Điểm nhấn Thời cuộc: “Vì sự thịnh vượng chung” và “Cách mạng Văn hóa mới” tại Trung cộng
Quí Bạn đọc thân mến, Câu hỏi lớn mà nhiều người đang đặt ra là thực chất của kế hoạch “Vì sự thịnh vượng chung” mới được ông Tập Cận Bình khởi xướng là gì ?
Tại sao Trung cộng nay phải thay đổi kinh tế xoay trục vào nội địa, nó tương phản hẳn với kế hoạch cải cách “mèo trắng mèo đen”, “giấu mình chờ thời” “Công xưởng thế giới “ như thánh ngôn của Đặng Tiểu Bình và ĐCSTH được thi hành hơn ba thập kỷ qua đã đưa kinh tế TQ lên hàng thứ hai trên thế giới … nhưng có thể họ Tập cho rằng nay đã “gặp thời nên lộ diện” và không ngần ngại lộ nguyên hình với…
1- Chính sách đối ngoại “chiến lang” của TCB đã mang đến hậu quả nghiêm trọng cho TC cả về KInh tế lẫn Chính trị
2- Ngân quỉ đã quá tải, ngoại tệ cạn dần, xuất cảng tụt mạnh, thất nghiệp tăng nhanh, việc làm ít đi, thiên tai nặng nề liên tục và TC không còn nhiều lựa chọn là phải quay đầu hướng nội để cứu vãn tình thế trước khi quá muộn.
3- Qua bình phong của khẩu hiệu “Vì sự thịnh vượng chung” của TCB nhưng thực chất là qua đó là để bám víu cho được tính chính danh để tiếp tục cầm quyền vì DCSTH biết rõ nền kinh tế đang trên đà hụt hơi, thất nghiệp cao, tiễm năng phẫn nộ XH gia tăng, cần lượng ngân sách khổng lồ để thực hiện nhưng nó thì lại đang nằm trong tay các Công ty khổng lồ các cá nhân giàu sụ trong đó lại có nhiều đối thủ của họ Tập cho nên nó có dề dàng thực hiện mà không gặp phản ứng?
Phần 2
Tại sao TC lại cần Cuộc Cách mạng Văn hóa mới trong khi chưa xây dựng thành công CNXH với các đặc điểm của Trung Hoa từ thế kỷ trước ?
Sau đây là các điểm chính của CMVH 1966 :
Theo Wikipedia, Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sảnđược Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966 với mục tiêu chính thức là “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội“. là một phong trào chính trị xã hội tại TC diễn ra trong 10 năm từ tháng 5 năm 1966 tới tháng 10 năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Hoa lục. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị, và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, phong trào này cũng gây ra những vụ bạo động, sự hỗn loạn và tổn thất lớn, nên nó cũng được gọi là “10 năm hỗn loạn”, “10 năm thảm họa”
Mao tuyên bố rằng “các phần tử tư sản đã xâm nhập vào chính phủ và xã hội” nhấn mạnh rằng những người theo chủ nghĩa xét lại cần phải bị loại bỏ thông qua đấu tranh giai cấp bạo lực.. mục tiêu chính thức là “đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội“. Tuy nhiên, mục đích chính của cách mạng này được một số người cho là một cách để Mao Trạch Đông lấy lại quyền kiểm soát Đảng Cộng sản Trung Quốc sau cuộc Đại nhảy vọt bị thất bại dẫn đến sự tổn thất uy tín đáng kể của Mao Trạch Đông trước những lãnh đạo bất đồng ý kiến như Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Bành Đức Hoài,
Giới trẻ Trung Quốc hưởng ứng chủ trương này bằng việc thành lập các nhóm Hồng vệ binh trên khắp đất nước. Các trường trung học và đại học đã bị đóng cửạ Các công nhân đô thị cũng chia thành các phe phái, và quân Giải phóng được huy động để khôi phục trật tự. Nhiều quan chức cấp cao, đáng chú ý nhất là Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình, đã bị bắt giam hoặc bị lưu đàỵ Hàng triệu người bị buộc tội là “phần tử cánh hữu”, họ bị bức hại hoặc chịu sự sỉ nhục công khai, bị cầm tù, bị tra tấn, phải chịu lao động khổ sai, bị tịch thu tài sản và thậm chí bị xử tử hoặc bị ép phải tự tử. Nhiều thanh niên trí thức thành thị đã bị gửi đến các vùng nông thôn trong cái gọi là phong trào Tiến về Nông thôn. Hồng vệ binh đã phá hủy rất nhiều các di tích và hiện vật lịch sử có giá trị, nhiều địa điểm văn hóa và tôn giáo cũng bị lục soát.
Mao tuyên bố rằng “các phần tử tư sản đã xâm nhập vào chính phủ và xã hội”, chúng đang có âm mưu “khôi phục chủ nghĩa tư bản“.
Tưởng Lâm Bưu lúc đầu theo Mao nhưng sau đó chồng lại Lâm Bưu đã bỏ trốn và chết trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1971, ông bị cáo buộc là có âm mưu lật đổ Maọ Sau cái chết của Mao và sự kiện bắt giữ các thành viên của nhóm Tứ nhân bang là (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diêu Văn Nguyên) vào năm 1976, Đặng Tiểu Bình dần dần dỡ bỏ các chính sách của Cách mạng Văn hóạ Năm 1981, Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố rằng Cách mạng Văn hóa là một “thất bại nặng nề nhất và tổn thất nặng nề nhất mà Đảng, nhà nước và nhân dân phải gánh chịu kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân”.[1].
Đặng Tiểu Bình đã nhận định “Cách mạng Văn hóa là một sai lầm. Chúng ta phải mạnh dạn chối bỏ sai lầm này của Mao trong những năm tháng cuối đời của ông. Nhưng cũng cần nhìn vào sự thật. Sự thật là không phải mọi sai lầm và quá đáng trong cuộc Cách mạng Văn Hóa đều do Maọ” [15].
Liệu lịch sử có tái diễn trong bối cảnh mới ?
Cho nên “Thịnh vượng chung” của ông Tập và CMVH 2 nó là mục tiêu thực sư, hay là chiêu bài cố hữu của CS ?
Qua các diễn biến đã xảy diễn từ CMVH 1966
Bối cảnh của CMVH mới sau 55 năm này về Xã hội Chánh trị KInh tế Quân sự và đoàn kết trong DCSTH như thế nào ?
Ai ủng hô, Ai chống lại, Ai thực hiện và hưởng lợi Ai là mục tiêu ?
Liệu trong giới tính hoa “Hồng nhị đại” ai theo ai chồng Tập, liệu cuộc CMVH 2 có dễ dàng thực hiện trong bối cảnh uy tín của Tập hãy còn kém xa so với Mao cũng như bối cảnh Xã hội TH ngày nay cũng rất khác và phức tạp hơn nhiều do với thời Mao cho nên liệu nó sẽ diễn ra lòng trời lở đất hay cuối cùng sẽ thảm bại như Mao và dọn đường cho phe cấp tiến của ĐTB và Tập Trọng Huân – cha của TCB đã thắng .
Vấn đề cốt lõi là hồi CMVH của Mao csVN đã phê phán và chống lại TC cho đó là do phe theo Chủ nghĩa xét lại vì sử dụng người ngoài Đảng đề tiến hành cuộc đấu tranh trong nội bộ Đảng vả đây cũng là cơ hội hiếm hoi để cho ĐCSVN tháo gỡ “Vòng kim cô CS”.
BBT 12-9-2021