Đảng Tân Đại Việt tổ chức Lễ Tưởng Niệm Cố GS. Nguyễn Ngọc Huy Lần Thứ 34 nhân ngày sinh nhật 100 năm và ra mắt sách “Kissinger’s Betrayal” của GS. Stephen Young
01/08/2024
Nghi thức lễ chào cờ Westminster, Nam California (Thanh Huy)- – Tại Hội trường Thành phố Westminster số 8200 Westminster Blvd vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 28 tháng 7 năm 2024, Đảng Tân Đại Việt do Ông Hoàng Đình Khuê làm Chủ Tịch đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm lần Thứ 34 Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, Đảng Trưởng Đảng Tân Đại Việt, nhân ngày sinh nhật 100 năm của Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, nhân dịp nầy ban tổ chức cũng đã cho ra mắt cuốn sách “Kissinger’s Betrayal” của GS. Stephen Young. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28 tháng 7, 1990 trên bước đường hoạt động tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự. Từ đó đến nay đã trải qua 34 năm, cứ đến độ hè về vào cuối tháng bảy hàng năm Đảng Tân Đại Việt đều long trọng tổ chức lễ tưởng niệm Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Chính sự kiện này cho thấy hậu thế không bao giờ quên một nhân vật đặc biệt trong lịch sử VN. Tham dự lễ tưởng niệm, ngoài một số các Đảng viên Tân Đại Việt, còn có một số thành viên trong Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh. Quan khách có: cựu Đại Tá Lê Bá Khiếu, Ông Phan Thanh Châu Đại Diện Việt Nam Quốc Dân Đảng và phái đoàn, Ông Mai Xuân Tửu Đại Diện Đại Việt Quốc Dân Đảng và phái đoàn, Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải Đại Diện Liên Minh Dân Chủ Việt Nam và phái đoàn, Giáo Sư Trần Huy Bích, ông Nguyễn Kim Bình, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam Nam California, Giáo Sư Lê Văn Khoa và phu nhân Ngọc Hà, Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban Điều Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, Giáo Sư Dương Ngọc Sum, Nhà Văn Việt Hải và phái đoàn trong nhóm Nhân Văn, Nhà biên khảo Phạm Trần Anh, Ông Vũ Hoàng Hải Khối 8406, Ông Nguyễn Tiến Trung đến từ Đức Quốc, Nhà văn, nhà báo Vương Trùng Dương, ông Nguyễn Văn Lực, Phó Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt San Diego… cùng một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, các cơ quan truyền thông… Về dân cử có: Dân Biểu Tạ Đức Trí, Ủy Viên Giáo Dục Học Khu Westminster Bà Frances Nguyễn Thế Thủy…
Hợp ca “Minh Châu trời Đông”Điều hợp chương trình buổi lễ do MC: Mộng Thủy và Lê Văn, mở đầu MC Mộng Thủy cho biết lý do và thông qua chương trình. Sau đó nghi thức chào quốc kỳ Việt-Mỹ và phút mặc niệm. Sau phút mặc niệm các đồng chí Đảng Tân Đại Việt lên hợp ca bản “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” và dâng hương tưởng niệm lên bàn thờ có chân dung cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy.
Chủ Tịch Đảng Hoàng Đình Khuê chào mừng quan khách và nói về cuộc đời GS Huy Tiếp theo ông Hoàng Đình Khuê Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn quý quan khách, quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, các cơ quan truyền thông đã đến tham dự ngày lễ hôm nay. Ông tiếp: Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, cố Đảng Trưởng Tân Đại Việt đã ra đi 34 năm qua, nhưng các đồng chí, chiến hữu và môn sinh trên khắp thế giới hàng năm đều tưởng niệm nhà ái quốc, nhà chí sĩ để tưởng nhớ người Thầy của mình suốt đời tranh đấu cho sự sinh tồn của Dân tộc, cho một nước Việt Nam Tự do, Dân chủ Pháp trị. Ông Hoàng Đình Khuê tiếp: “Đạo Đức Kinh cho rằng sự hưng vong của đất nước phụ thuộc vào Tài Đức của người lãnh đạo. Người ấy phải xuất chúng hơn người và phải tu dưỡng Đạo đức. Tài và Đức có quan hệ gắn bó không thể tách rời.
