Đấu Tranh Võ Trang Tăng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đấu Tranh Võ Trang Tăng

Vi Anh


 
 
Một, thời sự và sự kiện. Qua tin tức truyền thông tiếng Việt trong ngoài nước và truyền thông quốc tế như AFP của Pháp,  AP của Mỹ và Tân hoa Xã của TC, một số câu hỏi đã được trả lời, một số sự kiện và thời sự không thể chối cãi được, là gần đây CSVN xét xử, phổ biến tổng quát những cuộc đấu tranh võ trang của đồng bào trong nước.
 
Ở Miền Tây Nam Việt, vùng PG Hoà Hảo, ngày 21/12 Tòa án CS tỉnh An Giang tuyên phạt 19 năm tù cho nhóm 5 thanh niên treo cờ Việt Nam Cộng Hòa nền vàng ba sọc đỏ vào dịp 30/4. Tờ báo Nhân Dân tiếng nói chánh thức của Đảng Nhà Nước CS dẫn cáo trạng cho biết vào ngày 25/4, công an thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, phát hiện một lá cờ ba sọc của VNCH treo trên một chiếc cầu ở khóm Vĩnh Đông, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc. Sau đó, công an phát hiện thêm 26 lá cờ VNCH khác rải rác ở khu vực bến xe thành phố Châu Đốc.
 
Ở Saigon, thủ đô thời VNCH, ngày 27 tháng 12 Toà án CSVN tuyên án đối với nhóm 19 người bị cáo buộc dùng bom xăng tấn công tại phi trường Tân Sơn Nhất vào tháng tư vừa qua và đốt kho xe tang vật của công an ở TP Biên Hoà, với  tội danh chụp mũ khủng bố và mức án cao nhất cho người cầm đầu là 16 năm tù, mức thấp nhất cho người không tố giác là 18 tháng tù treo. Tin RFA của Mỹ, bị cáo cầm đầu là Anh Đặng Hoàng Thiện 26 tuổi bị tuyên án 16 năm nặng nhứt nói sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh theo một người chứng kiến phiên tòa giấu tên cho đài Á Châu Tự Do biết thông tin này qua thư điện tử (email).
 
Ở Miền Trung, ngày 28 tháng 12 Tòa án CS tỉnh Bình Định tuyên phạt 9 người tổng cộng 83 năm tù giam với các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ và ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’. Theo cáo trạng thì vào ngày 16 tháng 2 năm ngoái, Huỳnh Hữu Đạt cùng các thành viên khác in và tiến hành rải truyền đơn tại thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Nội dung truyền đơn bị cho là chống phá đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay.

Hai, đi vào phân tích. Toà án CSVN đã đưa ra xét xử nhiều vụ đấu tranh bằng vũ khí, buộc tội khủng bố, kêu án rất nặng. Đó là những vụ bắt được. Còn những vụ không bắt được, những cá nhân, những nhóm hoạt động bí mật, ngoài vòng luật pháp thực tế ắt cũng không ít. Đa số những đồng bào tham gia cuộc chống đối CS ra toà, vào tù ra khám trẻ, tỏ ra kiên cường, bất khuất. Nhà cầm quyền CS liên kết việc chống phá này với tổ chức chống CS ở hải ngoại, tiêu biểu là ở Mỹ nơi có hơn phân nửa người Việt tỵ nạn CS định cư, đại đa số đã vào quốc tịch Mỹ, hiện đã là công dân Mỹ.
 
Nếu so sánh công cuộc đấu tranh cho tự do dân, chủ, nhân quyền VN của đồng bào trong ngoài nước với công cuộc đấu tranh bằng vũ khí tự chế trong nước mà CSVN liên kết với người Việt hải ngoại, thì người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam, ở hải ngoại đã kết hợp đấu tranh chánh trị với đấu tranh võ trang. Hai mặt giáp công chống CSVN đã cướp quyền làm chủ đất nước của nhân dân VN, và đã cướp những dân quyền bất khả tương nhượng của hơn 90 triệu đồng bào VN  trong nước.
 
