Dấu ấn tuần qua: Thực tế man rợ đằng sau cuộc ‘tấn công quyến rũ’ của Triều Tiên ở Olympic PyeongChang
17/02/2018
Người dân thế giới trong tuần qua tiếp tục háo hức theo dõi các cuộc tranh tài tại Thế vận hội mùa đông PyeongChang ở Hàn Quốc và một trong những tiêu điểm hàng đầu là sự hiện diện của phái đoàn Triều Tiên.
Đằng sau những hào nhoáng mà chính phủ Triều Tiên thể hiện tại sự kiện thể thao quốc tế hàng đầu này là một thực tế kinh hoàng mà không phải ai cũng biết đến.
Thực tế này đã được nhấn mạnh trong một bài viết trên Fox News ngày 16/2, tác giả là ông Marc Thiessen, một thành viên tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ (AEI), người từng là nhà viết kịch bản chính cho Tổng thống George W. Bush và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld.
Xem các phương tiện truyền thông ca ngợi về phái đoàn Triều Tiên tại Thế vận hội Pyeongchang, ông Thiessen cho biết ông lại nhớ lại một bức ảnh mà cấp trên của ông, Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld, giữ dưới bàn làm việc của ông. Đó là một bức ảnh vệ tinh chụp bán đảo Triều Tiên vào ban đêm. Ở phía nam tràn đầy ánh sáng là Hàn Quốc tự do và dân chủ. Trong khi đó, ở phía bắc, Triều Tiên chìm trong bóng tối hoàn toàn, trừ một điểm sáng nhỏ bé ở thủ đô Bình Nhưỡng.
Ông Rumsfeld thường chỉ ra rằng, hai nước có cùng con người và cùng một nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, một bên đang phát sáng với ánh sáng tự do, đổi mới và năng động, còn bên kia lại bao bọc trong bóng tối của sự đau khổ của con người.
Trong hai tuần qua, Triều Tiên đang có cuộc “tấn công quyến rũ” tại Olympic ở Hàn Quốc, theo ông Thiessen. Kim Yo Jong, em gái của Kim Jong Un, không phải là “Ivanka của Triều Tiên”. Cô ta là Phó giám đốc Ủy ban tuyên truyền Đảng Lao động Triều Tiên, một lãnh đạo cao cấp của chế độ độc tài tàn bạo nhất trên trái đất, ông Thiessen bình luận. Như một người tị nạn Triều Tiên đã nói với tờ The Washington Post năm ngoái: “Nó giống như một tôn giáo. Từ khi sinh ra, bạn được học về gia đình Kim, được dạy rằng đó là những vị thần, rằng bạn phải hoàn toàn vâng lời gia đình họ Kim”.
Bất kỳ một nhận thức không trung thành nào với gia đình Kim có thể dẫn đến một cuộc viếng thăm vào giữa đêm từ Bowibu, cơ quan công an của Triều Tiên, không chỉ người phạm tội mà cả ba thế hệ người thân của họ có thể bị bắt đến một trại lao động và bị giam cầm ở đó cả đời.
Hệ thống các trại “cải tạo” của Triều Tiên, gần đây được Ủy ban Nhân quyền về Triều Tiên vẽ bản đồ, là khu vực trại giam rộng nhất trên thế giới. Dưới ba thế hệ của nhà họ Kim, hàng trăm ngàn người, nếu không phải hàng triệu người, đã bị bỏ tù và giết chết trong các trại này. Các tù nhân trải qua những hình thức tra tấn tàn nhẫn nhất, bao gồm bị móc treo lên trên các đống lửa, phụ nữ mang thai bị buộc vào cây trong khi con của họ bị cắt ra khỏi bụng.
Tuy nhiên, các trại cải tạo này chỉ đơn giản là nhà tù nằm trong một nhà tù lớn hơn. Toàn bộ đất nước này là một nhà tù khổng lồ. Bởi tình trạng suy dinh dưỡng lan rộng, người Triều Tiên thấp hơn người Hàn Quốc từ 30mm đến 78 mm. Và vì sự quản lý yếu kém về kinh tế, 97% các con đường không được trải nhựa. Theo ông Nicholas Eberstadt ở Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, có tới một triệu người Triều Tiên chết trong nạn đói xảy ra sau sự sụp đổ của Liên Xô. Ông ghi nhận: “Đây là lần duy nhất trong lịch sử con người đã bị chết đói trong một xã hội văn minh, có văn hoá trong thời bình”.
Người dân Triều Tiên chết đói trong khi chế độ sử dụng nguồn lực của mình vào tham vọng triển khai tên lửa hạt nhân có khả năng tiếp cận và phá hủy các thành phố của Mỹ.
Ngay cả những người Triều Tiên trong giới tinh hoa cũng không được an toàn. Năm ngoái, Phó Bộ trưởng giáo dục Triều Tiên đã bị xử tử vì không giữ đúng tư thế của ông tại một sự kiện công cộng. Bộ trưởng Quốc phòng Hyong Yong Chol đã bị bắn chết bằng đại bác vì tội ngủ gật tại một cuộc diễu hành.
Và nếu bạn ngạc nhiên tự hỏi tại sao đội cổ vũ của Triều Tiên vẫn cổ vũ đồng đều một cách hoàn hảo như vậy, có thể vì họ đã nhìn thấy 11 nhạc công của Triều Tiên bị buộc vào cột và bị bắn bằng súng phòng không từng người một trước đám đông 10.000 người xem. Một nhân chứng nói: “Các nhạc công đã biến mất sau mỗi lần bị pháo bắn”, một nhân chứng cho biết, “thân thể của họ bị thổi bay hoàn toàn, máu và các mảnh vụn bay khắp nơi. Và sau đó, các xe tăng của quân đội tiến vào và cán qua các mảnh vụn trên mặt đất, nơi những mảnh thân xác còn sót lại”.
Đây là sự tàn bạo mà Kim Yo Jong, em gái của Kim Jong Un đại diện. Tuy nhiên, bất chấp thực tế tàn bạo này, các phương tiện truyền thông lại ca ngợi phái đoàn Triều Tiên. Reuters tuyên bố Kim Yo Jong là “người giành huy chương vàng ngoại giao tại Thế vận hội”. CNN đã phát biểu như thế nào, “Với một nụ cười, một cái bắt tay và một thông điệp ấm áp trong thư mời gửi tổng thống Hàn Quốc, Kim Yo Jong đã gây được thiện cảm với công chúng”. NBC thậm chí còn đăng lên Twitter một bức ảnh của đội cổ vũ Triều Tiên với tiêu đề “Điều này rất đáng để xem”. Đây có phải là điều nghiêm túc? NBC đã không đề cập đến điều đó trong năm 2005, khi mà 21 thành viên đội cổ vũ đã bị đưa đến một trại giam vì họ kể với người khác về những gì họ thấy ở Hàn Quốc.
Theo ông Thiessen, thay vì bình thường hóa chế độ tàn ác này, Olympic Pyeongchang lẽ ra phải là một cơ hội để các hãng truyền thông cho khán giả biết về cuộc sống thực tế ở Triều Tiên dưới sự cai trị gia đình họ Kim.
Minh Đức
https://www.dkn.tv/the-gioi/dau-an-tuan-qua-thuc-te-man-ro-dang-sau-cuoc-tan-cong-quyen-ru-cua-trieu-tien.html