– Có Tài mà không có Đức là vô dụng vì chỉ để phục vụ lợi ích cá nhân.
– Nhưng có Đức mà thiếu Tài thì làm việc gì cũng không trọn vẹn.
Năm nay để kỷ niệm dấu ấn Sinh nhật 100 năm của Cố GS Nguyễn Ngọc Huy, tôi mạn phép nói về Tài và Đức của GS Huy.
Cựu Thượng Nghị Sĩ Canada Ngô Thanh Hải đại diện Liên Minh Dân Chủ nói về GS. Nguyễn Ngọc Huy
Muốn nhận xét về một danh nhân, một chí sĩ, một thiên tài của đất nước phải dựa vào 4 tiêu chuẩn sau đây: (1) Tài; (2) Đức; (3) Bổn phận đối với gia đinh;
(4) Nghĩa vụ đối với đất nước.
Sau đây là trường hợp của GS Nguyễn Ngọc Huy:Nói về Tài:GS Nguyễn Ngọc Huy có 4 biệt Tài: tài nói, tài viết, tài tổ chức, tài viễn kiến:
(a) Tài nói: GS Huy là một nhà hùng biện vừa lưu loát, vừa duyên dáng, vừa có chiều sâu, có thể lôi cuốn Khán thính giả.
(b) Tài viết: Ông có thể viết đa dạng từ Thơ hùng (Thơ Hồn Việt), Trào phúng
(Duy xạo luận), Chủ nghĩa (Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn); Nghiên cứu (Quốc Triều Hình luật)
(c) Tài tổ chức: Thành lập Đảng TĐV, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, LMDCVN, Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Do. Đây Là việc một chánh khách của một nước nhỏ đã thuyết phục và vận động được 300 các nhà lãnh đạo như cựu Tổng thống, cựu Thủ tướng, các chính trị gia, các Tướng lãnh ở Mỹ, Âu châu, Úc châu, Canada …
(d): Tài viễn kiến: Ông là một học giả có viễn kiến sâu sắc, đã tiên đoán:
– Dùng Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn để chống Chủ Nghĩa Giai cấp của Cộng sản.
– Xây dựng Dân chủ Pháp trị để trưởng thành chính tình Việt Nam:
Sau khi trở về nước sau 8 năm lưu vong, GS Huy nhận thấy chế độ Dân chủ ở Tây Âu và Bắc Mỹ với đời sống chính trị ổn định, kinh tế phát triển mạnh nhờ hệ thống chánh đảng trưởng thành, có đối lập, thượng tôn pháp luật và Dân chủ Pháp trị.
– Trung lập pháp lý vĩnh viễn cho VN: Sau khi đã có Dân chủ Pháp trị, mở rộng ngoại giao đưa đến Trung lập hóa , một Trung lập pháp lý vĩnh viễn như nước Áo, Thụy Điển và Thụy Sĩ… Tiếp theo ông cho biết về Đức, về bổn phận đối với gia đình, về trách nhiệm đối với đất nước…( một bài khá dài trong bản tin chúng tôi không thể đăng hết bài nói chuyện của Ông Chủ Tịch Đảng Hoàng Đình Khuê.)
Tiếp theo lời phát biểu của hậu duệ Mộng Thủy nói về “Trăm Năm Dấu Ấn” của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, trong đó có đoạn Bà cho biết: “… Đời người trăm năm như bóng câu qua cửa sổ, để lay chuyển một vận nước đang đảo điên thì thường lâu hơn một kiếp người. GS Nguyễn Ngọc Huy qua bài thơ “Tâm sự Tố Như” nói lên nỗi lòng của Nguyễn Du mà cũng là nỗi lòng của Ông trước sự không may của vận nước:
“Tuốt kiếm xông pha giữa chiến trường, Phong trần dạn mặt khách văn chương, Bao năm lăn lóc trong cay đắngMái tóc xanh! dần nhuộm tuyết sương.”
