Đại hội ĐCS Trung Hoa: Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực
16 tháng 10 2022 – Tessa Wong & Stephen McDonell – BBC News, Singapore và Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ tiếp tục củng cố quyền lực trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu diễn ra vào hôm nay 16/10 tại Bắc Kinh.
Và điều này sẽ dọn đường cho ông ta trở thành lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời Mao Trạch Đông.
Khoảng 2.300 đại biểu sẽ họp để bầu tổng bí thư và có phần tranh luận về những chính sách quan trọng, có thể bao gồm chiến lược ‘Không Covid’.
Truyền thông nhà nước Trung Cộng đã tăng cường tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Trung Hoa trước thềm đại hội vốn sẽ diễn ra trong một tuần, với các bản tin và chương trình truyền hình khắc họa những thành tựu của Trung Cộng dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình.
Trong phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Hoa vào sáng nay 16/10, liên quan đến vấn đề Đài Loan, Chủ tịch Tập Cận Bình đã lặp lại cam kết “tái thống nhất” và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực, tuy nhiên sẽ cố gắng giải quyết dựa trên các biện pháp hoà bình.
“Chúng tôi kiên định sự nỗ lực vì viễn cảnh tái thống nhất hoà bình với lòng chân thành cao nhất và các nỗ lực tốt nhất, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ hứa từ bỏ sử dụng vũ lực và giữ sự lựa chọn thực thi tất cả các biện pháp cần thiết.”
Ông Tập Cận Bình lặp lại khẳng định vấn đề Đài Loan là chuyện nội bộ của Trung Quốc và do người dân Trung Hoa tự quyết định.”Bánh xe lịch sử của công tác tái thống nhất đất nước và chấn hưng quốc gia đang tiến về phía trước, và việc tái thống nhất hoàn toàn tổ quốc phải đạt được, và phải đạt được!”, ông kết thúc trong tràng pháo tay kéo dài của hơn 2.000 đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 20.
Trong khi đất nước thì hết mực tin tưởng thì Bắc Kinh đã chịu ảnh hưởng từ các biện pháp an ninh và giới hạn đi lại nghiêm ngặt. Điều này đã làm nổ ra sự bất mãn tại đây và một cuộc biểu tình hiếm hoi và nghiêm trọng vào hôm 13/10, chỉ trích Tập Cận Bình và chính sách ‘Không Covid’.
Chính sách này đã cứu mạng người, nhưng lại tạo nên một cái giá đau đớn cho người dân và nền kinh tế Trung Cộng, và ngày càng có thêm sự mỏi mệt trong quần chúng đồng thời cả sự giận dữ liên quan đến các lệnh phong tỏa và hạn chế đi lại.
Tập Cận Bình được cho sẽ bắt đầu đại hội vào hôm nay 16/10 với bài phát biểu dài và long trọng, sử dụng ngôn từ được chọn lọc kỹ lưỡng, mà theo đó giới phân tích sẽ tìm bất kỳ các chỉ dấu nào về khả năng thay đổi chính sách.
Các đại biểu cũng sẽ tiến hành bỏ phiếu bầu chọn các lãnh đạo khác bao gồm Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị – một cơ quan tương đương với nội các chủ tịch nước – những người sẽ xuất hiện trước cánh truyền thông đang chờ đợi trong suốt thời gian đại hội.
Trong quá khứ, thì một đại hội đảng diễn ra cứ 5 năm một lần được xem là cơ hội để giới lãnh đạo kêu gọi sự ủng hộ, khi họ muốn gia tăng quyền lực cho thành phần của mình trong đảng.
Nhưng giới quan sát cho rằng ngày hôm nay thì dường như chỉ còn một thành phần tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Hoa XX – đó là của Tập Cận Bình.
Trong một dấu hiệu rõ ràng về việc củng cố quyền lực, các lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Hoa đã đưa ra một thông cáo trước đó, ca ngợi Tập Cận Bình là “trụ cột” của đảng và giới lãnh đạo. Họ cũng kêu gọi toàn đảng đoàn kết hơn nữa dưới sự lãnh đạo của ông ta.
