Ðiểm Tin Thế Giới – 27/12/2022

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ðiểm Tin Thế Giới – 27/12/2022

Viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine làm lu mờ hầu hết ngân sách quân sự thế giới

Theo nhận định của Breitbart hôm 26/12, tổng viện trợ được duyệt trị giá 113 tỷ USD trong năm 2022 của Hoa Kỳ dành cho Ukraine đã làm lu mờ ngân sách quân sự hàng năm của mọi quốc gia trên thế giới. 

Ngay sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tới thăm Washington DC và có bài phát biểu trước Quốc hội vào tuần trước, khoản 45 tỷ USD viện trợ quân sự, nằm trong Dự luật chi tiêu lên đến 1.700 tỷ USD thuộc về ngân sách sang năm, đã được thông qua cho Ukraine, nâng tổng số duyệt chi trong năm nay cho Ukraine lên tới 113 tỷ USD.

Hai chuyên gia Ben Freeman và William Hartung của Viện Quincy chỉ ra một số phương diện mà viện trợ cho Ukraine đã vượt trội:

-Viện trợ lớn nhất từ Hoa Kỳ cho chiến tranh tại bất kỳ quốc gia nào từ trước đến nay, “ít nhất” là từ thời chiến tranh Việt Nam (người Mỹ gọi cuộc chiến mà họ có dính líu đến ở Việt Nam những năm thập niên 1960 1970 của thế kỷ trước là chiến tranh Việt Nam).
-Đè bẹp ngân sách quân sự 84 tỷ USD cả năm 2023 của Nga.
-Lớn hơn ngân sách quân sự hàng năm của bất kỳ một quốc gia nào (không tính Hoa Kỳ và Trung Quốc).
-Nhiều hơn tổng số của tất cả các khoản trợ giúp khác của Hoa Kỳ cho cộng đồng dân chúng thuộc loại về hạn hán, bão lũ, cháy rừng, và các loại thiên tai, nhiều hơn khoảng 4 tỷ USD.
-Gần bằng tổng chi tiêu cơ bản của Bộ Ngoại giao và Bộ An ninh Nội địa cộng lại.
-Gần bằng số tiền 118 tỷ USD mà Hoa Kỳ sẽ chi cho việc chăm sóc y tế cho tất cả các cựu chiến binh Hoa Kỳ.
-Nếu giả sử Ukraine là một tiểu bang của Hoa Kỳ, thì họ sẽ xếp thứ 11 về số tiền tài trợ từ liên bang mà họ nhận được.

Nói cách khác, trong 12 tháng qua, Ukraine đã được trao tiền đóng thuế của Hoa Kỳ nhiều hơn 40 bang của Hoa Kỳ,” hai ông Hartung và ông Freeman nhận xét.

Các nhà lãnh đạo Quốc hội như Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi (Đảng Dân chủ), Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ) và Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa) vẫn ủng hộ mạnh mẽ viện trợ cho Ukraine, bất chấp sự hoài nghi ngày càng tăng của người Mỹ vướng mắc ở Ukraine.

Một cuộc thăm dò của Morning Consult  cho thấy, 48% cử tri đã đăng ký của Đảng Cộng hòa muốn giảm việc cung cấp viện trợ nước ngoài. Cuộc khảo sát cũng tiết lộ rằng 48% đảng viên Cộng hòa muốn giảm can dự vào các vấn đề của các quốc gia khác.

Còn theo cuộc thăm dò vào tháng 12 của Harvard CAPS/Harris, lạm phát, kinh tế, việc làm và nhập cư là những vấn đề hàng đầu đối với người Mỹ chứ không phải Ukraine.

Hai ông Hartung và Freeman bình luận: “Lẽ ra người Mỹ phải được có một cuộc trò chuyện thực sự về việc người nộp thuế ở Mỹ phải trả bao nhiêu cho viện trợ này từ trước.”

