Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý
https://danlambaovn.blogspot.com/2019/01/at-ai-thuoc-so-huu-toan-dan-do-nha-nuoc.html
Thanh Lan (Danlambao) – Có lẽ trong lịch sử loài người, chưa có một nhà nước nào, chỉ trong vòng 26 năm, từ năm 1987 đến 2013, sau khi thống nhất hai miền, nhà nước Việt Nam ban hành một bộ luật, mà phải sửa đi sửa lại, sửa tới sửa lui đến 6 lần. Và cứ mỗi lần công bố, lại thêm nhiều Chương nhiều Điều như một mớ bòng bong ngôn từ. Chưa nói đến sau khi ban hành luật rồi, lại phải chờ nhà nước ban hành thêm một mớ Nghị định, Thông tư hướng dẫn việc thực hiện luật đó, làm cho người dân khi tiếp cận phải “hoa mắt, nhức đầu.”
Đó là không tính năm 1953 trên miền Bắc, với mục đích cướp đất của những người nông dân, người cộng sản đã chế ra bộ luật mọi rợ được ngụy trang bởi cụm từ “CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT”. Với luật này, người nông dân không chỉ mất đất mà con mất mạng.
“Luật Đất đai” của Nhà nước CHXHCN Việt Nam qua 6 lần biến hóa .
1. Luật Đất đai năm 1987: Luật này được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 2, thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987. Có 6 chương, 57 điều, trong đó lần đầu tiên cụm từ: “Nhà nước giao đất” xuất hiện.
Có nghĩa là dù đất đai của người dân Việt Nam sở hữu tính từ khi cơ cấu nhà nước được hình thành trên lãnh thổ Việt Nam hàng vạn năm trước Công Nguyên (khoảng từ năm 2879 TCN) (Theo Lịch sử Việt Nam- Bách khoa toàn thư mở Wikipedia).
Dù được tổ tiên cha ông từ ngàn đời để lại cho con cháu liên tiếp sở hữu, thì đến năm 1987, người dân Việt Nam được nhà nước ban cho ân huệ đặc biệt, là lấy chính đất của dân để giao cho dân.
Và khái niệm “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” cũng bắt đầu từ đây.
Điều 1 Luật này quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Cũng trong luật này: “Nhà nước bảo đảm cho người sử dụng đất được hưởng những quyền lợi hợp pháp trên đất được giao, kể cả quyền chuyển nhượng, bán thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao” (Điều 3).
Nghĩa là người dân được nhà nước ưu ái ban cho cái quyền được hưởng những thành quả lao động và kết quả đầu tư trên chính mảnh đất của mình
2. Luật đất đai năm 1993. Luật này được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993, có 7 chương, 89 điều.
Tại Điều 1 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.
Luật này vẫn là “Nhà nước giao đất”, nhưng có tiến bộ hơn là người sử dụng đất được “Cấp Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất.”
Vì chế độ cộng sản thủ tiêu quyền tư hữu của người dân đối với đất đai, nên thay vì nhà nước phải cấp “Giấy Chứng nhận Quyền Sở Hữu Đất đai”, thì nay nhà nước chỉ cấp “Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất” (Điều 2).
Nghĩa là nhà nước công nhận cái quyền mà người dân đã có khi chưa có nhà nước. Chẳng khác gì một đứa cháu sau khi sinh ra, đã viết giấy chứng nhận có sự tồn tại của ông cố nội mình trên đời
Cũng trong Luật Đất đai năm 1993, nhà nước ban phát, công nhận người sử dụng đất có 5 quyền, là quyền được chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê (Điều 3).
Nhưng trong thực tế khi người dân muốn thực hiện bất cứ quyền nào, thì đều phải “Xin”, và nhà nước có “Cho” thì mới được. Vậy là hình thành cơ chế “Xin-Cho”. Chính từ đây mới là cơ hội cho quan tham tha hồ hành dân. Nào là Xin cấp GCNQSDĐ, Xin chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê. Chỉ có quyền thừa kế là không phải xin.
