Điểm Tin Thứ Bảy 18.02.2017
Tin Tức Hằng Ngày
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
- Trump đổi giọng, Biển Đông có thay đổi? (VOA) – Tổng thống Donald Trump tuyên bố với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Hoa Kỳ sẽ tôn trọng chính sách ‘Một nước Trung Hoa’ trong cuộc điện đàm hôm 9/2, theo thông cáo từ Tòa Bạch Ốc một ngày sau đó.
- Trung Quốc hoàn tất tập trận trên biển Đông (VOA) – Ba tàu chiến Trung Quốc hôm 17-2 đã hoàn tất một tuần tập trận như dự kiến ở Biển Đông, sau khi tàu sân bay duy nhất của nước này tiến hành thử nghiệm vũ khí trên tàu
- Cuộc chiến biên giới 1979 chưa được đề cập ‘tương xứng’ (VOA) – Sử gia Dương Trung Quốc thừa nhận gần đây có sự gia tăng thông tin về chiến tranh biên giới Việt – Trung năm 1979 trên các phương tiện thông tin chính thống, nhưng “chưa tương xứng.”
- Truyền thông Nhà nước viết về cuộc chiến 1979 (RFA) – Báo chí nhà nước có nhiều bài viết, phỏng vấn và hình ảnh về cuộc chiến biên giới diễn ra 38 năm về trước khiến 60.000 người Việt Nam thiệt mạng.
- Chính trường Việt Nam: Ăn Tết xong rồi, làm gì nữa? (VOA) – Cái tết Nguyên đán lê thê mệt đứ đừ cuối cùng cũng đã ‘hoàn thành nhiệm vụ’. Những màn hiếu hỉ quan chức ở đủ mọi cấp trước Tết và trong Tết rốt cuộc cũng ‘hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ’
- Phản biện nghị quyết 25 của chính phủ – Nguyễn Đình Cống – Ngày 08 tháng 02 năm 2017 Chính phủ ra Nghị quyết số 25 /NQ-CP: “BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG; NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI SỰ SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, NHỮNG BIỂU HIỆN “TỰ DIỄN BIẾN”, “TỰ CHUYỂN HÓA” TRONG NỘI BỘ”. Nghị quyết được dựa trên 4 căn cứ sau : 1- Luật tổ …
- Ân xá Quốc tế lên tiếng tình trạng tù nhân Trần Thị Thúy (RFA) – Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 17 tháng 2 lên tiếng báo động về tình trạng sức khỏe của tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy.
- Dấu hiệu của sự xoa dịu? (RFA) – Những người thân đến đón bà Bùi Hằng và ông Đoàn Huy Chương không gặp trở ngại từ phía chính quyền như những tù nhân lương tâm trước đây.
- Ông Ðoàn Huy Chương bị gây khó dễ ngày ra tù – Nhật Bình/Người Việt – Cựu tù nhân lương tâm Ðỗ Thị Minh Hạnh chúc mừng ông Ðoàn Huy Chương trở về. (Hình: Nhật Bình/Người Việt). SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Họ không muốn thấy hình ảnh nhiều người thân và gia đình tôi chào đón tôi vào ngày ra tù. Nên họ cố tình chèn ép, đánh lừa để đưa tôi về công an địa phương ở Trà Vinh trước khi trả tôi về gia đình”. Ông Ðoàn Huy Chương, nhà hoạt động vì công nhân vừa mãn hạn tù, cho nhật báo …
- Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về tử hình (RFA) – Việt Nam đã tử hình tổng cộng 429 người từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 6 năm 2016.
- Chín địa phương có tình trạng ‘cả họ làm quan’ (RFA) – Chín địa phương đơn vị là những nơi bị phát hiện có tình trạng tuyển dụng người nhà vào làm việc trong bộ máy chính quyền.
- Điều tra vụ thả cá ngoại lai xuống Sông Hồng (RFA) – Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ Công an điều tra xác định thông tin và xử lý theo quy định đối với trách nhiệm tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật.
