Điểm Tin – 05/5/2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Điểm Tin – 05/5/2016

Tin thế giới

  • Cháy rừng ở Canada (BBC) – Tình trạng khẩn cấp được ban bố tại tỉnh Alberta, Canada, sau khi một vụ cháy rừng khiến 88.000 cư dân Fort McMurray sơ tán.
  • Bầu cử sơ bộ Mỹ: Đối thủ cuối cùng bỏ cuộc, Trump một mình về đích (RFI) – Ông John Kasich, tối qua 04/05/2016, đã chính thức thông báo rút khỏi cuộc đua ra ứng cử tổng thống Mỹ. Quyết định bỏ cuộc của ông Kasich được đưa ra 24 giờ sau tuyên bố rút lui của thượng nghị sĩ bang Texas, Ted Cruz. Ông Donald Trump trở thành ứng cử viên duy nhất gần như chắc chắn sẽ được đảng Cộng Hòa chỉ định ra tranh cử tổng thống Mỹ. Mối quan tâm của ông Donald Trump giờ đây tập trung vào đối thủ chính ở cuộc đua chung kết, bà Hillary Clinton.
  • Donald Trump tìm ứng cử viên đồng hành (VOA) – Với sự đề cử của đảng Cộng hòa gần như được xác nhận, tỷ phú Donald Trump khởi sự tìm kiếm ứng viên đồng hành trong cuộc tổng tuyển cử bầu chọn Tổng thống Mỹ
  • Syria : Nga – Mỹ thỏa thuận ngừng bắn tại Aleppo (RFI) – Sau hai tuần chiến sự dữ dội giữa quân nổi dậy và quân chính phủ Syria tại Aleppo, các nỗ lực của Nga, Mỹ cùng sự thúc ép của Liên Hiệp Quốc đã có kết quả với thỏa thuận ngừng bắn tại Aleppo. Lệnh ngừng bắn mới có hiệu lực từ 0 giờ, giờ địa phương ngày 05/05/2016. Chỉ huy quân đội Damas đã chấp thuận ngừng bắn trong vòng 48 giờ.
  • Nga tăng cường 3 sư đoàn đến biên giới trực diện với NATO (RFI) – Matxcơva tuyên bố sẽ trả đũa nếu Liên Minh Bắc Đại Tây Dương bố trí thêm bốn tiểu đoàn tại Balan và các nước Baltic. Bộ quốc phòng Nga thông báo từ nay đến cuối năm sẽ đưa thêm ba sư đoàn đến vùng biên giới phía tây và nam.
  • Cơn ác mộng ở sân bay Trung Quốc (BBC) – Không phận TQ đa phần thuộc quân đội kiểm soát, khiến các chuyến bay dân dụng thường trễ giờ, huỷ chuyến thuộc hàng tệ nhất thế giới.
  • Trung Quốc phá hủy môi trường Biển Đông, giới khoa học kêu gọi cứu nguy (RFI)– Việc khai thác và xây dựng bừa bãi tại Biển Đông, mà rõ nhất là tại các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn về sinh thái. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy diện tích san hô tại bảy thực thể địa lý do Trung Quốc kiểm soát giảm ít nhất gần 30%. Việc hủy diệt san hô – nơi trú ẩn và sinh trưởng của nhiều loài cá biển – đe dọa nguồn hải sản nuôi sống hàng chục triệu cư dân ven bờ. Nhiều tiếng nói cất lên kêu gọi các nhà khoa học trong khu vực hợp tác và xây dựng khu vực biển được bảo vệ tại Biển Đông, trước khi tình hình trở nên quá muộn.
  • Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc tại Biển Đông : Lợi bất cập hại(RFI) – Từ khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Hoa Đông cuối năm 2013, nhiều người tự hỏi liệu Trung Quốc sẽ dấn lên tương tự tại Biển Đông hay không. Đặc biệt là trong bối cảnh Trung Quốc đang huy động nhiều chiến hạm hiện đại tập trận rầm rộ ở Biển Đông, bên cạnh đó còn huấn luyện ngư dân thành « dân quân » trên biển.
  • Lưu vực sông Mekong trong chính sách Hoa Kỳ (RFA) – Viet Ecology Foundation, một tổ chức NGO tại Hoa Kỳ quan tâm về sự lành mạnh của môi trường, cũng như an ninh nguồn nước và lương thực cho Miến Điện, Việt Nam, Cam Bốt, Lào và Thái Lan nhận định rằng năm quốc gia này nằm ở hạ du sông Lancang-Mekong, và sự an nguy của họ phải phụ thuộc vào lòng nhân từ của Trung Quốc.
  • Luân Đôn sắp « rơi » vào tay ứng cử viên theo đạo Hồi (RFI) – Trong cuộc bầu cử đô trưởng diễn ra trong ngày thứ năm 05/05/2016, cử tri Luân Đôn rất có thể sẽ dồn phiếu cho ứng cử viên cánh tả Sadiq Khan, một luật sư theo đạo Hồi, gốc Pakistan, cha là tài xế xe buýt. Các kết quả thăm dò ý kiến cho thấy Sadiq Khan bỏ xa đối thủ bảo thủ Zac Goldsmith, con trai của một nhà tỷ phú.
Tin Việt Nam
  • Hạn hán trầm trọng ở Tây nguyên (RFA) – Tình hình hạn hán khu vực Tây nguyên đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, có tác động xấu đến sản xuất cũng như đời sống của người dân địa phương.
  • Hạ Long: Nén bạc đâm toạc di sản (VOA) – Hàng trăm ha mặt biển thuộc vùng đệm của di sản, vốn bị cấm xâm phạm theo hồ sơ di sản cũng như quy định của UNESCO, đang bị san lấp ồ ạt
  • Quốc tế quan tâm chuyện cá chết ở Việt Nam (RFA) – Văn Phòng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc ở Đông Nam Á cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về chuyện cá chết hàng loạt đang gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước, đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải đảm bảo người dân được hưởng các quyền căn bản về môi trường, thực phẩm và sức khỏe.
  • Thảm họa môi trường: Áp lực xã hội đang đè nặng (RFA) – Nhà nước Việt Nam ngày càng chịu nhiều áp lực xã hội hơn đòi thực thi công lý đối với thảm họa môi trường biển Việt Nam. Hàng loạt kiến nghị, thư ngỏ hoặc tuyên bố của các nhóm, các tổ chức xã hội dân sự đã được gởi tới các cấp lãnh đạo Chính phủ.
  • Cách xử lý của chính quyền và niềm tin của người dân (RFA) – Sau gần một tháng diễn ra sự việc cá chết hàng loạt ở Vũng Áng, Hà Tĩnh, sau đó xuống Thừa Thiên-Huế và cả Đà Nẵng, gần như các bộ, ban ngành có liên quan chưa có hành động cụ thể nào để tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như biện pháp giải quyết.
  • Cá chết và những quan tâm của giới trẻ (RFA) – Vụ việc cá chết hàng loạt dọc duyên hải miền Trung Việt Nam đang là vấn đề được rất nhiều người dân Việt Nam quan tâm. Họ quan tâm vì điều này ảnh hưởng không chỉ riêng đối với người dân miền Trung, người dân cả nước mà còn ảnh hưởng tới các thế hệ mai sau.
  • Ngư dân bị đâm chìm tàu đã về đất liền (RFA) – Số ngư dân Quảng Nam mà tàu của họ bị một tàu được truyền thông trong nước mô tả là ‘tàu lạ’ đâm chìm vào tối ngày 3 tháng 5, chiều hôm nay được tàu cứu nạn đưa vào bờ và cơ quan chức năng đón về nhà ở xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.