Tàu công nghệ cao lên đường tìm kiếm máy bay MH370 (RFA) – Chính phủ Malaysia và Công ty thăm dò Hoa Kỳ Ocean Infinity đang trong giai đoạn cuối đàm phán hợp đồng tái tục công cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 bị mất tích kể từ tháng 3 năm 2014.
- Tìm máy bay Malaysia mất tích năm 2014, công ty Mỹ thử thời vận (VOA) – Công ty thăm dò đại dương Ocean Infinity của Mỹ đã triển khai một chiếc tàu để tái tục cuộc tìm kiếm chiếc máy bay MH370 của Hãng Hàng không Malaysia đã mất tích hồi tháng Ba 2014 cùng với 239 hành khách.
- Kinh tế và dân chủ, trường hợp Campuchia (RFA) – Vụ khủng hoảng chính trị đang xảy ra tại Campuchia khiến người ta tự hỏi là người dân có thể chấp nhận ách độc tài hay không nếu cuộc sống của họ có một chút cải tiến về mặt kinh tế?
- Báo chí Anh : Luân Đôn có ý định tham gia TPP sau Brexit (RFI) – Báo Financial Times, số ra ngày hôm qua, 02/01/2018, cho biết, để thúc đẩy xuất khẩu, bộ trưởng Thương Mại Anh nêu ra khả năng tham gia hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương – TPP, sau khi Luân Đôn ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
- Liệu Anh quốc sẽ thực sự gia nhập CPTPP? (BBC) – Các thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương hiện đang là thị trường tiêu thụ chừng 8% xuất khẩu của Anh.
- Donald Trump dọa cắt viện trợ cho Palestine (RFI) – Tổng thống Mỹ Donald hôm qua 02/01/2018, dọa ngưng cấp nguồn viện trợ « hàng trăm triệu đô la mỗi năm » cho chính quyền Palestine vì cho rằng không nhận được sự tôn trọng.
- Palestine sẽ không để ông Trump ‘tống tiền’ (VOA) – Một quan chức cấp cao của Palestine hôm 3/1 nói người Palestine sẽ không khuất phục và “để bị tống tiền” bởi lời đe dọa cắt cứu trợ của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
- Bắt được nữ chiến binh Daech người Pháp “quan trọng” (RFI) – Emilie König, 33 tuổi, bị lực lượng Kurdistan bắt giữ tại Syria, theo mẹ của đương sự, theo nhật báo Pháp Ouest-France hôm qua, 02/01/2018. Đây là nữ chiến binh Daech bị an ninh Pháp truy lùng gắt gao nhất.
- World Cup 2018 : Chủ nhà Nga vẫn ngổn ngang nỗi lo (RFI) – Bốn năm sau Thế vận hội mùa đông Sotchi, một lần nữa nước Nga đang chuẩn bị đón một trong những sự kiện thể thao lớn nhất thế giới trong năm nay: Vòng chung kết Cúp bóng đá thế giới 2018, được tổ chức từ ngày 14/06 đến 15/07. Lần đầu tiên ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh được tổ chức tại một quốc gia Đông Âu, sự kiện thể thao lớn này sẽ được hàng tỷ người trên khắp thé giới theo dõi.
- Ukraina: Dân phẫn nộ xuống đường sau vụ một nữ luật sư bị sát hại (RFI) – Hàng trăm người đã biểu tình tại Kiev hôm qua, 02/01/2018, sau vụ nữ luật sư Iryna Nozdrovska bị giết. Những người biểu tình cáo buộc chính quyền đã không có biện pháp bảo vệ luật sư trước đó, và chỉ phản ứng một cách chiếu lệ sau vụ giết người này.
- Phe bảo thủ Đức kêu gọi kiểm tra tuổi tác đối với trẻ em tị nạn (VOA) – Các đồng minh của đảng Bảo thủ do Thủ tướng Đức Angela Merkel lãnh đạo hôm 2/1 kêu gọi một chính sách mới theo đó những trẻ em tị nạn tại Đức phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế về tuổi tác. Đề nghị này bị Hiệp hội Y tế Đức cho là vi phạm những nguyên tắc về đạo đức.
- Nơi ‘dư luận viên’ tung hoành trên mạng xã hội (BBC) – Lực lượng ‘dư luận viên’ ở Brazil nhận tiền để ca ngợi bất kì chính trị gia nào sẵn sàng chi đậm và làm khuynh đảo bầu cử.
- Bulgari : Tổng thống phủ quyết luật chống tham nhũng (RFI) – Một ngày sau khi nắm quyền chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, tổng thống Roumen Radev ngày 02/01/2018 đã phủ quyết một đạo luật chống tham nhũng bất chấp khuyến nghị của Liên Hiệp Châu Âu.
- Iran : Hàng chục nghìn người biểu tình ủng hộ chế độ (RFI) – Tại Iran, sau nhiều đêm bạo động và biểu tình phản đối chính quyền, tình hình dường như có phần lắng lại. Sáng hôm nay, 03/01/2018, hàng chục ngàn người biểu tình tại nhiều thành phố trên khắp Iran, để lên án « các hoạt động gây rối ».
- Tuần hành hậu thuẫn chính phủ ở Iran (VOA) – Nhiều người ủng hộ chính phủ đã tổ chức các cuộc tuần hành khắp Iran hôm 3/1 sau nhiều ngày xảy ra các cuộc biểu tình phản đối chính phủ và các vấn đề kinh tế.
- Ai Cập gia hạn tình trạng khẩn cấp (VOA) – Ai Cập gia hạn tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc thêm 3 tháng kể từ ngày 13/01 tới đây để đối phó với “hiểm nguy và hoạt động tài trợ cho các nhóm khủng bố”, theo thông tấn xã nhà nước MENA hôm 2/1.
- Sao YouTube xin lỗi về video xác người trong ‘rừng tự sát’ (BBC) – Thanh niên Mỹ đăng video xác chết nghi do tự tử trong rừng ở Nhật gây phẫn nộ trên mạng xã hội.
- Chết vì thời tiết giá lạnh như Bắc cực ở Mỹ (VOA) – Đợt rét kỷ lục đang bao trùm nước Mỹ đã làm 9 người thiệt mạng trong mấy tuần gần đây và các nhà dự báo cho biết thời tiết trong những ngày tới còn tồi tệ hơn nhiều
- Làm việc thâu đêm phá cơ thể mức nào? (BBC) – Có hàng triệu người thường xuyên làm việc ca đêm và có hại tới sức khỏe. Liệu người ta có thể giảm được tác động liên hoàn của nó với kinh tế toàn cầu hay không?
- Ubud, thiên đường của dân ‘du mục digital’ (BBC) – Một thị trấn Indonesia nay trở thành xứ sở của những chuyên gia đánh đổi cuộc sống mệt mỏi trong văn phòng lấy môi trường làm việc phóng khoáng, lý tưởng hơn.
http://www.tintuchangngayonline.com/2018/01/iem-tin-thu-nam-04012018.html