Trong một lần trả lời cuộc phỏng vấn do các ông Hoàng Khởi Phong và Lê Đình Điểu thực hiện, GS Huy nói rằng:
“Vì sanh trong một nước Việt Nam không độc lập, thiếu tự do và chìm đắm trong sự loạn lạc, nên tôi phải dấn thân vào cuộc tranh đấu chính trị, và do đó mà phải học về chính trị, dạy về chính trị, và đứng ra lãnh đạo một đoàn thể chính trị. Dầu cho có được làm lại cuộc đời từ đầu, mà hoàn cảnh Việt Nam không khác hoàn cảnh tôi đã trải qua, thì tôi cũng sẽ làm như tôi đã làm”.
Người xưa có câu:
Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử,
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh. (Người đời tự cổ ai không chết Lưu giữ lòng son sáng sử xanh)
GS Huy biết rằng, khi bước chân vào thế giới này, thì không ai có thể sống còn để bước ra. Do đó, vào mùa Thu năm 1944 khi u buồn nhìn dòng tục lụy, Đằng Phương-Nguyễn Ngọc Huy đã viết những vần thơ sau:
“Tôi muốn bỏ mảnh hình hài mệt nhọc / Đã nhiễm mùi ô trọc của trần gian/ Để cho hồn thanh khiết được tiêu tan/ Trong sợi gió mơn man vờn khói nhẹ.”Kính thưa quý vị, 80 năm sau, nơi đây, một hậu bối tưởng nhớ về ông, trong niềm tin có thế giới siêu hình, cảm nhận rằng linh hồn thanh khiết của ông đang thanh thản mơn man cùng gió trăng mây khói.
Nhân Bách niên và lễ giỗ lần thứ 34 của GS Nguyễn Ngọc Huy, xin nghiêng mình tri ân và tưởng nhớ đến nhà ái quốc Nguyễn Ngọc Huy trọn đời tranh đấu cho một nước Việt Nam Tự do Dân chủ Pháp trị, nay không hiện hữu nhưng Ông sẽ sống mãi trong lòng người Việt Nam.”
Tiếp theo lời phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Ngô Thanh Hải, đại diện Liên Minh Dân Chủ Việt Nam và ông Trần Bạch Thu đại diện Hội Ái Hữu Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh, trong lời phát biểu những vị nầy cũng đã hết lời ca ngợi về một bậc Thầy, một nhà cách mạng tranh đấu không mệt mỏi cho một Việt Nam có tự do, dân chủ, phú cường…
Trưởng Nữ GS. Nguyễn Ngọc Huy đại diện gia đình cảm ơn ban tổ chức và kể về những kỷ niệm với cha
Cuối cùng là lời phát biểu của Thúy Tần,Trưởng Nữ của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, mở đầu cô cảm ơn ban tổ chức đã cho cô có dịp trình bày về người cha, trong lời phát biểu Cô đã kể những kỷ niệm một người Cha gương mẫu đối với các con, một người chồng có trách nhiệm đối với gia đình, trong lời phát biểu có đoạn Cô không dấu được niềm xúc động khi nói về Cha và những việc làm âm thầm của Ông trong suốt cuộc đời dấn thân phục vụ Tổ Quốc.Xen kẻ chương trình có phần văn nghệ đấu tranh do các nghệ sĩ thân hữu trình diễn.
Tiếp theo Phần 2 là ra mắt sách“Kissinger’s Betrayal” của GS.Stephen Young.
Trong lúc nầy Ban tổ chức mời GS.Stephen Young và Ông Hoàng Đình Khuê lên bàn chủ tọa.
Ông Trần Quang Tuấn đã lên giới thiệu tiểu sử của GS. Stephen Young, Ông Hoàng Đình Khuê có vài lời giới thiệu về GS. Stephen Young và cuốn sách “Kissinger’s Betrayal.”
Tiếp theo GS. Stephen Young phát biểu và nói về cuốn sách “Kissinger’s Betrayal.”
Phần giới thiệu sách
Sau phần trình bày Điều hợp viên có cuộc phỏng vấn tác giã và cuối cùng là phần hội luận về nội dung cuốn sách và tác giả trả lời những câu hỏi liên quan quan đến cuốn sách.
Cuối cùng là lời cảm tạ của ban tổ chức.
Quý đồng hương muốn tìm hiểu và biết thêm chi tiết xin liên lạc về số điện thoại (714) 655-0585.