- Giáo phận Vinh phản đối đàn áp giáo dân kiện Formosa (RFA) – Ban Công Lý và Hòa bình Giáo phận Vinh ra thông cáo lên án hành động đàn áp người dân biểu tình ôn hòa đi khởi kiện công ty Formosa hôm 14 tháng 2 vừa qua.
- Giáo dân Nghệ An đi kiện: ‘Đừng coi thường người dân’ (BBC) – Nhà báo Trần Tiến Đức cho rằng báo chí không thể gọi người dân là ‘nhẹ dạ, cả tin’ khi giáo dân Nghệ An đấu tranh cho quyền lợi của mình.
- Giáo dân đi kiện Formosa, về nhà ‘theo yêu cầu của bề trên’ – Các ngư dân và gia đình nghe Linh mục Nguyễn Đình Thục thông báo. (Hình: FB Lê Sơn). NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Đoàn ngư dân và gia đình, thiệt hại vì biển bị công ty gang thép Formosa đầu độc, không tiếp tục tới tòa án Kỳ Anh để kiện, mà chỉ cử đại diện đến đó “theo yêu cầu của bề trên”. Trang mạng thông tin của giáo dân Công Giáo “Tin Mừng Cho Người Nghèo” cũng như nhiều facebooker loan báo như vậy trên mạng xã hội. Các …
- Đoàn người đi kiện Formosa bị tấn công – Đoàn người từ 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ tỉnh Nghệ An, đã quyết tâm đi bộ trên đoạn đường dài gần 200 km để nộp đơn kiện Formosa, ngày 14/02/2017. (Ảnh: Tin Mừng cho Người nghèo). Linh mục và ngư dân trong đoàn hàng trăm người đi khiếu kiện Formosa cho VOA biết họ đã bị tấn công “tàn nhẫn”, nhiều người “sống dở chết dở” khi đang trên đường, đi bộ đến Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để nộp đơn kiện Formosa, công ty đã gây ra …
- Giáo phận Vinh lên án bạo lực nhắm vào người dân kiện Formosa (VOA) – Ban Công Lý và Hòa Bình của Giáo phận Vinh vừa ra thông cáo lên án chính quyền Việt Nam sử dụng bạo lực để ngăn chặn những người nộp đơn khiếu kiện Formosa
- Cuộc chiến biên giới phía Bắc: Nhớ là để cảnh giác (RFA) – 38 năm đã đi qua kể từ cái ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, khi Trung Cộng bất ngờ đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.
- Cuộc chiến 1979 thực sự đã ‘bắt đầu từ trước’ (BBC) – Sử gia Hà Văn Thịnh từ Đại học Huế bình luận về sự kiện 17/2/1917 trên biên giới Việt – Trung và giảng dạy, nghiên cứu, làm sách ở Việt Nam.
- Hà Nội: Hàng chục người tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung 1979 (RFI) – Vào hôm nay, 17/02/2017, hàng chục người đã tập hợp trước tượng đài Lý Thái Tổ ở trung tâm thủ đô Hà Nội để kỷ niệm 38 năm ngày nổ ra cuộc chiến tranh biên giới ngắn ngủi nhưng đẫm máu của Việt Nam chống lại Trung Quốc xâm lược.
- Ảnh: Nhìn lại cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2/1979 – Bản quyền hình ảnh: STR/AFP/GETTY IMAGES. Một đơn vị pháo của Quân đội Việt Nam tại tỉnh Lạng Sơn đang chiến đấu chống lại cuộc xâm lấn của Trung Quốc dọc biên giới dài 230 km giữa hai nước ngày 23/2/1979. Vào ngày 17/2/1979 sau nhiều tháng khẩu chiến và xung đột, Trung Quốc tiến hành cuộc tổng tấn công vào Việt Nam, nước đồng minh cộng sản của họ để “dạy cho Việt Nam một bài học” vì đã tỏ ra không lệ thuộc vào Trung Quốc như họ trông …
- Công an ‘quấy rối’ lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới (VOA) – Các nhà hoạt động cho biết dân họ bị ngăn cản, không được dự lễ kỷ niệm 38 năm ngày bùng nổ cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc
- Một số người ‘bị câu lưu’ vì tưởng niệm 17/2 (BBC) – Khoảng một chục người cáo buộc đã bị câu lưu trong lễ tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt – Trung 17/2/1979 tại Hà Nội và TP. HCM.
