Điểm Tin – 13/02/2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Điểm Tin – 13/02/2016

Tin thế giới  

  • Giáo hoàng và thượng phụ Chính thống giáo Nga kêu gọi đoàn kết (RFI) – Trước khi mở chuyến tông du tại Mêhicô trong 5 ngày kể từ 13/02/2016, hôm qua, 12/02, tại Cuba, lần đầu tiên kể từ khi Giáo hội Thiên chúa giáo phương Tây và phương Đông bị chia cắt cách đây gần 1000 năm, giáo hoàng Phanxicô đã gặp thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill.
  • Đức Giáo Hoàng đến thăm Mexico (VOA) – Hàng vạn người đã reo hò chào đón Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô ở Mexico City tối thứ sáu. Đây là chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên của Ngài đến quốc gia này
  • Tổng thống Miến Điện hủy tham dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN (RFI) – Tổng thống Miến Điện sắp mãn nhiệm Thein Sein đã quyết định hủy bỏ chuyến công du Hoa Kỳ để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN vào đầu tuần tới. Theo phủ tổng thống Miến Điện vào hôm nay, 13/02/2016, ông Thein Sein phải có mặt trong nước để giám sát tiến trình chuyển giao quyền hành cho chính phủ mới của bà Aung San Suu Kyi.
  • Thủ tướng Nga : Thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh lạnh mới (RFI) – Hội nghị về an ninh thường niên lần thứ 52, với sự tham gia của hơn 30 nguyên thủ quốc gia, diễn ra từ ngày 12/02 đến 14/02/2016. Xung đột Syria, khủng hoảng tị nạn, khủng bố quốc tế và nhiều khủng hoảng xuyên biên giới khác là các chủ đề chính của hội nghị. Đối đầu Nga và phương Tây là một tâm điểm của hội nghị. Thủ tướng Nga đưa ra một cái nhìn u ám về quan hệ Nga-Phương Tây, và cho rằng thế giới đã bước vào thời kỳ « Chiến tranh lạnh mới ».
  • Syria : Trung Đông bấn loạn vì Obama thụ động trước Putin ? (RFI) – Thị trường chứng khoán hoảng loạn có đáng lo hay không ? Thái độ mập mờ của Mỹ trong hồ sơ Syria bị chỉ trích khắp nơi, trừ Matxcơva. Liệu có giải pháp dung hoà để Aung San Suu Kyi làm tổng thống Miến Điện ? Đó là những chủ đề chính trong mục điểm báo hôm nay 13/02/2016.
  • Mỹ bố trí phi đạn Patriot ở Hàn Quốc (VOA) – Mỹ đã tạm thời bố trí thêm một đơn vị phi đạn Patriot ở Hàn Quốc để ứng phó với vụ thử nghiệm hạt nhân và vụ phóng phi đạn tầm xa của Bắc Triều Tiên
  • Bắc Kinh ủng hộ Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết trừng phạt Bình Nhưỡng (RFI) –  Trung Quốc – đồng minh số một của Bắc Triều Tiên – vừa thay đổi thái độ về trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng, do vụ thử tên lửa ngày 07/02. Trong một bài trả lời phỏng vấn Reuteurs, được công bố hôm qua, 12/02/2016, ngoại trưởng Trung Quốc khẳng định đã đến lúc Hội Đồng Bảo An ra một nghị quyết « cứng rắn », buộc « Bắc Triều Tiên phải trả giá thích đáng ».
  • Châu Âu mở điều tra chống phá giá thép Trung Quốc (RFI) – Ủy Ban Châu Âu hôm qua, 12/02/2016 đã thông báo mở điều tra chống phá giá trên sản phẩm thép nhập từ Trung Quốc. Đây là biện pháp mới nhất nhằm ngăn chận việc nhập khẩu ồ ạt các sản phẩm giá rẻ sản xuất ngoài châu Âu.
