Ðiểm tin Dân Luận
Dân Luận: Kể từ ngày 3/11/2014, chúng tôi sẽ thử nghiệm dự án điểm tin thời sự trong và ngoài nước trên Dân Luận. Dự án này được lập ra với mục đích phần nào giúp độc giả nhanh chóng nắm bắt các sự kiện đang diễn ra trong ngày, và kết nối các tin tức đa chiều trong cùng một bản tin để độc giả dễ kiểm chứng và so sánh. Rất mong nhận được sự góp ý của độc giả! Phần điểm tin sẽ được cập nhật thường xuyên tới 12h khuya mỗi ngày. Độc giả có thể gợi ý tin cần điểm cho Dân Luận bằng cách bấm vào đây: Gợi ý điểm tin.
– Việt Nam tịch thu sách Đèn Cù (Người Việt): Một thời gian sau ngày sách lẽ ra đã về nhà, một số khách hàng tại Việt Nam mua sách Đèn Cù qua trang mạng Amazon cuối cùng nhận được thư báo của Bưu Cục Ngoại Dịch nói rằng sách bị tạm giữ, cho 45 ngày để viết “giấy từ chối nhận hàng vi phạm,” trước khi bưu phẩm “được giải quyết theo thể lệ bưu chính quốc tế.”
– Tổ chức Bảo vệ Ký giả lên tiếng: Blogger Mẹ Nấm lo ngại sẽ bị bắt giam vì những hoạt động Facebook (Dân làm báo): New York, ngày 7 tháng 11, 2014 – Tổ chức Bảo vệ Ký giả (CPJ) rất quan ngại về sự an toàn của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đã bị an ninh Nha Trang liên tục thẩm vấn về những hoạt động của cô trên Facebook, khi cô nói rằng cô lo ngại mình sẽ bị bắt.
Chính trị – xã hội
– Công trình chậm tiến độ… Giám đốc Ban QLDA bị đình chỉ chức vụ (CAND Online): Ngày 9/11, theo UBND tỉnh Sóc Trăng, ông Trần Lái, Trưởng Ban Quản lý dự án (QLDA) Xây dựng tỉnh Sóc Trăng đã bị đình chỉ công tác. Theo kế hoạch, BVĐK Sóc Trăng xây dựng trong vòng 4 năm, từ năm 2009 – 2014 bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với tổng vốn đầu tư là 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay, công trình này đang thi công trong tình trạng… ì ạch. Điều đáng nói, trong quá trình thực hiện dự án, đơn vị chủ đầu tư là Ban QLDA các công trình xây dựng tỉnh Sóc Trăng 2 lần đề nghị điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 1.243 tỷ đồng và 1.743 tỷ đồng (!?). – Đưa dòng tiền tiết kiệm khổng lồ vào sản xuất kinh doanh (VNexpress): Các chuyên gia cho rằng việc mất niềm tin vào sự ổn định của nền kinh tế khiến không ít người giàu Việt Nam gửi gắm tiền vào kênh đầu tư tài chính. Xu hướng này cần được điều chỉnh để có lợi hơn cho nền kinh tế.
– Thêm 7 websites bị dừng hoạt động (Báo Điện Tử Chính Phủ): Thông tin cho biết những website này được cho rằng hoạt động chưa được cấp phép và cung cấp một số nội dung chưa phù hợp với quy định pháp luật (?) – Dân biểu Đức nhận bảo trợ cho nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Hữu Vinh ở Việt Nam (Ba Sàm): Bản tin của Dân biểu Liên bang Đức Martin Patzelt ra ngày 7.11.2014 loan báo việc ông nhận bảo trợ cho ông Nguyễn Hữu Vinh (Blogger Anh Ba Sàm) sau chuyến thăm và làm việc tại trụ sở Quốc hội Liên bang Đức ngày 4/11 của bà Lê Thị Minh Hà. Dân biểu Patzelt thuộc Khối Liên minh các Đảng Dân chủ Cơ đốc (CDU) và Đảng Xã hội Cơ đốc (CSU) và hiện là thành viên của Uỷ Ban Nhân quyền Quốc hội Đức. Ông là người có nhiều sáng kiến trong việc tranh đấu đòi trả tự do cho nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh trước đây. Được biết ông Patzelt sinh trưởng và làm việc trong lãnh vực dưỡng dạy thanh thiếu niên ở Đông Đức. Ông đã làm Tổng thị trưởng thành phố Frankfurt/Oder từ 2002 đến 2010.
– Tiết lộ động trời về đường dây mua bán tinh trùng, trứng và đẻ thuê giá hàng trăm triệu tại Sài Gòn (Lao Động): Tiết lộ động trời về đường dây mua bán tinh trùng, trứng và đẻ thuê, buôn bán trẻ em giá hàng trăm triệu đồng tại TP.HCM. Trong đó có sự tiếp tay của một số nhà hộ sinh “lo” thủ tục. – Ngày 11/11: Xét xử nguyên Tổng giám đốc Vinalines (Kienthuc.net): Ngày 11/11, sẽ mở lại phiên tòa xét xử nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines về việc nâng khống khối lượng sửa chữa ụ nổi 83M. TAND tỉnh Khánh Hòa cho biết sẽ mở lại phiên tòa đưa bị cáo Trần Hải Sơn (thuộc cấp của Dương Chí Dũng, SN 1960, trú 160/26 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 11, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, hiện ở 758 đường 30, khu C, An Phú, An Khánh, Q.2, TP HCM) nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines (đối tượng vừa bị TANDTC Hà Nội xử phạt tổng cộng 22 năm tù về tội tham ô tài sản và cố ý làm trái); Trần Văn Quang (SN 1976, trú 549/32 đường Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu) nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch thị trường Công ty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines; Trần Bá Hùng (SN 1979, trú 193 Phương Sài, Nha Trang), nguyên Phó trưởng bộ phận chế tạo vỏ Nhà máy sửa chữa tàu biển Hyundai Vinashin; Phạm Bá Giáp (SN 1972, trú số 16 Sau Ga, Nha Trang, hiện ở tổ 4 Ngọc Hội, Ngọc Hiệp, Nha Trang) nguyên Giám đốc Công ty TNHH Nguyên Ân, Nha Trang ra xét xử về tội tham ô tài sản trong vụ sửa chữa ụ nổi 83M xảy ra tại Khánh Hòa. Trước đó, ngày 26/8 tòa này đã mở phiên tòa xét xử nhưng sau đó đã hoãn xử vì vắng mặt một số nhân chứng và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đặc biệt là Dương Chí Dũng. Hiện ông Dũng đã được di lý vào Khánh Hòa. Dự kiến phiên tòa sẽ diễn ra trong 3 ngày. – Hối lộ ở Việt Nam, xử ở Mỹ, vì sao? (VOV): Siemens bị phạt 1,6 tỷ USD vì tội hối lội quan chức khắp thế giới qua môi giới những hợp đồng quan trọng; KBR-Haliburton bị phạt 580 triệu USD vì hối lộ quan chức Chính phủ Nigeria trong 10 năm, Daimler bị phạt 185 triệu USD vì hối lộ quan chức chính phủ trực tiếp và gian tiếp qua bên thứ 3 tại 22 quốc gia… Ngoài ra còn nhiều quy định chống hối lộ và tham nhũng khác buộc các doanh nghiệp Hoa Kỳ phải chùn tay khi có ý định đi đêm. Vì thế vụ Bio-Rad hối lộ một vài quan chức Việt Nam bị khui ra là tất yếu. Ứng xử với tội hội lộ như Mỹ, Australia, Nhật Bản vừa làm thời gian qua là đểchấm dứt sự bành trướng của tham nhũng, nhằm đảm bảo quyền lợi (cho tất cả cá nhân, công ty, tập đoàn) cạnh tranh công bằng, bình đẳng khi làm ăn ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Đó là hành động cho sự bền vững trong môi trường kinh doanh toàn cầu; là hành động có trách nhiệm của bất kỳ quốc gia nào khi bước chân vào sân chơi thời hội nhập./. – Đu dây qua sông: ‘Không qua thì đói!’ (Người Đưa Tin): “Không đu dây thì biết đi bằng gì? Qua sông bằng cách đu dây nguy hiểm thật, nhưng không qua thì đói”.