Elon Musk cho biết khoảng 100 Starlinks hiện đang hoạt động ở Iran

Giám đốc điều hành của SpaceX, Elon Musk, cho biết hôm thứ Hai rằng công ty hiện sắp có 100 Starlinks đang cung cấp dịch vụ internet vệ tinh ở Iran. Ba tháng trước, ông Musk đã tweet rằng ông sẽ kích hoạt dịch vụ tại đó trong bối cảnh xảy ra các cuộc biểu tình trên diện rộng ở quốc gia Hồi giáo.
Trong một tweet hôm thứ Hai, tỷ phú Musk cho biết đang có “gần 100 starlinks đang hoạt động ở Iran”.

Vị tỷ phú đã nói vào tháng 9 rằng ông sẽ kích hoạt Starlink ở Iran như một phần trong nỗ lực do Hoa Kỳ hậu thuẫn “nhằm thúc đẩy tự do Internet và luồng thông tin tự do” cho người dân Iran.

Dịch vụ băng thông rộng dựa trên vệ tinh có thể giúp người Iran vượt qua các hạn chế của chính phủ trong việc truy cập Internet và một số nền tảng truyền thông xã hội nhất định trong bối cảnh các cuộc biểu tình trên khắp đất nước.

Cộng hòa Hồi giáo đã chìm trong các cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của cô Mahsa Amini, 22 tuổi, vào tháng 9 khi bị cảnh sát đạo đức giam giữ vì mặc “trang phục không phù hợp”.

Nga đưa ra tối hậu thư cho Ukraine: Hoặc là thực thi đề xuất của Nga hoặc là Nga sẽ tự quyết

Chỉ một ngày sau khi đưa ra thông điệp có thể đàm phán với Ukraine và nối lại nguồn cung khí đốt cho EU trong mùa đông băng giá kỷ lục, Nga đã đưa tối hậu thư cho Ukraine trong việc yêu cầu nước này phải thực thi các đề xuất của Nga hoặc là Nga sẽ tự quyết. Hy vọng mong manh về kết thúc chiến tranh như ngọn đèn dầu trước gió đông và bão tuyết.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã đưa ra tối hậu thư cho Ukraine vào thứ Hai, yêu cầu Ukraine thực hiện các đề xuất của Moscow, bao gồm cả việc giao nộp lãnh thổ mà Nga kiểm soát, nếu không quân đội của họ sẽ tự quyết định vấn đề.

Tối hậu thư Nga gửi cho Ukraine chỉ một sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Ukraine.

Theo Reuters, Kyiv và các đồng minh phương Tây đã từ chối lời đề nghị đàm phán của ông Putin. Phía Ukraine không thể nào chấp nhận đề xuất của Nga đối với 1/5 lãnh thổ Nga chiếm giữ bằng cuộc khi xâm lược vũ trang vào một đất nước có chủ quyền.

Hãng thông tấn TASS, trích lời của Bộ trưởng Lavrov:

“Kẻ thù [Ukraine] biết rõ các đề xuất của chúng tôi [Nga] về việc phi quân sự hóa và phi hạt nhân hóa các vùng lãnh thổ do chế độ [Kiev] kiểm soát. [Chỉ bằng cách này mới] loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh của Nga đến từ đó. [Việc phi quân sự hoá và phi hạt nhân hoá] bao gồm các vùng lãnh thổ mới của chúng tôi [DPR, LPR, Kherson và Zaporozhye]”.

Vấn đề rất đơn giản, [Kyiv] chấp nhận những đề xuất này một cách thân thiện. Nếu không, Quân đội Nga sẽ giải quyết vấn đề này”, ông Lavrov tuyên bố.

“Quyết định việc cuộc xung đột có chấm dứt hay kéo dài thuộc về phía chính quyền Kiev, Washington và các lực lượng đứng đằng sau nó. Họ có thể chấm dứt sự kháng cự vô nghĩa này bất cứ lúc nào”, Ngoại trưởng Nga nói thêm.

