ĐCSTQ bị vạch mặt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thẳng thừng nói Bắc Kinh vi phạm luật ở Biển Đông
18/6/21 – Ngày 15/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin đã tham dự cuộc họp trực tuyến cùng các Bộ trưởng từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong buổi họp, nhiều nước đã chỉ trích Bắc Kinh trước mặt Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Ngụy Phượng Hòa. Ông Austin đã trực tiếp chỉ ra tại cuộc họp rằng hành vi của ĐCSTQ ở Biển Đông là bất hợp pháp.
Đây là lần đầu tiên các bộ trưởng Mỹ và Trung Quốc xuất hiện tại cùng một cuộc họp công khai kể từ khi chính quyền ông Biden nhậm chức, theo tờ Epoch Times.
Austin: Hành vi của ĐCSTQ ở Biển Đông là bất hợp pháp
Bộ trưởng Austin đã nêu rõ tầm nhìn của Chính quyền Mỹ đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhấn mạnh tầm quan trọng của các đồng minh và đối tác, [và] chia sẻ các nguyên tắc.
Tuyên bố viết: “Bộ trưởng Austin cũng nhấn mạnh các hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và kêu gọi quân đội Myanmar thay đổi hướng đi”.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức đưa ra một tuyên bố về cuộc họp này. Bộ Trưởng Quốc phòng, Ngụy Phượng Hòa đã nói tại cuộc họp rằng “ý chí và quyết tâm” của Trung Quốc để bảo vệ các lợi ích cốt lõi của mình là “không dao động” về các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tân Cương, Hồng Kông và Biển Đông.
Tuyên bố của Ngũ Giác Đài cũng nêu rõ, các bộ trưởng quốc phòng chính thức thông qua “Tuyên bố chung” nhân kỷ niệm 15 năm Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, nhấn mạnh cam kết rộng rãi của các thành viên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN trong việc cùng nhau họp về những thách thức chung và duy trì cách tiếp cận dựa trên quy tắc trật tự.
Hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan là quan trọng
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi không chỉ đề cập đến tranh chấp giữa Biển Hoa Đông và Biển Đông, mà còn trực tiếp chỉ ra tầm quan trọng của an ninh eo biển Đài Loan. Ông Nobuo Kishi phát biểu tại cuộc họp rằng nhấn mạnh hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan không chỉ quan trọng đối với khu vực mà còn đối với cộng đồng quốc tế. Ngoài ra, ông cũng chỉ ra rằng Nhật Bản kỳ vọng rằng lập trường của các bên liên quan trong việc giải quyết vấn đề thông qua đối thoại trực tiếp và giải quyết hòa bình sẽ không thay đổi.
Luật Hải Cảnh của ĐCSTQ bị lên án
Theo mạng tin tức trực tuyến Rappler của Philippines, các bộ trưởng quốc phòng của các quốc gia thành viên ASEAN đã bày tỏ quan ngại tại cuộc họp về các hoạt động tiếp tục của ĐCSTQ ở Biển Đông, đặc biệt là Luật Cảnh sát biển, còn gọi là Luật Hải Cảnh, được Bắc Kinh thông qua vào đầu năm nay. Luật này cho phép Cảnh sát biển của ĐCSTQ sử dụng “tất cả các phương tiện cần thiết” để răn đe hoặc ngăn chặn các mối đe dọa từ tàu nước ngoài. Luật cũng cho phép lên tàu kiểm tra các tàu nước ngoài trong “vùng biển mà Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố chủ quyền” và phá dỡ các công trình do các nước khác xây dựng trên các đảo và bãi đá ngầm dọc theo vùng lãnh thổ tranh chấp.
Bộ Quốc phòng Philippines chỉ ra rằng việc áp dụng luật ở Biển Đông là rất mơ hồ, và các quốc gia thành viên ASEAN khác như Indonesia và Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền trong khu vực.
Ông Nobuo Kishi nói rằng các quy định của pháp luật về các khu vực biển áp dụng và thẩm quyền sử dụng vũ khí là không rõ ràng; từ quan điểm hội nhập với luật pháp quốc tế, là có mâu thuẫn. Luật Cảnh sát biển của ĐCSTQ không thể làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia có liên quan.
Các bộ trưởng quốc phòng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và việc sớm ban hành Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. Các hướng dẫn được kỳ vọng sẽ làm êm dịu các tranh chấp ở một số vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.