  • Biển Đông : Manila đàm phán với Bắc Kinh nếu thắng kiện ở La Haye (RFI) – Ít ngày trước Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại California-Hoa Kỳ, mà trọng tâm là hồ sơ Biển Đông, ngoại trưởng Philippines có một phát biểu quan trọng. Ông Albert del Rosario khẳng định Manila cần xem xét khả năng đàm phán song phương với Bắc Kinh, nếu Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết có lợi cho Philippines trong vụ kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông.
  • Cuba, từ cái nôi của cách mạng đến trung tâm hòa giải quốc tế (RFI) – Tại Cuba, ngày 12/02/2016, đã diễn ra cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai lãnh đạo giáo hội Thiên chúa giáo lớn nhất, giáo hoàng Phanxicô và thượng phụ Kirill. Sự kiện này đánh dấu một bước mới của Cuba trên con đường chuyển biến từ một cái nôi của cách mạng Castro trở thành một trung tâm của hòa giải quốc tế, theo nhận định của các chuyên gia về Cuba được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, 13/02/2016.
  • Eagles of Death Metal mở lại chuyến lưu diễn châu Âu (RFI) – Eagles of Death Metal, nhóm nhạc biểu diễn tại nhà hát Bataclan buổi tối của vụ khủng bố ngày 13/11 tại Paris, đã mở lại chuyến lưu diễn tại châu Âu, với buổi trình diễn đầu tiên tại Stockholm ngày 13/02/2016, trước khi trở lại Paris vào thứ ba tuần sau, tại rạp Olympia.
Tin Việt Nam
  • Kiều hối – Một kênh rửa tiền? (RFA) – Lượng kiều hối gởi về VN trong những năm gần đây chiếm tỷ lệ 1/3 dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy vậy có nhiều nghi vấn cho rằng kiều hối thực tế còn có một góc khuất như một kênh rửa tiền, bên cạnh những đồng đô la chắt chiu của người Việt hải ngoại và người đi lao động ở nước ngoài gởi về giúp gia đình.
  • Nguyễn Quang A: “Tự ra ứng cử Quốc hội để thúc đẩy người dân học tập dân chủ” (RFI) –  Hôm 05/02/2016, tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam, đã tuyên bố tự ra ứng cử trong cuộc bầu cử Quốc hội Việt Nam dự kiến vào tháng 5 tới. Trong một bài viết trên trang Facebook của mình, ông cũng kêu gọi mọi người dân đủ điều kiện hãy tự ra ứng cử vào cuộc bầu cử sắp tới. Dường như sáng kiến của nhà hoạt động xã hội dân sự đang được nhiều người hưởng ứng.
  • RSF và Việt Tân kêu gọi VN cam kết cải thiện tự do thông tin (RFA) – Tổ chức Phóng viên Không Biên giới-RSF và Việt Tân vào ngày hôm qua (12/2) cho đăng trên tờ the Huffington Post, trước thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN kêu gọi chính quyền Hà Nội phải cam kết cải thiện tự do thông tin ở trong nước đổi lấy thỏa thuận mậu dịch tự do
  • Bất cập trong nghị định 115 về bảo hiểm xã hội bắt buộc (RFA) – Từ ngày 1.1.2016, nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chính thức có hiệu lực, ngay lập tức, nghị định 115/2015 bị những người lao động Việt Nam ở nước ngoài phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội Facebook.
  • Bài vọng cổ đầu tiên của soạn giả Viễn Châu (RFA) – Hôm trước Tết Nguyên Đán mấy ngày, nghe tin soạn giả Viễn Châu qua đời, nhưng do bài vở soạn sẵn cho buổi phát thanh ngày Tết, thành thử ra chúng tôi không kịp loan báo chia buồn. Hôm nay, tạp chí cổ nhạc thành thật chia buồn với gia quyến soạn giả Viễn Châu, với làng sân khấu và giới cổ nhạc. Cũng đồng thời nói sơ qua về sự nghiệp cầm ca, thành quả cổ nhạc mà soạn giả Viễn Châu đã đóng góp cho đời.
. Sunnylands: Mỹ sẽ “hỗ trợ” ASEAN về Biển Đông, Campuchia quyết tâm “phá” Việt Nam? 