Tập Cận Bình hiện đang giữ ba vị trí quyền lực nhất tại Trung Cộng – Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Chủ tịch nước. Ông cũng được cho sẽ có thêm nhiệm kỳ cho hai vị trí quyền lực đầu tiên tại đại hội.
Đảng Cộng sản Trung Hoa không đưa ra bất kỳ giới hạn nhiệm kỳ nào. Nhưng không có nhà lãnh đạo nào ngoài Mao Trạch Đông, người sáng lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, từng nắm quyền ba nhiệm kỳ.
Chủ tịch nước thường chỉ có giới hạn hai nhiệm kỳ theo hiến pháp Trung Cộng, do cựu Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Trung Cộng Đặng Tiểu Bình đề ra để ngăn chặn việc xuất hiện một nhân vật như Mao Trạch Đông.
Thế nhưng Tập Cận Bình đã có thể xóa bỏ yêu cầu này: Vào năm 2018, Quốc hội Trung Cộng đã chính thức bỏ quy luật này, thật sự cho phép Tập Cận BÌnh có thể nắm quyền Chủ tịch nước đến khi nào ông ta muốn.
Kể từ khi nắm quyền vào năm 2012, Tập Cận Bình đã dẫn dắt Trung Cộng bước vào con đường với tham vọng và độc tài ngang nhau.
Ông ta đã đẩy mạnh vì “sự chấn hưng mạnh mẽ quốc gia”, như theo đuổi cải cách kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường, và xóa đói giảm nghèo.
Ông cũng tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng – mà nhiều người xem là một cách để ông ta nhổ bỏ những đối thủ chính trị – cũng như thanh trừng người Uyghur ở Tân Cương và giới biểu tình vì dân chủ ở Hong Kong.
Thế nhưng Tập Cận Bình cũng đối mặt với nhiều thách thức khác, như nạn thất nghiệp ở người trẻ, nền kinh tế phát triển chậm lại và khủng hoảng bất động sản đang diễn ra – và dĩ nhiên là chính sách ‘Không Covid’.
Câu hỏi đặt ra là liệu trong thời gian đại hội chúng ta có thể nghe thấy tuyên bố như, “Chúng ta đã làm tốt rồi, chúng ta giờ đây có thể không làm tiếp,” Giáo sư Rosemary Foot từ Đại học Oxford nói.
“Ý tưởng là đảng đã đạt chiến thắng và kiểm soát được virus, đây là thông điệp quan trọng gửi đến người dân trong nước và quốc tế.”
Nhưng Giáo sư Rosemary cũng nói thêm tất cả dấu hiệu hiện thời đều chỉ ra rằng chính sách này có thể vẫn tiếp diễn.
Nhiều người cũng dõi theo đại hội để xem liệu sẽ có sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, đặc biệt về hướng cường quốc khác trên thế giới, Mỹ.
Các nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm làm gia tăng sự ảnh hưởng của Trung Cộng trên toàn cầu thông qua sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’, và các tuyên bố trên Biển Đông, cũng như sự ủng hộ dành cho Nga trong cuộc chiến tranh UKraine, đã làm gia tăng các căng thẳng với Mỹ và những nước khác.
Dưới sự dẫn dắt của Tập Cận Bình, Trung Cộng cũng đã có lập trường mang tính khẳng định hơn về vấn đề Đài Loan, một hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh xem thuộc lãnh thổ của mình.
Và khi Tập Cận Bình còn nắm quyền thì tất cả những điều này sẽ tiếp tục là mối quan tâm chính yếu – mặc dù một số chuyên gia tin rằng ông ta có thể giảm nhẹ cách tiếp cận của Trung Cộng trong một số khía cạnh để theo đuổi các mối quan hệ thương mại tốt đẹp hơn với Mỹ và các đối tác trong khu vực.
“Tính chính danh chính trị của Đảng Cộng sản Trung Hoa nằm ở kết quả kinh tế xã hội,” Tiến sĩ Collin Koh từ trường S Rajaratnam School of International Studies tại Singapore.
“Một người dân trung bình tại Trung Hoa sẽ cảm thấy mọi việc không diễn ra rất tốt, vì vậy cần phải phục hồi lại một loại hình phát triển mà Trung Hoa đã từng có trong những thập niên gần đây.”