– Giả danh “người nhà lãnh đạo cấp cao” lừa đảo hàng tỉ đồng (Lao Động): Đóng vai “người nhà” của lãnh đạo cao cấp, Hưởng hứa giúp đỡ nhiều người “chạy chọt” để thoát tội hòng chiếm đoạt tài sản lên đến hàng tỉ đồng. Đối tượng mà Hưởng nhắm đến là những người dân “kêu oan”, những vụ án hình sự. – Nhập siêu từ Trung Quốc tiếp tục tăng (VnExpress): Đến hết tháng 9, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc đạt 20,17 tỷ USD và có thể đạt tới 27 tỷ USD khi kết thúc năm. – Công an quận Hoàn Kiếm đã làm “xấu” đi hình ảnh Thủ đô (Thanh Tra): “Có nhiều biển cấm là vậy, nhưng không hiểu sao ngày nào cũng có một dãy dài xe ô tô của các đơn vị trong Công an quận Hoàn Kiếm đỗ hàng dài từ đầu phố Tràng Thi cho đến tận ngã tư phố Quang Trung – Tràng Thi. – Thấy gì qua thu nhập 64 tỉ đồng của Chủ tịch tỉnh Bình Dương? (Petro Times): Câu chuyện về tài sản của ông Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương được Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Dương xác nhận. Theo đó, vị lãnh đạo này sở hữu hàng chục hécta cao su gây sửng sốt trong dư luận. Hơn hết, hàng chục hécta đất cao su đã được cấp trái phép. – Vạn người đổ về Đại Nam khiến đại lộ Bình Dương tê liệt, CSGT ngất xỉu (plo.vn): Sáng 9/11, do hàng chục ngàn du khách đổ về Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) khiến kẹt xe nghiêm trọng, nhiều người phải khiêng xe máy qua dải phân cách để quay về, một số cảnh sát điều tiết giao thông bị ngất xỉu.
– Vì sao du khách nước ngoài chỉ đến VN một lần? (RFA): Dự án về nâng cao năng lực du lịch trách nhiệm ở Việt Nam vừa đưa ra một báo cáo, theo đó, nói rằng chỉ 6% du khách nước ngoài quay trở lại Việt Nam lần hai. Cơ quan này đã đính chính thông tin trên tuy nhiên nó vẫn khiến câu chuyện về du lịch Việt Nam trở lại nóng hổi. – Xăng giảm chín lần, giá cước không thể đứng im (Pháp luật): Tháng 9-2014, Bộ GTVT đã đề nghị Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam (VATA) và hiệp hội vận tải các địa phương giảm giá cước vận tải cho phù hợp sau khi giá xăng đã giảm 9 lần. – Chủ tịch Quốc Hội không phải là ‘thủ trưởng’ (BBC) – Quốc hội Việt Nam ta ‘vẫn là Nghị gật’ (BBC): “Tôi nghĩ rằng cái quan trọng là người dân phải lên tiếng, phải đấu tranh để xóa bỏ những cơ chế ấy đi, chứ còn ngồi đợi để cơ chế thay đổi, chẳng bao giờ nó thay đổi cả,” ông Quang A nói. – Đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: ‘Chính người dân phải tự trách mình’ (BBC): “Theo tôi vấn đề là giác ngộ của người dân. Người dân bây giờ mà một người lại đi bỏ phiếu, cầm cả một nắm phiếu bầu thay cho cả nhà, thì lấy đâu ra chính xác. Tôi cho quan trọng nhất là người dân phải giác ngộ. Khi nào người dân giác ngộ về quyền làm chủ của mình, thì lúc ấy đất nước sẽ có dân chủ hơn.” – Đại biểu quốc hội Nguyễn Minh Thuyết. – Nguyễn Tiến Trung – Là lính, tôi chỉ chết cho quê hương (Dân Luận): Khi những người lính như chúng ta cầm súng sẵn sàng trực tiếp chiến đấu thì những tướng tá lãnh đạo chúng ta lại “tâm tư’ về chuyện được thăng chức, được thêm đặc quyền, đặc lợi. Chúng ta có nên hi sinh để bảo vệ những người như vậy không? Liệu chúng ta có dám giao sinh mạng của mình để những tướng tá tham danh, tham lợi chỉ huy hay không? – Dương Vũ – Ai đang làm khánh kiệt đất nước? (phần 12) (Dân Luận) – Chuyện phong tướng ở các nước (Pháp luật).