Theo FT, vào cuối năm nay, tòa án quốc tế The Hague sẽ ra quyết định về các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Và Mỹ dự định sẽ nhân hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới với các nhà lãnh đạo đến từ Đông Nam Á (ĐNÁ) sẽ “xây dựng áp lực ngoại giao” với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thông qua việc khuyến khích các nước ĐNÁ thúc giục Bắc Kinh chấp nhận phán quyết của tòa án, gián tiếp thách thức tuyên bố mở rộng chủ quyền của Bắc Kinh.
“Phán quyết của tòa án là vô cùng quan trọng,” Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng khu vực Đông Á, cho biết trong một cuộc phỏng vấn FT cho biết. “Tôi nghĩ đó là một thử nghiệm vền việc, liệu Trung Quốc có là một quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế hay không.”
Ông Obama có cuộc gặp với các lãnh đạo ASEAN, nhóm Đông Nam Á, vào thứ hai và thứ ba tại Sunnylands, nơi ông đã gặp lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình vào năm 2013.
Các quan chức Mỹ xem hội nghị thượng đỉnh Asean lần này như là kết quả của một nỗ lực bảy năm của chính quyền để cải thiện quan hệ với khu vực, trong đó bao gồm sự tham gia lần đầu tiên của Myanmar và quan hệ quân sự nồng ấm lên với Việt Nam và Philippines.
Chương trình nghị sự chính thức bao gồm vấn đề thương mại, chống khủng bố… Trong đó, đa phần sẽ là tranh chấp Biển Đông với sự cải tạo đất, xây dựng đảo nhân tạo, quân sự hóa Biển Đông của Bắc Kinh…
Liên quan đến vụ kiện của Philiphines tại tòa án quốc tế The Hague về sự vô hiệu của cái gọi là “đường chủ quyền 9 đoạn”, Trung Quốc cho biết họ sẽ không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào. Tuy nhiên, FT dẫn lời quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
“Chiến lược của Trung Quốc là một trong những cố ý mang tính mơ hồ, nhưng điều đó đang dần bị xói mòn bởi bản án của tòa án sắp tới”, một quan chức cấp cao cho biết.
Vị quan chức này nói thêm: “Bản án này sẽ khuyến khích người Trung Quốc làm những gì mà họ nói – Đó là tuân thủ luật pháp quốc tế”.
Campuchia “chống” Việt Nam 
Dù thế, Ernest Bower, tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói rằng Trung Quốc đã “gây sức ép lớn” với một số nước Asean để ngăn chặn một tuyên bố chung tại hội nghị về Biển Đông – đặc biệt là đối với Campuchia và Lào, nơi không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
The Diplomat ngày 12.02 cũng dẫn lời của Thủ tướng Hunsen về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh việc ASEAN không nên theo đuổi quốc tế hóa Biển Đông, mà ngược lại đây sẽ là vấn đề riêng của ba nước (Philiphines, Việt Nam, Trung Quốc).
“ASEAN sẽ không giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền. Việt – Trung sẽ phải ngồi xuống làm việc với nhau, Philippines và Trung Quốc, Philippines và Việt Nam, sẽ phải ngồi xuống và thu hẹp sự bất động của họ,” Thủ tướng Campuchia Hunsen cho biết.
Tác giả Hồng Thủy, thuộc tờ GDVN, trong bài viết ngày 13.02, cũng đã thẳng thằng nhận định rằng, cái cách mà Thủ tướng Hunsen đang thể hiện, chính là “một thủ đoạn ngoại giao bẻ từng chiếc đũa đối với những tranh chấp đa phương vô cùng phức tạp.” Và điều này được tác giả Hồng Thủy xem là “hoàn toàn phù hợp với mong muốn của Trung Nam Hải”, phù hợp với việc Campuchia ‘tiếp tục nhận được những khoản viện trợ hậu hĩnh mà không đi kèm bất kỳ yêu cầu chính trị, nhân quyền nào như phương Tây.”
Khoản viện trợ hậu hĩnh gần nhất đây mà Campuchia nhận được là vào cuối năm 2014, khi Trung Quốc cam kết viện trợ cho Campuchia và cho vay không lãi suất số tiền 114 triệu USD.