Cũng trong luật này, nhà nước ban cho dân quyền sử dụng đất 20 năm để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, và 50 năm để trồng cây lâu năm (Điều 20).
Cũng từ đây, các cụm từ “Thu hồi đất” khi cướp đất, và “Giải phóng mặt bằng” khi phá nhà cửa và tài sản của dân cũng bắt đầu xuất hiện.
Đây là hai cụm từ man rợ nhất và gieo rắc tai họa nhiều nhất lên đầu người dân nhất trong lịch sử. Nó ngụy trang cho hành động nhà nước cướp phá trắng trợn tài sản của dân, nấp dưới những cụm từ nhẹ nhàng hơn để đánh lừa dân (Điều 26).
3. Luật đất đai sửa đổi 1998 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai), được quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ tư thông qua ngày 02/12/1998).
4. Luật Đất đai sửa đổi năm 2001 (sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai), được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001. Theo đó Chính phủ quy định khung giá các loại đất cho từng vùng, theo từng thời gian và nguyên tắc, phương pháp xác định giá các loại đất (Điều 12).
5. Luật đất đai năm 2003, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003, Có 7 chương, 146 điều.
Từ đây thêm cụm từ: “do Nhà nước đại diện chủ sở hữu”: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, và nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai (Điều 5).
Và từ đây cụm từ “Nhà nước giao đất” được thay bằng cụm từ “Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất” khi cấp giấy (Điều 4).
6. Luật đất đai năm 2013, được Quốc hội CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013, có 13 chương 208 điều.
Chuyển mục đích sử dụng đất (Điều 57): Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm.
Nghĩa là: Trong mỗi lô đất của dân đang ở, nhà nước “cấp” cho một diện tích đất ở nhất định. Tại nông thôn, mỗi hộ chỉ được cấp 300m2, diện tích còn lại là đất nông nghiệp. Đất đô thị thì diện tích đất ở ít hơn. Nếu khi người dân có nhu cầu sử dụng diện tích đất ở lớn hơn diện tích được cấp để chia cho con cái hoặc sang bán, thì phải xin chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất ở, và phải đóng tiền. Nghĩa là dân phải bỏ tiền ra mua đất của chính mình(1).
Như vậy là qua 6 lần công bố và sửa tới sửa lui, chứng tỏ Luật Đất đai là bộ luật bất toàn, nhiều bất cập, rối rắm và không phù hợp lòng dân, không đáp ứng nhu cầu của xã hội. Y như một chiếc áo, có 2 lần vá víu cơi nới, rách chỗ nào vá chỗ đó, và 4 lần may mới.
Hiếm có bộ luật nào có thể tồn tại ngang nhiên biến tài sản của dân thành tài sản của nhà nước, mà cụ thể là các quan tham, dưới cái gọi là Luật.
Cách diễn đạt ngôn từ lấp lửng, mơ hồ, không cụ thể rõ ràng, đến khi áp dụng thì dễ dàng biến hóa. Người làm luật chỉ là đào hầm trú ẩn, tìm mọi cách che chắn và tìm chỗ an toàn cho các quan chức.
Vì thế người ta nói rằng, tại Việt Nam có cả rừng luật, nhưng khi áp dụng thì dùng luật rừng.
Hãy nghe “những người trong chăn” nói về những bất cập trong Luật Đất đai 2013.
Tại Hội thảo “Pháp luật và thực tiễn về tiếp cận đất đai của doanh nghiệp tại Việt Nam” do VCCI phối hợp với Vụ Pháp luật Dân sự – Kinh tế thuộc Bộ Tư Pháp đã tổ chức ngày 27/6/2018, tại Hà Nội, các chuyên gia đã chỉ ra sáu điều bất hợp lý, mơ hồ, dẫn đến bọn quan tham có điều kiện vơ vét (2).
GS-TS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng BTN&MT cũng đánh giá về những bất cập của luật đất đai 2013. Ôngcho rằng, Luật 2013 có nhiều điều vi hiến(3).