– Phạm Viết Đào – Hệ lụy điều luật 258 của Bộ luật hình sự (Dân Luận): Cùng với việc hỏi cung căn cứ vào 9 bài viết trên blog của mình; sau này qua làm việc với cơ quan điều tra mình biết 9 bài này là do Giám đốc Công ty FPT tố cáo với Cơ quan công an Hà Nội; mình trả lời nội dung từng bài và điều tra viên T. ghi vào Biên bản lấy cung; Ngoài ra một cán bộ khác hỏi về các dữ liệu trên máy về mật khẩu của các hộp thư điện tử của mình, mình đã cung cấp đầy đủ… – Kami – Cần thay đổi tư duy đấu tranh Dân chủ (RFA Blog / Dân Luận): Khi người ta đi trên một con đường đến một đích nào đó mà mãi không tới đích, thì ít nhất người ta cũng tự phải hỏi mình vì sao đi mãi không tới đích? Điều đó sẽ giúp ích cho bản thân họ tránh được việc lạc đường, để tìm một con đường khác đến đích nhanh hơn. Đối với những người đấu tranh Dân chủ ở Việt nam, thì hình như đến lúc này chưa có ai nghiêm túc để đặt câu hỏi: Suốt trong một thời gian dài vừa qua, tư duy đấu tranh có mắc phải các sai lầm hay không? – Đấu tranh dân chủ rất cần những nhân tố tại chỗ (RFA): Khi được hỏi là, phải chăng những nhà tranh đấu dân chủ bị buộc phải sống lưu vong vẫn có thể tiếp tục con đường của mình một cách hiệu quả qua Internet. TS Nguyễn Quang A một nhà phản biện độc lập hiện sống và làm việc tại Hà Nội nhận định: “Quan niệm như thế cũng rất đúng nhưng nó chưa đầy đủ ở chỗ là, nếu chúng ta chỉ nêu ý kiến, chúng ta bằng những bài viết của mình hoặc thông qua các phương tiện truyền thông để tổ chức tụ hợp thì hoàn toàn là đúng như vậy, bất kể ngồi ở đâu cũng có thể làm như vậy. Nhưng điều đó như tôi nói là hoàn toàn đúng nhưng mà nó đúng một nửa còn một nửa nữa là phải thực địa phải cọ sát với thực tế phải tiếp xúc với những con người…”
Pháp luật
– Sẽ tăng cường xử phạt nguội vi phạm Luật Giao thông qua camera (CAND Online) – Đề xuất bổ sung tội tra tấn (Pháp luật): “để chống tra tấn đạt hiệu quả thì quyền im lặng cho bị can, bị cáo cần sớm được ghi nhận trong luật và đó là yếu tố sẽ hạn chế được hành vi bức cung, dùng nhục hình”. – Đoan Trang – Án lệ Miranda và “quyền được biết quyền của mình” (Luật Khoa): “Trước khi bị thẩm vấn, người bị tạm giam phải được thông báo rõ ràng rằng anh ta có quyền im lặng và bất kỳ điều gì anh ta nói đều sẽ được sử dụng làm bằng chứng chống lại anh ta trước tòa. Anh ta phải được thông báo rõ ràng rằng anh ta có quyền tham vấn luật sư và quyền được có luật sư ở bên cạnh trong suốt quá trình thẩm vấn, và nếu anh ta là người nghèo thì sẽ có một luật sư được chỉ định để đại diện cho anh ta”. Do Miranda không được cho biết về những quyền đó (quyền im lặng, quyền có luật sư), cho nên biên bản nhận tội của anh ta trở thành vô giá trị. – Lộ diện nhân vật cộm cán trong “Đế chế gia đình” của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc Hội / Dân Luận): Tiếp sau ông chủ Tập đoàn Đại Dương Hà Văn Thắm được lọt vào tầm ngắm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong việc thôn tính ngân hàng, là sự xuất hiện của một nhân vật nữ “cộm cán” hơn, đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt mà thông tin hầu như được bưng bít trên thị trường tài chính.
