Di Dân Và Tỵ Nạn Chánh Trị – Thanh Thủy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Di Dân Và Tỵ Nạn Chánh Trị – Thanh Thủy

1.- Quan điểm sai lầm: Từ sau năm 1975, tôi chưa hề nghe bất cứ ai, kễ cả ngưới Mỹ và những người bên các nước Tây Phương nói Người Việt Tỵ Nạn Cộng sản từ sau ngày 30/4/1975 là những người di dân bất hợp pháp (Illegal) cả, chỉ trừ bọn bạo quyền Việt cộng đi tuyên truyền để đánh lừa dư luận, rằng những người Việt tỵ nạn Cộng sản trong thời điểm nầy là những thành phần bất hảo, lười biếng, xì ke, ma túy, không muốn làm việc nên mới trốn chạy.

Theo một vài người, giờ đây lý luận rằng, tất cả người Việt tỵ nạn Cộng sản sau năm 1975, trước khi được chấp nhận vào Mỹ và những nước Tây phương, tất cả đều là di dân bất hợp pháp. Lý luận như vậy nghe rất trái tai, nếu không muốn nói là rất sai lầm, vô tình đồng hóa với chánh sách di dân bất hợp pháp của chánh phủ ông Bảy Đinh.

Cũng may là thời đó, Tổng thống Mỹ là ông Gerald Ford nên người Việt tỵ nạn mới được cứu vớt như vậy, nếu Tổng tống Mỹ lúc đó là ông Bảy Đinh như hiện nay thì kễ như chúng ta sẽ không còn ai, người vượt biên sẽ chui hết vào bụng cá mập, người ở lại sẽ chịu những thảm cảnh như người dân xứ Miên dưới thời Pol Pot.

2.- Tên gọi chính xác: Từ trước ngày mất nước, nhiều quan chức cao cấp trong chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa đã ra đi và đã được Mỹ và những nước Tây Phương tiếp đón, đến ngày 30/4/1975 và tiếp theo đó, dòng người bỏ nước ra đi mỗi ngày một nhiều và đã được rất nhiều tàu của Mỹ và tàu của những nước Tây Phương hết lòng cứu vớt đưa vào các trại tỵ nạn được thiết lập tại các quốc gia Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Hồng Kông và đảo Guam của Mỹ để chờ làm thủ tục đi định cư ở những nước nào mà họ muốn.

Nếu là di dân bất hợp pháp thì làm gì có chuyện một phong trào cứu vớt người Việt vượt biên lúc đó được phát động một cách lớn mạnh và rần rộ đến như vậy khắp nơi trên thế giới.

Tại các trại tỵ nạn, người ta gọi những người Việt ở đây là những người Tỵ Nạn Chánh Trị (Refugee), không thấy ai gọi chúng ta là những người Di Dân (Migrazione) cả, đừng nói chi đến danh từ di dân bất hợp pháp.

3.- Thủ tục hành chánh: Thời gian sống tạm cư trong các trại tỵ nạn là thời gian để làm thủ tục đi định cư chớ không phải là nơi trại giam những người di dân bất hợp pháp như quan điểm của mấy người nầy. Chúng tôi đang trốn chạy trên biển, quý vị ra sức cứu vớt rồi đem gởi vào trong các trại tỵ nạn để chờ làm thủ tục hành chánh chớ đâu có ai bước chân vào đất nước của họ đâu mà gọi chúng tôi là di dân bất hợp pháp.

Cho nên Mỹ và các nước Tây Phương thường xuyên cử những phái đoàn của họ sang các trại tỵ nạn để phỏng vấn và rước người đi định cư. Đó là thủ tục hành chánh mà bất cứ trường hợp nào cũng phải tiến hành như vậy mà thôi.

4.- Đạo luật bổ sung: Trong thời gian chờ đợi nầy, vì thời gian quá đột ngột nên Mỹ cũng như các nước Tây Phương lúc đó chưa có sẵn tiền cho chương trình tiếp rước, nên tất cả những người Việt tỵ nạn đều được Cao Ủy Tỵ Nạn của Liên Hiệp Quốc đứng ra đảm trách việc nuôi ăn và chăm sóc y tế trong khi Mỹ và các nước đón nhận người Việt tỵ nạn gắp rút soạn thảo những đạo luật để có được số ngân khoảng cần thiết cho việc tiếp nhận nầy.

Đạo luật được nhắc tới trong đề tài nầy là đạo luật mang tên “Indochina Migration and Refugee Assistance Act” ngày 23/5/1975 vốn là luật để bổ sung cho luật đã có sẵn từ 1962 là  Migration and Refugee Assistance Act dùng để hổ trợ người Tỵ Nạn và Di Cư đã được thông qua vào năm 1962 để giải quyết các nhu cầu đột biến và khẩn cấp của người tỵ nạn, người phải di dời, nạn nhân xung đột và những người gặp rủi ro khác trên khắp thế giới.

Nay muốn giải quyết việc người di tản từ Việt Nam và Cambodia năm 1975 thì Mỹ cần phải có tiền, đó là nhu cầu cần phải có gắp rút một ngân khoản cần thiết 450 triệu Mỹ kim cho đạo luật bổ sung nầy, chớ không phải là đạo luật để biến cải người di dân bất hợp pháp để trở thành hợp pháp.