Phân tích cho thấy, thứ nhứt, nhà cầm quyền CS càng trấn áp, càng trừng trị táo bạo, nặng nề những người và cuộc tranh đấu, chiến đấu thì CS sẽ rơi vào qui luật của CS:  sức ép càng mạnh, sức bật càng cao. Tức là CS càng đàn áp dân chúng càng chống đối. CS không thể dùng hình phạt để răn đe người chống đối và dân chúng, nó sẽ bị phản tác dụng. CS càng phổ biến tổng quát các cáo trạng, các hình phạt nặng chỉ làm cho dân chúng căm thù thêm và làm cho dân chúng thấy nhưng người chống đối là những người đáng khen, có lòng yêu nước thương dân, dám xả thân để chống CS. Từ đó do luật tương cận bà con cô bác nghĩ anh chị em làm được mình cũng có thế làm được. Hai lý do đó giải thích tại sao phong trào đấu tranh của người dân càng ngày càng phát huy về qui mô, cường  độ và nhịp độ, tiến triển từ đấu tranh bất bạo động, sang bất tuân hành dân sự, đến chiến đấu bằng vũ khí tự chế, và một số anh em “dân oan” cảm tử ám sát cán bộ đảng viên ác ôn cướp đất của người dân.
 
So với thời kỳ tiền cách mạng của nhân dân Đông  Âu đứng lên lật đổ, đánh đuổi, giải trừ CS, thì phong trào dân chúng VN chống đối CSVN hiện thời nhiều hơn, rộng hơn, thường hơn ở các nước CS Liên sô và Đông Âu.
 
Thứ hai, dân chúng VN nhờ kinh nghiệm 1.000 năm chống quân Tàu xâm lược, nên ý thức rất rõ, cuộc tranh đấu, chiến đấu cho nền độc lập, chủ quyền quốc gia dân tộc, giang sơn gấm vóc của nước nhà, bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ là phải do người dân Việt làm là chánh. Người Việt nói “mình có giúp mình thì Trời mới giúp mình; Pháp nói “Aide toi et le ciel t’ aidera”, Anh, Mỹ nói “Help yourself and heaven will help you.”
 
Có người Việt nói phong trào chống CSVN, chống TC thì có, nhưng chưa kết hợp thành lực lượng và thiếu người lãnh đạo. Nhưng nhìn lại bao lần người dân Việt đánh đuổi quân Tàu giành lại độc lập, tự chủ đâu có ngoại quốc nào vào giúp. Và đất nước VN có lúc thịnh suy nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có như chiến lược gia Nguyễn Trãi từng nói. Khi thì thời thế tạo anh hùng, lúc thì anh hùng tạo thời thế.
 
Ba và sau cùng, tinh lý pháp luật của Thế Giới Tự do lấy trừng phạt để cải huấn phạm nhân. Thời VNCH cơ quan phụ trách các khám đường là Nha Cải Huấn. Thời CSVN, họ dùng tù đày do xét xử hay không xét xử như tù gọi là cải tạo không hề xét xử để răn đe, trừng trị, đặc biệt đối vớí các vụ có tính chánh trị như đấu tranh cho tự do, dân chủ, chống nhà cầm quyền, chống đảng nhà Nước. CS kêu án rất nặng để răn đe, trừng trị. CS khủng bố tinh thần, vật chất người chống đối và người có thể chống đối CS. Họ còn hình sự hoá thủ tục xét xử để chối là CSVN không có tù chánh trị. Nên nhiều vụ án có thể xử kín với toà án quân sự, toà án đặc biệt, thì họ cho toà hình xử công khai, cho ‘báo đài’ của họ loan tải, phổ biến tổng quát để làm cho dân chúng khiếp sợ.

Việc làm này xuất phát từ cái tư tưởng của CS coi người dân không theo Đảng là kẻ thù của Đảng nên say mê trong chiến thắng, coi việc kêu án nặng người dân là một biểu lộ sự thắng lợi của nhà cầm quyền, sự thất bại của lực lượng thù địch.
 
Hận thù, táo bạo, say sưa trả thù, trả oán làm CS vô tình quên cái phản tác dụng của việc phổ biến tổng quát, làm cho dân chúng thêm căm thù CS và thấy thiên hạ ngợi khen những người xả thân lo cho đại nghĩa dân tộc, thì nghĩ anh chị em làm được mình cũng làm được. Và các nhà đấu tranh cũng thường đòi các phiên xử tù chánh trị phải thực sự công khai, minh bạch, chớ không như ‘báo đài’ CS loan tải để tuyên truyền.
 
Thời sự và sự kiện cho thấy dân chúng VN bắt đầu hết sợ, từ chống Cộng bằng miệng, bằng biểu tình, bằng trang mạng sang  bất tuân hành dân sự, đang tiến tới tranh đấu bạo lực, chiến đấu võ trang ngày càng thường xảy ra./.(VA)