- Ngày 17/02: ‘Nhắc lại lịch sử là chuyện nghiễm nhiên’ (BBC) – Một nhà hoạt động cho rằng cần tạo áp lực xã hội để những cuộc chiến như cuộc chiến Biên giới được đưa vào sách giáo khoa.
- Phó thủ tướng yêu cầu xử lý sai phạm của Vinastas (RFA) – Vào tháng 10 năm ngoái, Vinastas đưa ra thông tin trước báo chí về kết quả một cuộc khảo sát các loại nước mắm ở Việt Nam trong đó cho thấy nhiều mẫu nước mắm truyền thống có lượng arsen tức thạch tín vượt ngưỡng cho phép.
- Khách TQ sang VN được “đối xử bình đẳng” (BBC) – Tổng cục Du lịch nói Viêt Nam “chào đón và đối xử bình đẳng với khách TQ” sau cáo buộc một người bị cán bộ biên phòng VN đánh ở Móng Cái.
- Tàu hải quân Singapore cập cảng Cam Ranh (RFA) – Tàu hải quân Singapore RSS Endurance cùng 180 thủy thủ vừa cập cảng Quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 17/2/2017.
- Hoa Kỳ và Ấn Độ thảo luận dự án sản xuất máy bay F-16 tại Ấn Độ (VOA) – Lockheed Martin, công ty sản xuất thiết bị quốc phòng của Hoa Kỳ cho biết chính phủ Mỹ và chính phủ Ấn Độ đang thảo luận về đề xuất chiến đấu cơ F-16 tại Ấn Độ
- Mỹ sẵn sàng bảo vệ Nhật và Hàn Quốc bằng bom hạt nhân (RFI) – Trong một bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Hàn công bố ngày 16/02/2017 tại Bonn, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cực lực lên án vụ phóng thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng ngày 12/02 vừa qua và khẳng định bảo vệ hai đồng minh Bắc Á bằng mọi cách, kể cả sử dụng vũ khí « hạt nhân ».
- Người thừa kế tập đoàn Samsung Lee Jae-yong bị bắt (BBC) – Lee Jae-yong, người thừa kế tập đoàn Samsung vừa bị bắt tại Nam Hàn, bị cáo buộc tội hối lộ và những tội danh khác.
- Hàn Quốc bắt tạm giam lãnh đạo tập đoàn Samsung (RFI) – Lee Jae Yong, người thừa kế tập đoàn Samsung hôm nay 17/02/2017 đã bị bắt vì tội tham nhũng, khai man và biển thủ công quỹ liên quan tới vụ tai tiếng chính trị-tài chính khiến tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye bị Quốc Hội phế truất hồi tháng 12/2016.
- Malaysia giữ xác ông Kim Jong-nam chờ mẫu DNA (RFA) – Cảnh sát Malaysia sẽ không trao cho Bình Nhưỡng xác của ông Kim Jong-nam cho đến khi nào nhận được mẫu DNA của một thân nhân trực hệ.
- Vụ ám sát anh Kim Jong Un: Malaysia đòi cung cấp mẫu ADN (RFI) – Thi hài Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, bị ám sát tại Kuala Lumpur chỉ được trao cho Bình Nhưỡng khi nào gia đình họ Kim cung cấp mẫu ADN. Trên đây là quyết định của Malaysia bất chấp hai yêu cầu của Bình Nhưỡng : chống giảo nghiệm tử thi và đòi trả thi thể nạn nhân.