Quân đội Nga đã tràn vào xâm lược Ukraine vào ngày 24/2/2022, gọi đây là một “chiến dịch đặc biệt” nhằm “phi hạt nhân hóa” và “phi quân sự hóa Ukraine”, mà ông Putin cho là mối đe dọa đối với Nga.

Hãng truyền thông của Nhà nước Nga cũng đặc biệt nhắc lại rằng:

Từ ngày 23/9 đến ngày 27/9, “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” và “Cộng hòa Nhân dân Lugansk”(theo cách gọi của Nga) cũng như Vùng Kherson và Vùng Zaporozhye đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý, và “đa số cử tri đã chọn gia nhập Nga”.

Ukraine với sự hỗ trợ của Mỹ và phương Tây đã và đang nỗ lực giành lại các phần lãnh thổ đã mất này.

Cuộc chiến hiện tại đã bước sang tháng thứ 11, ngày một khốc liệt với cả hai chiến tuyến. Nga đã bắt đầu phá huỷ nguồn cung điện, năng lượng trên khắp Ukraine. Theo Tổng thống Ukraine, 9 triệu người dân nước này không có điện, năng lượng sưởi ấm trong mùa đông.
Các lực lượng Nga đã tham gia giao tranh ác liệt trong nhiều tháng ở phía đông và nam Ukraine, để bảo vệ các vùng đất mà Moscow tuyên bố sáp nhập vào tháng 9 và tạo nên khu vực công nghiệp Donbas rộng lớn hơn của Ukraine.

Theo tin từ Reuters, Bộ chỉ huy quân sự hàng đầu của Ukraine cho biết hôm thứ Hai rằng các lực lượng Nga đã thực hiện 19 cuộc tấn công trong khu vực trong ngày hôm qua.

Trong thông điệp video hàng đêm hôm thứ Hai (26/12), Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy gọi tình hình dọc tiền tuyến ở Donbas là “khó khăn và đau đớn”.

“Bakhmut, Kreminna và các khu vực khác ở Donbas… đòi hỏi sức mạnh và sự tập trung tối đa”, ông Zelenskiy nói.

Oleh Zhdanov, một nhà phân tích quân sự ở Kyiv, cho biết giao tranh ác liệt đang diễn ra xung quanh các khu vực trên cao gần Kreminna ở khu vực Luhansk, theo Reuters.

Ông Putin nói phương Tây muốn ‘xé nát’ nước Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích phương Tây vì đã cố gắng ‘xé nát’ nước Nga, trong đoạn trích từ một cuộc phỏng vấn được phát sóng trên truyền hình quốc gia vào Chủ nhật (25 tháng 12). 

“Cốt lõi của tất cả là chính sách của các đối thủ địa chính trị của chúng ta nhằm chia cắt nước Nga, nước Nga lịch sử,” ông Putin nói, theo Moscow Times.

Tổng thống Nga nói thêm: “Họ luôn cố gắng ‘chia để trị’… Mục tiêu của chúng tôi là một thứ khác – đoàn kết người dân Nga”.

Ông Putin cũng sử dụng khái niệm ‘nước Nga lịch sử’ để lập luận rằng người Ukraina và người Nga là một dân tộc – làm suy yếu chủ quyền của Kyiv và biện minh cho cuộc xâm lược kéo dài 10 tháng qua ở Ukraina.

Ông nói: “Chúng tôi đang hành động đúng hướng, chúng tôi đang bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích của công dân chúng tôi, của người dân chúng tôi”. 

Đề cập đến những người bỏ trốn ra nước ngoài sau thông báo huy động quân, ông Putin nói trong bất kỳ xã hội nào luôn có những người ‘nghĩ đến lợi ích của bản thân trước tiên’, nhưng ông ‘không lên án’ họ. Tuy nhiên, theo ông, 99,9% người Nga sẵn sàng cống hiến mọi thứ vì lợi ích của quê hương mình. Ông cũng tuyên bố Liên bang Nga là một quốc gia đặc biệt và người Nga là những người đặc biệt.

