ÐCS đang bế tắc trong việc mua vaccine

Cac Bai Khac

No sub-categories

ÐCS đang bế tắc trong việc mua vaccine

Trong năm 2021 sẽ có 2 tỷ liều vaccine được Chương trình Chia sẻ Vaccine Toàn Cầu – COVAX phân phối cho 190 nước, trong đó có 50% là dành cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình thấp. Nghĩa là trong năm nay 92 nước nghèo và cận nghèo với dân số cỡ 4 tỷ người nhưng chỉ nhận có 1 tỷ liều. Đầu năm 2022, Chương trình COVAX hứa sẽ có thêm 1,8 tỷ liều nữa cho 92 nước này nhưng cũng chẳng thấm tháp vào đâu.

Hiện nay COVAX đã liên kết với các chính phủ các nước giàu và các hãng dược phẩm để tập trung vaccine về một mối. Các nước giàu thì đã cam kết viện trợ, có quốc gia thì tài trợ bằng tài chính, có quốc gia thì tài trợ bằng vaccine, và có quốc gia thì tài trợ thiết bị y tế vv… Ngoài lời cam kết của các chính phủ giàu thì các hãng dược lớn cũng đã cam kết ưu tiên bán vaccine cho COVAX. Như vậy nguồn vaccine của thế giới hiện nay đang tụ về COVAX để tổ chức này phân phối lại cho các nước nghèo. Điều này cũng có nghĩa là cơ hội để các nước nghèo chủ động mua khối lượng lớn cho riêng mình là rất khó. Chương trình COVAX sẽ dựa vào điều kiện khó khăn của từng quốc gia và từ đó họ sẽ điều tiết lượng vaccine cấp cho các quốc gia đó. Trong 92 nước được COVAX phân phối vaccine, người ta chia làm 2 nhóm, nhón quốc gia nghèo và nhóm quốc gia cận nghèo. Nhóm thứ nhất được ưu tiên hơn nhóm thứ hai, Việt Nam là nước cận nghèo nên mức độ ưu tiên thấp hơn.

May be an image of 1 person, standing and text that says 'SỨC KHỎE DINH DƯỠNG MẸ&BÉ GIỚI TÍNH PHÒNGMẠCH PHÒNG D»chCOID-19 VaccinengừaCOVID-19 Ãnhiễm không khí Vingroup xây dựng nhà máy công suất 100- 200 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19 ở Hà Nội 29/07/2021 GMT+7 76 TTO-Đây là trong 5 công trình, dự án trọng điểm được phép hoạt động trong thời gian giãn cách. Công suất nhà máy là 100 200 triệu liều vắc xin/năm. Nhật Bản .COVID-19: Thái nhận hơn 10.000 Bình f vượt ngưỡng COVID-19 trong ngày lohết giường bệnh, Indonesia vướ›ng nghi vấn thống ca mắc, truy vết COVID-1 trong thiếu Zalo) dân Lưu'

Trong 92 nước xếp hàng chờ COVAX ban phát vaccine thì chắc chắn Việt Nam không phải là quốc gia đứng ở hàng đầu. Như vậy nếu Việt Nam mà đợi vaccine từ COVAX thì e là trong 3 hay thậm chí 4 năm nữa chưa chắc gì có đủ vaccine để chích. Như vậy, nếu muốn có đủ vaccine trong thời gian sớm nhất có thể, thì quyền CS Việt Nam phải “đi đêm” với chính phủ các nước giàu hoặc móc nối với các hãng dược để họ ưu tiên. Đã nhiều tháng nay, cả ông Nguyễn Xuân Phúc và ông Phạm Minh Chính luôn tận dụng cơ hội để năn nỉ các nước giàu tài trợ hoặc bán vaccine trực tiếp cho Việt Nam nhưng đến nay thì kết quả vẫn là con số không tròn trĩnh.

Ngoại giao vaccine đã thất bại mặc dù cả ông Phúc lẫn ông Chính lang thang khắp nơi để năn nỉ ỉ ôi, vì thế mà ông Phạm Minh Chính mới bi quan xác nhận rằng “Phải xác định phòng chống dịch Covid-19 là cuộc chiến trường kỳ”. Nếu ngoại giao vaccine thành công thì làm gì ông Chính lại thốt nên câu nói bi quan như thế? Thêm nữa là số tiền 25.200 tỷ đồng mà chính quyền CS dự tính dùng để mua 170 triệu liều nhưng cho đến nay vẫn chưa giải ngân đồng nào. Điều đó càng khẳng định sự thất bại của đường lối ngoại giao vaccine mà ĐCS Việt Nam đang theo đuổi.

Được biết hiện nay Vingroup đang dự định xây nhà máy công suất từ 100 đến 200 triệu liều/năm để cung cấp cho chính quyền CS chích ngừa. Nếu ông Vượng xây nhà máy này thì chỉ một năm là đủ vaccine, vậy thì những năm tiếp theo ông sản xuất đến hàng trăm triệu liều bán cho ai khi mà các nước nghèo khác cũng chủ động được ngồn vaccine? Có lẽ lúc đó tính sau, còn lúc này ĐCS đang nhờ ông Vượng cứu, và rõ ràng đây là cơ hội rất lớn để ông Vượng nâng quyền lực Vingroup lên tầm cao mới./.

FB Đỗ Ngà – 31/7/21

Tham khảo:

https://tuoitre.vn/co-che-covax-cap-vac-xin-covid-19-cho…

https://www.gavi.org/…/92-low-middle-income-economies…

https://www.bbc.com/news/world-55795297

https://vneconomy.vn/thu-tuong-phai-xac-dinh-phong-chong…

https://tuoitre.vn/vingroup-xay-dung-nha-may-cong-suat…