- Các nữ điệp viên Bắc Hàn nổi tiếng (BBC) – Tìm hiểu về các nữ gián điệp Bắc Hàn trong những điệp vụ nguy hiểm nhất.
- Thêm chi tiết về hai nghi phạm vụ Kim Jong-nam (BBC) – Các hãng thông tấn đưa thêm chi tiết về hai nữ nghi phạm bị bắt vì liên quan vụ sát hại anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un.
- G20 : Mỹ thúc giục Trung Quốc kềm chế Bắc Triều Tiên (RFI) – Lãnh đạo ngoại giao Mỹ và Trung Quốc gặp nhau vào hôm nay 17/02/2017 bên lề hội nghị nhóm G20 tại Bonn, Đức. Trong bối cảnh quan hệ song phương căng thẳng từ khi thay đổi chủ nhân tại Nhà Trắng, hồ sơ Bắc Triều Tiên, Đài Loan và Biển Đông có thể là trọng tâm cuộc thảo luận giữa Rex Tillerson và Vương Nghị.
- Ngoại trưởng Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp nhau (RFA) – Đây là cuộc gặp Mỹ- Trung cấp cao nhất kể từ khi tổng thống Donald Trump lên nhậm chức. Chi tiết cuộc gặp không được tiết lộ.
- Cảnh sát Hong Kong bị án tù hai năm vì đánh người biểu tình (BBC) – Bảy nhân viên cảnh sát Hong Kong vừa lãnh án tù hai năm vì bị ghi hình đánh người biểu tình vì dân chủ bị còng tay hồi năm 2014.
- Thái Lan: Một nhà sư bị cáo buộc nhũng lạm tiền công đức (RFA) – Người bị truy tìm có tên Phra Dhamachayo từng đứng ra thành lập một giáo phái Phật giáo vào năm 1970.
- Philippines: Số người bị bắn liên quan ma túy không giảm (RFA) – Số người bị giết trong cuộc chiến chống ma túy tại Philippines vẫn tiếp tục sau khi tổng thống Duterte rút lực lượng cảnh sát ra khỏi chiến dịch này.
- Campuchia: Một người bị bắt do nói xấu thủ tướng Hun Sen (RFA) – Một nhà phân tích chính trị của Campuchia vừa bị bắt giữ với cáo buộc nói xấu Thủ tướng Hun Sen trong một cuộc phỏng vấn trên radio.
- Zealandia: Có lục địa thứ tám bên dưới New Zealand? (BBC) – Gần như ngập toàn bộ dưới mặt nước nhưng Zealandia nên được xem là một lục địa, theo các nhà nghiên cứu.
- Tại Munich, châu Âu ngóng chờ Mỹ làm rõ chính sách đối ngoại mới (RFI) – Chưa bao giờ giới lãnh đạo châu Âu lại ngóng trông những lời giải thích của đồng minh Mỹ như tại Hội Nghị An Ninh Munich (Đức) chính thức mở ra vào ngày 17/02/2017. Lý do rất dễ hiểu : Đây là lần đầu tiên mà những nhân vật đứng đầu ngành ngoại giao và quốc phòng Mỹ tiếp xúc trực tiếp với các đồng nhiệm châu Âu từ ngày tổng thống Donald Trump lên nắm quyền ở Washington, sau khi có nhiều phát biểu không mấy thiện cảm với châu Âu, trong lúc lại liên tiếp tung tín hiệu hòa dịu hướng về Nga, đối thủ của châu Âu.
- NATO : Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tỏ thái độ cứng rắn với Nga (RFI) – Trong ngày họp thứ hai của bộ trưởng Quốc Phòng các nước thành viên Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đã đưa ra một thông điệp cứng rắn đối với Nga. Và những thông điệp này đã không làm mất lòng các đồng minh NATO.