Lịch sử – Triết học
– Cái chết của Tri thức Lịch sử ở Việt Nam: Trần Huy Liệu (Dân Luận): Nền học thuật sử học Việt Nam đã lụi tắt vào cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi của thế kỉ XX. Chính là các học giả và những người trong tầng lớp trí thức cầm quyền của DRV (Democracti Republic of Vietnam/ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) đã hủy diệt nền học thuật ấy. Những người này đã buộc các nhà sử học phải viết lịch sử theo một khung giá dân tộc chủ nghĩa hạn hẹp, một khung giá phải dựa trên những chủ đề (themes) về chủ nghĩa anh hùng, tình yêu tổ quốc (nation), và [tinh thần] chống ngoại xâm. – Huỳnh Thục Vy – Bàn về dân trí (Dân Luận): Sau khi xem xét xong những điều trên đây, chúng ta gần như có thể trả lời được câu hỏi: Vì sao ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài nhưng hầu như có rất ít người trong số những con người bằng cấp đầy mình ấy có đủ can đảm để dấn thân cho dân chủ và đóng góp cho cộng đồng xã hội. Những người kiến thức sâu rộng ấy cũng vô cùng sợ hãi và thiếu trách nhiệm giống như bao người thất học khác, vì kiến thức không giúp họ trở nên can đảm, bớt lệ thuộc quyền lực và sốt sắng nhận lãnh trách nhiệm cộng đồng. – Trương Nhân Tuấn – Từ “thần linh pháp quyền” đến “nhà nước pháp quyền” (Dân Luận).
Thế giới – Đối ngoại
–Trung Quốc muốn gì ở APEC? (Thanh Niên): Trung Quốc đề xuất nghiên cứu thành lập Khu vực Tự do thương mại châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) tại APEC như một cách giành lại sự chú ý, ảnh hưởng từ Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Mỹ và mong muốn đứng ở vị thế của một “đàn anh”.
Các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC tại hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh – Ảnh: AFP- Việt Nam quan tâm đến tên lửa BrahMos chống hạm (Báo Đất Việt):Việt Nam đang bày tỏ sự quan tâm đến cả 2 phiên bản tên lửa BrahMos tấn công mặt đất và phiên bản chống hạm của Ấn Độ.
Phiên bản tên lửa BrahMos đặt trên tàu chiến của Ấn Độ đã nhận được sự quan tâm lớn từ Việt Nam.- Quan hệ Trung Quốc – Campuchia định hình vận mệnh chung’ (Thanh Niên): Campuchia sẽ và luôn luôn ủng hộ những nỗ lực của Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ, Tân Hoa Xã dẫn lời Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC. – 10 sĩ quan Hải quân VN sang Úc học ‘Bảo toàn sức sống tàu chiến’ (Pháp luật): Từ ngày 8 đến 21-11, 10 sĩ quan Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ tham gia khóa học “Bảo toàn sức sống tàu chiến” dành riêng cho Việt Nam tại căn cứ Hải quân Hoàng gia Australia Cerberus, bang Victoria (Úc). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham dự APEC 22 (Tuổi trẻ online): Đây là Hội nghị đánh dấu 25 năm thành lập APEC và 20 năm thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. – Nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ bức tường Berlin (VoA). – Lâm Bình Duy Nhiên – Từ sự sụp đổ của Bức tường Berlin đến sự tan rã của Liên bang Xô viết : những cột mốc đáng nhớ (Dân Luận): Một sự kiện quan trọng đã xảy ra khi Günter Schabowski, tuyên bố trực tiếp trên truyền hình lúc 18g57 rằng mọi công dân Đông Đức, nếu có nhu cầu, sẽ được cấp hộ chiếu tức khắc để di chuyển tự do ra nước ngoài mà không cần các giấy tờ chứng minh. Ngay lập tức, hàng chục ngàn người dân tại Berlin đã đổ xô về bức tường và bắt đầu đập nó. Bức tường “ô nhục“ sụp đổ, hiệu ứng domino, kéo theo sự tan rã của toàn khối cộng sản tại Đông Âu. – Christoph Niemann – Bên kia bức tường (Dân Làm Báo): Chính thức mà nói, bức tường tồn tại để bảo vệ các công dân bên Đông khỏi bị tư bản Tây Berlin xâm lược. Ngày sau khi bức tường được dựng lên năm 1961, tờ báo tuyên truyền Đông Đức Neues Deutschland đăng đầy lời cảm ơn của người dân Đông Berlin. Một bài báo đã so sánh lối sống có kỷ cương của các công dân xã hội chủ nghĩa với đám dân bên phía Tây: “Máu đã đổ và âm thanh điếc đặc đã rền vang trong buổi trình diễn nhạc của tay tổ sa đọa người Mỹ Bill Haley tại Cung Thể thao Tây Berlin. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp bảo vệ biên giới tổ quốc của chúng ta, cuộc sống ở đây vẫn diễn ra bình yên.” Lý do thật sự của việc dựng tường thì khác hẳn: không khéo Đông Đức mất hết dân. Hàng triệu người bên Đông đã trốn qua biên giới ngỏ trong thành phố Berlin kể từ lúc chiến tranh chấm dứt. – Tiết lộ sự thật khủng khiếp về chính quyền Triều Tiên (Thanh Niên): “Kim Jong-un đã giết cả chú mình, người mà Kim Jong-il khi xưa không đụng tới”, Lee nói và tiếp lời: “Khi quyền lực trao lại cho thế hệ thứ ba, nó đã trở nên tàn bạo hơn. Kim Jong-un đã tạo ra lòng trung thành, song nó là lòng trung thành bắt nguồn từ sự sợ hãi”. – Tuyên bố của Hội nghị ASEAN bị lộ (VnExpress): Dự thảo tuyên bố của chủ tọa hội nghị ASEAN tuần tới đã bị tiết lộ ra ngoài, trong đó bày tỏ sự lo ngại của các thành viên hiệp hội trước tình hình Biển Đông, và đề cập tiến độ bàn thảo Bộ Quy tắc ứng xử. – Việt Nam đăng cai hội nghị tư lệnh lục quân các nước ASEAN (Pháp luật). – Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ xuống mức thấp nhất sáu năm qua (VoA): Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống mức 5,8 phần trăm trong tháng 10, thấp nhất trong vòng sáu năm qua.
Văn hóa – nghệ thuật – giải trí
– Việt Nam là một trong 10 nước nghiện Facebook nhất thế giới (Zing): Theo thống kê mới nhất của GlobalWebIndex, Việt Nam và nhiều nước châu Á đang có lượng truy cập khổng lồ vào Facebook.
Bộ trưởng nhân lực Singapore bày tỏ sự phẫn nộ của ông về sự cố Sim Lim trên Facebook cá nhân- Ứng xử văn hóa chuyện mua iPhone 6 tặng bạn gái ở Singapore (Tuổi trẻ Online): Bộ trưởng nhân lực Singapore Tan Chuan-Jin nói người dân Singapore bị “giáng một đòn vào lương tri” trong sự kiện người Việt đến Singapore mua iPhone 6 tặng bạn gái và bị cửa hàng lừa ép giá.
Khung cảnh mua bán trong đêm của chợ ma làng chiếu- Còn đâu Chợ ma làng chiếu (Một thế giới): Không còn chợ ma làng chiếu một thời danh tiếng, cũng thưa dần những nghệ nhân điểm rồng, dệt phượng cho tấm chiếu lát thêm phần lộng lẫy. Không biết rồi mai mốt đây, những giá trị văn hóa độc đáo của làng nghề đã tồn tại hơn 100 năm qua sẽ còn hay cũng mất …
Giáo dục – sức khỏe – môi trường
– GS Trần Văn Khê dạy con theo phương pháp cương – nhu (Một Thế Giới): Giúp con phát huy được khả năng và nhận ra con đường đúng đắn nhưng không phải bằng cách áp đặt, cưỡng ép, đó chính là cách mà GS Trần Văn Khê dạy con theo phương pháp cương – nhu, rất khéo léo và hiệu quả. – Thực phẩm biến đổi gen: Người Việt biến thành ‘chuột bạch’ (VietnamNet): TS Leo Gonzales, chuyên gia trong lĩnh vực cây trồng BĐG tại Philippines cho biết, hiện ở Việt Nam vẫn có những nghi ngại về sự mất an toàn của những giống cây trồng BĐG. Ông cho rằng nhà nước nên để sản phẩm BĐG tồn tại song song với sản phẩm canh tác truyền thống, nhưng bắt buộc phải để nhãn mác rõ ràng là sản phẩm có BĐG gen hay không, để người tiêu dùng quyết định sử dụng hay không sử dụng.
– Sách sai hay trò sai? (Tuổi trẻ online): Một phụ huynh ở quận 6, TP.HCM khá bối rối khi cho rằng vở bài tập toán lớp 2 của cháu mình in sai..