Nên điều cần phải lưu ý là trong suốt bản Act năm 1975 nầy, tuyệt nhiên không thấy có ghi chữ nào là Bấp Hợp Pháp (Illegal) cả, đã vậy mà Mỹ và các nước Tây Phương còn vận dụng cả máy bay, tàu thuyền dân sự lẫn quân sự để chuyên chở công khai những người Việt tỵ nạn nầy vào các trại tỵ nạn và vào đất nước của họ thì làm sao có thể dùng danh từ bất hợp pháp để đồng hóa với việc làm của chánh phủ Mỹ và đảng DC đối với những người Nam Mỹ như hiện nay.

Muốn tham khảo thêm, xin mời vào xem trang nguồn: https://www.govinfọgov/content/pkg/STATUTE-89/pdf/STATUTE-89-Pg87.pdf

5.- Những người thiếu may mắn đáng thương: Còn việc cho rằng ” các quốc gia tự do và HK từ chối tiếp nhận thuyền nhân đông dương sau 1990 và gởi trả về nguyên quán. Cũng như gần đây một số thuyền nhân VN vượt biên đã bị trả về VN” mà có người vì thiếu am tường mà gán oan cho họ danh từ là di dân bất hợp pháp khi bị trả về VN, thật đúng là ” Lấy lá  Dặm che khuất” như tự xác nhận vì chính những người nầy đã lý luận: “VN mình gốc cũng là di dân bất hợp pháp, nhưng được các TT HK vận động các đồng minh chấp nhận cho tỵ nạn. Bằng chứng là sau 1989, chính sách thanh lọc đưa ra và gởi trả về VN những người VN vượt biên sau năm đó”.

Lý luận như vậy thật sai lầm vì những người Việt tỵ nạn trong các trại tỵ nạn đã bị thanh lọc nầy đâu có bước chân vào bất cứ nước nào đâu thì sao gọi họ là di dân bất hợp pháp được? Họ rất đáng thương vì không được may mắn như những người đi trước, xin đừng vin vào một lý do nào đó để kết án oan cho họ mà tội nghiệp.

6.- Lý do nào đưa đến sự thanh lọc: Việc người Việt Nam liều chết để vượt biên, trốn chạy thảm họa Cộng sản là một thảm cảnh đã gây xúc động lớn lao đến lương tâm nhân loại trong thời gian đó, cho nên những nước giàu có như Mỹ và những nước Tây Phương mới tận lực ra tay cứu vớt và đùm bộc như vậy trong một thời gian dài từ năm 1975 cho đến năm 1990 thì đuối sức. 

Về mặt tâm lý mà nói thì con người dầu cho nhiệt tình vì lương tâm đến mức nào đi nữa nhưng cũng đều có những giới hạn và sức chịu đựng của nó, mà khi sức chịu đựng đã mòn mõi thì người ta dần dà buông tay, vì vậy mà Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc không còn quyên tiền được của những quốc gia hảo tâm nên không thể tiếp tục nuôi những người còn sót lại trong các trại tỵ nạn, hơn nữa làn sóng vượt biên của người Việt Nam thì vô tận, cho nên bắt buộc những trại tỵ nạn nầy phải đóng cửa vì HCR hết tiền, từ đó, sau năm 1989  mới sanh ra tình trạng sàng lọc để gởi trả họ về lại Việt Nam, biết rằng đó là một việc làm nhẩn tâm, nhưng họ không thể làm gì khác hơn được, giống như nước đã đầy ly, chỉ cần thêm một giọt nữa là nước sẽ tràn ra vì hết chổ chứa, chớ không có vấn đề hợp pháp hay bất hợp pháp trong việc nầy.

7.- Trường hợp của Tổng thống Reagan: Việc Tổng thống Reagan ký sắc luật ân sá cho những người di dân bất hợp pháp là điều mà nhiều nước cũng đã từng làm như Úc chẳng hạn, cho nên lẻ ra không bàn tiếp ở đây, vì đó là việc làm do nhu cầu nào đó cho đất nước họ.

Trường hợp của Tổng thống Reagan như ai cũng biết, ông có 2 nhiệm kỳ: nhiệm kỳ 1: Jan 1981- Jan 1985 và nhiệm kỳ 2:Jan 1985 – Jan 1989, vậy việc tranh cử lần hai là năm 1984.

Luật của ông ký đó gọi là IRCA hay Simpson-Mazzoli Act do dân biểu Cộng Hòa H Alan Simpson introduced vào tháng 5, 1985 và thông qua lưỡng viện rồi Reagan mới ký vào tháng 11/ 1986, tức là sau khi Reagan đã thắng cử nhiệm kỳ 2, nên không thể nói là ký để mua phiếu lúc tranh cử, nhưng cũng chưa tới 3 triệu người được legalized sau một thời gian dài tới sau năm 1986, chớ không phải 4 triệu cùng một lúc như đã nói.

8.- Lời kết: Thiết nghĩ, với thành tích làm việc của ông Reagan, nếu luật cho phép được ra tranh cử một lần nữa, chắc chắn ông Reagan cũng sẽ đắc cử vẻ vang chớ đâu cần gì phải dùng tới thủ đoạn ký lịnh ân sá cho ai hay chịu đi quỳ gối để kiếm phiếu như ông Bảy Quỳ Gối hiện nay, một hình ảnh xem ra rất nhục nhã mà chưa thất bấy cứ một vị lãnh tụ nào trên thế giới làm được, chỉ trừ những bang chúng nghèo đói trong hội Cái Bang.

Thanh Thủy (26/7/2021)