- Tòa Bạch Ốc gặp rắc rối vì thông tin rò rỉ (VOA) – Các vụ rò rỉ thông tin mật không có gì là mới ở thủ đô Washington, nhưng các chuyên gia nói lần này có hơi khác: hầu hết các vụ rò rỉ thông tin không nhắm vào các chính sách của Tổng thống Trump, mà nhắm vào cá nhân ông
- Nga giữ thế thủ sau khi Flynn bị bãi nhiệm (VOA) – Nga lùi vào thế thủ và phản ứng thận trọng sau khi Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, là ông Michael Flynn, bị bãi nhiệm
- Mỹ: Harward từ chối làm cố vấn an ninh quốc gia (BBC) – Người được Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn làm cố vấn an ninh quốc gia thay cho Flynn đã từ chối vai trò này.
- Mỹ : Đô đốc Robert Harward từ chối chức vụ cố vấn an ninh quốc gia (RFI) – Một cựu đô đốc hải quân được tổng thống Donald Trump gợi ý làm cố vấn an ninh quốc gia đã công khai từ chối, viện lý do bận chuyện gia đình và kinh doanh. Truyền thông Mỹ loan báo tin này và đưa ra các lời lý giải bất lợi cho chủ nhân Nhà Trắng trong khi vai trò trọng yếu trong guồng máy lãnh đạo vẫn còn bỏ trống sau khi tướng Michael Flynn từ chức vì tai tiếng « móc nối » với Nga.
- Tội phạm chưa có quốc tịch Mỹ và nguy cơ trục xuất (VOA) – Vào năm 1966, Tổng thống Bill Cliton ký ban hành Luật có tên là “Antiterrorism and Effective Death Penalty Act” (tạm dịch là ‘Luật Chống Khủng bố và Thi hành Án Tử hình có hiệu lực’).
- Số nhóm bài Hồi giáo tại Mỹ tăng cao (VOA) – Số nhóm bài Hồi giáo ở Mỹ trong năm ngoái tăng gần gấp đôi, góp phần vào đà tăng chung về số lượng các nhóm kình chống Hồi giáo tại Mỹ trong năm thứ nhì liên tiếp.
- Mỹ: Di dân đình công phản đối Tổng thống Trump (VOA) – Giới hoạt động phát động lời kêu gọi các di dân ở nhà, không đến chỗ làm, không đi mua sắm hay ăn uống, và bỏ học trong nỗ lực nêu bật vai trò quan trọng không thể thiếu của di dân trong xã hội Mỹ.
- Mỹ bị gây sức ép tỏ rõ quan điểm trên hồ sơ Syria (RFI) – Các nước ủng hộ phe đối lập ở Syria nhóm họp bên lề hội nghị G20 ngày 17/02/2017 ở Bonn, Đức, để thống nhất và trắc nghiệm thái độ của Mỹ khi chỉ còn vài ngày nữa là các phe tham chiến ở Syria đàm phán hòa bình ở Genève.
- Tổng thống Mỹ đổ tội báo chí gây ra nhiều vấn đề (RFI) – Ngày 16/02/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho tổ chức họp báo ngoài dự kiến. Dường như đây là dịp để nguyên thủ Hoa Kỳ « phản kích » giới truyền thông mà ông tố cáo là « không trung thực ».
- Baghdad: Nổ bom, ít nhất 51 người chết (VOA) – Một chiếc xe bom phát nổ ngày 16/2 tại miền Nam Baghdad, ít nhất 51 người thiệt mạng và 55 người khác bị thương
- Pakistan: Đánh bom tự sát, 72 người chết (VOA) – Một tay đánh bom tự sát tấn công một đền thờ Sufi đông đúc tại miền Nam Pakistan ngày 16/2.
- Dùng kỹ thuật hiện đại để chơi đùa với mèo nuôi (BBC) – Các kỹ thuật hiện đại có thể dùng để chơi đùa hay theo dõi sức khỏe của chó mèo mà bạn nuôi.
- Người phương Đông và phương Tây suy nghĩ rất khác nhau? (BBC) – Người phương Tây có khuynh hướng có tính cá nhân hơn, và người các nước châu Á có tính tập thể hơn