Nga dạy học sinh trung học cách sử dụng súng trường và lựu đạn từ năm sau

Theo truyền thông Nga TASS vào ngày 26/12 (theo giờ địa phương), Bộ trưởng Giáo dục Nga Sergei Kravtsov, gần đây đã thông qua một chương trình giảng dạy mới, bao gồm việc học sinh trung học Nga sẽ được huấn luyện quân sự cơ bản, về xử lý súng trường và lựu đạn từ năm tới.

Theo đó, học sinh lớp 10 và 11 ở Nga, được học cách xử lý súng trường Kalashnikov do Nga sản xuất, thông qua khóa học có tên ‘Những điều cơ bản về an toàn tính mạng’. Họ cũng sẽ tìm hiểu cách thức hoạt động, và cách sơ cứu của lựu đạn F-1 · RGD-5. Ngoài ra, học sinh còn học các bài về ‘lịch sử nước Nga’, bao gồm cái gọi là hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Chính quyền có kế hoạch dạy học sinh về tầm quan trọng và thành tựu của Nga, trong chính trị, xã hội và kinh tế thế giới, thông qua giáo dục như vậy.

Trước đó, Cơ quan Giám sát Khoa học và Giáo dục Liên bang Nga tháng trước cũng tuyên bố, sẽ gửi các câu hỏi liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine cho “EGE” do Nhà nước bảo trợ, một tổ chức xác minh việc tốt nghiệp trung học phổ thông, và kiểm tra năng lực đầu vào đại học.

Không chỉ ở các trường phổ thông, mà cả ở các trường đại học của Nga, chương trình ‘Huấn luyện quân sự cơ bản’ sẽ được đưa vào áp dụng. Đây là chương trình do các cơ quan giáo dục và Bộ Quốc phòng Liên bang Nga phối hợp phát triển, và được phản ánh trong các chương trình giáo dục cấp bằng cử nhân và chuyên nghiệp.

Cơ quan giáo dục cho biết: “Chương trình giảng dạy cho phép học sinh học cách tạo ra và duy trì một môi trường an toàn, không chỉ trong các tình huống khẩn cấp hoặc xung đột quân sự, mà còn trong cuộc sống hàng ngày”.

Trong khi đó, chính phủ Nga luôn có lập trường tiêu cực đối với lệnh động viên kể từ khi chiến sự bùng nổ ở Ukraine, nhưng đến tháng 9, nước này lại ban hành lệnh động viên một phần, như tuyển 300.000 quân dự bị.

Đài Loan theo dõi 71 máy bay quân sự, 7 tàu hải quân Trung Quốc trên khắp đất nước

Bộ Quốc phòng Đài Loan đã theo dõi 71 máy bay quân sự và 7 tàu hải quân của Trung Quốc quanh Đài Loan trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng Chủ nhật (25 tháng 12) đến 6 giờ sáng thứ Hai (26 tháng 12).

Trong số 71 máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, 47 chiếc đã bị theo dõi trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. 

Đáp lại, Đài Loan đã gửi máy bay, tàu hải quân và sử dụng tên lửa trên đất liền để theo dõi máy bay và tàu của Quân Giải phóng Nhân dân.

Trong tháng này, Bắc Kinh đã gửi 438 máy bay quân sự và 98 tàu hải quân xung quanh Đài Loan. Kể từ tháng 9 năm 2020, Trung Quốc đã tăng cường sử dụng chiến thuật vùng xám bằng cách thường xuyên đưa máy bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan.

Chiến thuật vùng xám được định nghĩa là “một nỗ lực hoặc một loạt nỗ lực vượt ra ngoài khả năng ngăn chặn và bảo đảm ở trạng thái ổn định nhằm đạt được các mục tiêu an ninh của một người mà không cần sử dụng vũ lực trực tiếp và quy mô lớn”.