Trong cụm từ: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Ở đây cụm từ “sở hữu toàn dân” là bịp bợm, đánh tráo khái niệm, rất khốn nạn, bất nhân, rừng rú. Nói “sở hữu toàn dân”, nhưng thực tế dân không có quyền hành gì hết. Dân chỉ là người coi thuê cho nhà nước. Như đã nói ở trên, người dân muốn làm gì cũng phải xin phép nhà nước, và người dân có thể bị đuổi ra khỏi mảnh đất do bao đời tổ tiên cha ông để lại bất cứ lúc nào.
Nhà nước là ai? Theo hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền hiện nay, được chia ra bốn cấp, là trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Theo đó chỉ có UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện mới có quyền thu hồi đất. Trong thực tê, một số nơi, xã và thôn vẫn bán đất lấy tiền bỏ túi.
Vì nhà nước không coi dân là chủ thể, không cần hiểu dân muốn gì mà chỉ cần biết nhà nước muốn gì, rồi bất chấp luật pháp do chính họ đặt ra, họ áp đặt, buộc dân theo họ. Họ trừng trị bất cứ người dân nào chống lại ý muốn của họ. Với quyền lực vô biên trong tay, họ vẽ ra nhiều chiêu trò, được ngụy trang dưới các dự án này nọ, vậy là nạn cướp đất diễn ra trong cả nước, đẩy hàng triệu người dân lâm cảnh màn trời chiếu đất, không cửa không nhà, Việt Nam trở thành “cường quốc dân oan”.
Hãy nhìn những đoàn người từ Bắc-Trung-Nam lũ lượt kéo nhau về Hà Nội, sống lây lất ở những vỉa hè vườn hoa để khiếu kiện kêu oan về các vụ cướp đất, thì mới biết cụm từ “Sở hữu toàn dân” trong Luật Đất đai, đã phát huy sức mạnh hiệu quả tàn phá xã hội Việt Nam và triệt tiêu niềm tin của con người trong mấy chục năm qua như thế nào.
Nhìn những vụ như Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội, Đồng Tâm, Thủ Thiêm v.v…, và gần đây là Lộc Hưng, thì biết chiếc vòi bạch tuộc của các nhóm lợi ích, đã vươn ra và lũng đoạn chính sách đất đai trên ngay trên các nghị trường của những kẻ làm luật, bên hành lang của các kỳ họp quốc hội, trong các tòa soạn của các tờ báo nhà nước, trong các chủ trương thu hồi đất của các cấp trên cả nước.
Máu của những người dân kiên cường giữ đất đã đổ. Nhiều mạng người đã gục ngã chỉ vì làm tay sai cho các thế lực cướp đất. Tiếng súng của những Đoàn Văn Vươn (Hải Phòng), Đặng Ngọc Viết (Thái Bình), Đặng Văn Hiến (Đăk Nông) vẫn không làm cho nhà cầm quyền thức tỉnh, vì miếng mồi ngon do đất đai mang lại cho nhà cầm quyền quá lớn.
Khi và chỉ khi toàn dân Việt Nam đoàn kết một lòng, cùng vùng lên chống bọn bạo quyền, giành lại quyền tự quyết trong những vấn đề liên quan đến quyền lợi và cuộc sống của người dân, thì lúc đó người dân Việt Nam mới khỏi vị cướp đất.
Lịch sử đã chứng minh: Không một chế độ bạo quyền nào có thể tồn tại mãi mãi. Chế độ cộng sản độc tài và khát máu cũng không ngoại lệ.
Cả một khối Đông Âu sắt máu được bảo kê bở bức tường thép Liên Bang Xô Viết vững chãi, mà đến ngày lịch sử đã điểm cũng đã bị cáo chung.
Mấy triệu con chuột đang ẩn nấp trong cái bình ĐCSVN, với vỏ bọc “vì dân, do dân”, đang ngày đêm tranh giành, cắn xé lẫn nhau để tranh nhau những miếng mồi chúng vừa cướp được, thì sẽ đến lúc chúng tự tiêu diệt lẫn nhau do giành giật miếng ăn.
Đó là thời điểm người dân Việt Nam cần vùng lên để kết liễu số phận của chúng.
_____________________________________
Chú thích: