Đại hội Đảng CSVN trong con mắt một nhà báo nước ngoài*

Cac Bai Khac

No sub-categories

Đại hội Đảng CSVN trong con mắt một nhà báo nước ngoài*

Thomas A. Bass, Foreign Policy, 21 tháng Một 2016, Dịch giả Trần Ngọc Cư

Bọn côn đồ bặm trợn đang lãnh đạo Việt Nam sẽ không thử nghiệm dân chủ
 
Việt Nam là một mô hình trùng chập (a moiré pattern): Nhìn quốc gia theo hướng này thì bạn sẽ thấy một xã hội có nguyện vọng vươn cánh vào tương lai. Nhưng nhìn theo một hướng khác thì bạn sẽ thấy nó là một nhà tù lỗi thời giam giữ bất cứ người nào không chịu đi theo đường lối của Đảng. Những người ngồi sưởi nắng trên boong tàu chỉ tập trung vào những bãi biển đẹp, thức ăn ngon, sự thu hút như một điểm đến của du lhách. Trong khi đó, những người theo dõi nhân quyền lại tập trung vào những mô hình đàn áp của chế độ.
Vâng, quốc gia này đang mở cửa với phương Tây và phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên – mặc dù có những duyên dáng sáng sủa – Việt Nam là một văn hóa suy đồi. Chế độ kiểm duyệt đã bóp nghẹt tiếng nói của những văn nghệ sĩ ưu tú và đẩy họ vào con đường lưu vong. Những tiểu thuyết gia và thi sĩ xuất chúng không còn viết lách công khai, ngoại trừ việc lưu hành tác phẩm của họ bằng những hình thức xuất bản chui. Ngành báo chí là một doanh nghiệp thối nát do nhà nước kiểm soát. Ngành xuất bản cũng thế. Sử học là một ngành nhạy cảm [nguy hiểm] không ai dám nghiên cứu. Các tự do tôn giáo, tư tưởng, ngôn luận – trưởng ban tuyên giáo thẳng tay ngăn chặn tất.
Từ 20 đến 28 tháng Giêng, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) tổ chức tiệc heo quay ngũ niên thứ 12 mệnh danh Đại hội Đảng. Khoảng 1.500 đảng viên sẽ tụ tập ở Hà Nội để thông qua một kế hoạch kinh tế ngũ niên và chuẩn thuận danh sách đề cử các ứng viên vào Ủy ban Trung ương Đảng, Bộ Chính trị gồm 16 nhân vật chóp bu, và Tổng bí thư Đảng (cha nội ngồi đầu bàn tiệc). Tham nhũng từ trên xuống dưới, bị trương lên vì hệ thống ô dù và trung thành với chủ nghĩa xã hội thân hữu cũng như lợi ích nhóm, ĐCSVN ra sức duy trì sự kềm kẹp đối với chính phủ, quân đội, báo chí, và 93 triệu dân Việt Nam. “Chế độ Mác-xít cần đến một nhà độc tài, và một nhà độc tài cần đến cảnh sát mật vụ, và đó là tận thế,” một người tị nạn đồng thời là một nhà văn Nga, ông Vladimir Nabokov phát biểu như vậy.
Các nhà quan sát quốc tế nghiên cứu các đại hội ĐCSVN để tìm những dấu hiệu cho thấy phe phái nào trong đảng sẽ thắng thế. Trong vài tuần tới, bạn đọc hãy trông chờ những bài báo nói về phe thân Tây phương thắng phe thân Trung Quốc, hay trái lại. Hội chứng tự mê hoặc về những dị biệt tiểu tiết này đánh mất điểm chính. Điều mà khoảng 4,5 triệu đảng viên muốn là tiền huê hồng trong trò cá cược [their vig]. “Nom như thiên hạ đang đấu đá nhau dưới một tấm thảm,” nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nói về những buổi họp kín để đưa ra những lãnh đạo Việt Nam.
Vâng, ĐCSVN đã diễn biến từ khi thống nhất đất nước sau Chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Đối diện với nạn đói đang diễn ra ở vùng quê, Đại hội đảng thứ sáu tổ chức năm 1986 đã từ bỏ nền kinh tế chỉ huy kiểu Xô-viết để chạy theo chủ nghĩa xã hội thị trường [market socialism, đúng hơn nên gọi “Market Leninism”, ND.] ĐCSVN cho phép thị trường tự do phát triển ở tầng thấp nhất của xã hội và khuyến khích “tư bản đỏ” xuất hiện ở giới trung lưu, đồng thời họ nắm giữ trong tay công nghiệp đóng tàu, ngân hàng, khai thác khoáng sản, và các doanh nghiệp nhà nước ở tầng cao nhất của xã hội.
Cùng với những cải tổ kinh tế này đã xuất hiện một giai đoạn cải tổ văn hóa ngắn ngủi. Mạng lưới giám sát u ám của nhà nước được tháo gỡ đủ lâu để bốn tác giả lớn của Việt Nam thời hậu chiến có thể xuất bản những tác phẩm nổi tiếng nhất của họ: Nhà văn viết truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Tướng hồi hưu) và các tiểu thuyết gia Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Dương Thu Hương (Tiểu thuyết vô đề), và Phạm Thị Hoài (Thiên sứ). Nhưng mạng lưới u ám đó đã được áp đặt lại vào năm 1991, khi công an văn hóa tư tưởng (culture police) xông vào nhà Nguyễn Huy Thiệp và tiêu hủy các bản thảo của ông. Kể từ đó, Nguyễn Huy Thiệp và Bảo Ninh sống lưu đày trên chính quê hương mình, xuất bản các tác phẩm được kiểm duyệt và được các bồi bút của đảng biên tập lại. Sau khi trải qua tám tháng trong tù vào năm 1991, Dương Thu Hương hiện sống tại Paris, và Phạm Thị Hoài sống lưu vong ở Berlin.
Các sửa sai chính sách khác của ĐCSVN đã diễn ra sau khi tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ năm 1995 và Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới 2007. Việc vào WTO đã mở nút cho các đầu tư nước ngoài tuôn vào, chỉ để bị bốc hơi một năm sau đó trong cuộc Đại Suy thoái kinh tế. Nhắm mắt trước biến cố đang diễn ra, ĐCSVN tiếp tục bơm tiền vào các doanh nghiệp nhà nước. Hành động này đưa đến nạn lạm phát có lúc nhảy lên 60 phần trăm của tỉ lệ hàng năm, một bong bóng địa ốc tan vỡ nhanh chóng, và sự phá sản của nhiều doanh nghiệp nhà nước, gồm cả công ty đóng tàu quốc gia, Vinashin, chìm dưới núi nợ 4,5 tỉ USD.
Tai tiếng này gần như đủ nghiêm trọng để làm Nguyễn Tấn Dũng mất chức Thủ tướng Việt Nam. Nhưng Dũng được các thân hữu trong Bộ Chính trị cứu vớt và ông bắt tay vào việc vận động địa vị cao nhất ĐCSVN là chức tổng bí thư, nhưng hình như ông đang thất bại trong nỗ lực này. Trên thực tế, Việt Nam trong giờ phút hiện tại hình như đang kinh qua một loại đảo chính kiểu phim quay chậm, trong đó Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi hiện đứng đầu ĐCSVN – mặc dù theo luật định là phải về hưu – đang vận động để tiếp tục giữ quyền lực, chí ít thêm hai năm nữa.
Bên cạnh ĐCSVN, một hằng số khác trong chính trị Việt Nam là ảnh hưởng của Trung Quốc. Năm 2008, Tập đoàn Nhôm dồi dào vốn của Trung Quốc đã mua quyền khai thác bô-xít tại cao nguyên trung bộ Việt Nam [Tây Nguyên]. Năm tiếp theo, Bắc Kinh phục hồi bá quyền trên hầu hết Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông Việt Nam]. Năm 2014, Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển ngoài khơi của Việt Nam và tiến hành xây các đường băng cho máy bay phản lực trên các đảo nhân tạo từ các cụm san hô bị băm nát. (Hà Nội lên án Bắc Kinh đưa giàn khoan trở lại trong lãnh hải Việt Nam vài ngày trước khi khai mạc Đại hội Đảng mới đây). Tinh thần bài Trung – mà các lực lượng công an không còn chặn đứng được nữa – sôi sục khắp nơi. Tháng Năm 2014, hàng trăm nhà máy được cho là do Trung Quốc làm chủ đã bị cướp phá hoặc đốt cháy, khiến 21 người thiệt mạng. Người ta không ngạc nhiên, phe thân Trung Quốc tại Việt Nam đang che giấu thế lực của mình.
Tuy vậy, tinh thần bài Trung chưa biến thành sức mạnh cụ thể làm suy giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại Việt Nam. Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng các đảo, cày xới khai thác quặng mỏ ở Tây Nguyên, và thực hiện bất cứ một ý đồ nào khác để giữ chặt Thằng Út Việt Nam trong quĩ đạo của Anh Hai Trung Quốc. Sự liên minh này thắt chặt đến nỗi một đa số đáng ngạc nhiên người dân Việt Nam – thường trích dẫn Hội nghị Thành Đô – cho rằng đất nước mình đã thật sự lọt vào tay Trung Quốc. (Ở một cuộc họp kín tại Thành Đô, Trung Quốc, ĐCSVN đã tự bán mình cho Đảng Cộng sản Trung Quốc: đảng đàn anh đã đổi các món tiền hối lộ khổng lồ để lấy dầu lửa ngoài khơi, bauxite, và các tài nguyên thiên nhiên khác, hoặc dư luận rộng rãi đã tin như thế).
Hà Nội đã khéo dùng thủ đoạn để khai thác các quan hệ với Hoa Kỳ hơn là để khai thác các quan hệ với người láng giềng khổng lồ ở phương bắc. ĐCSVN có thể sẽ thi hành Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thương ước của 12 quốc gia được ký kết vào tháng Mười Một vừa qua. Được Washington thiết kế để tạo ra một tường thành thương mại xanh nhằm chặn đứng làn sóng đỏ của Trung Quốc, Hiệp định TPP đưa ra trước mắt Việt Nam tiềm năng của một món quà trời cho. Bản hiệp định có một số điều khoản gây khó chịu cho ĐCSVN liên quan đến quyền của người lao động, nhưng Hà Nội có thể sẽ làm ngơ những điều khoản này – cũng như các nghị định thư quốc tế khác mà họ từng ký kết và vô hiệu hóa sau đó. Việt Nam đứng gần chót trong mọi chỉ số về nhân quyền, nhưng nó vẫn kênh kiệu như một con công tiến tới chiếc ghế của mình trên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Mấy ai sẽ quan tâm nếu có thêm một vài người đứng ra tổ chức công đoàn bị bắt vào tù cùng với 300 tù nhân chính trị khác tại Việt Nam?
Sau khi thi hành Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ nhắm tới việc Hoa Kỳ và Liên Âu hủy bỏ danh xưng kinh tế “phi thị trường”. (“Các nền kinh tế thị trường” được che chắn vững vàng hơn trong việc chống lại các vụ kiện bán phá giá). Điều này rất quan trọng đối với Việt Nam, nước đang hi vọng TPP sẽ mở cửa thị trường Mỹ cho các sản phẩm Việt Nam, kể cả một món hàng mà hai nước giằng co qua nhiều năm – cá basa [ngay tại Mỹ loại cá này phải gọi là basa để tránh từ catfish của Mỹ, ND.] Tháng Bảy 2015, nhằm tạo điều kiện thuận lợi để đưa hiệp định thương mại này vào chương trình nghị sự, Tổng thống Mỹ Obama mời Tổng Bí thư [Nguyễn Phú] Trọng đến Nhà Trắng để thể hiện điều mà ông Trọng gọi là “cuộc họp thực sự mang ý nghĩa lịch sử”. Nhưng tại sao cuộc thăm viếng Nhà Trắng đầu tiên của nhà lãnh đạo CSVN lại “mang ý nghĩa lịch sử”? Vì “Nhà Trắng đã nhìn nhận cơ cấu chính trị Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng” – do đó, theo ông Trọng, hợp thức hóa chế độ cai trị của ĐCSVN.
Nhưng ta hãy nhìn xem chế độ cai trị này  là như thế nào: Ban Tuyên giáo Trung ương có những chiếc vòi bạch tuộc chạy qua Bộ Thông tin và Truyền thông để vào “phòng an ninh” PA 25 – và từ đó vào trong từng chi bộ ĐCSVN có trách nhiệm kiểm soát phương tiện truyền thông tại Việt Nam. Trong tư cách là thống soái kiểm duyệt của Việt Nam, Trọng chịu trách nhiệm điều hành cái mà tổ chức giám sát báo chí Phóng viên Không Biên giới (Reporters Without Borders) gọi là “nhà nước băng đảng” tung ra hàng loạt “các đợt bắt bớ, xét xử, đánh đập và sách nhiễu”. “Nội trong năm 2012 mà thôi,” theo một báo cáo do tổ chức này công bố vào tháng Bảy 2015, thuộc hạ của Trọng tại các tòa án đã “truy tố không dưới 48 blogger và những người bảo vệ nhân quyền, kết án họ tổng cộng 166 năm tù ở và 63 năm quản chế”.
Những người ngồi sưởi nắng trên boong tàu có thể chê những điều vừa nói là gieo hoang mang sợ hãi. Thật vậy, nó có vẻ không hợp thời, như một cái gì đó do méo mó thời gian đã trở về từ những thập niên 1950. Nhưng tin tức từ Việt Nam thật đáng báo động. Nó đáng báo động với Việt Nam, một quốc gia phải đối phó với sự đổ vỡ văn hóa này, và nó cũng báo động cho phần còn lại của chúng ta, những người đang đối đầu ngay trong xã hội mình những sức ép của chế độ kiểm duyệt, sự trỗi dậy của hệ thống giám sát quần chúng, và sự ngự trị của các lợi ích thương mại bất chấp tất cả các giá trị khác. Từ quan điểm này, Việt Nam không phải là một sự méo lệch thời gian từ quá khứ, mà là một cửa sổ để chúng ta nhìn vào tương lai của mình. Liệu chuyện quái đản bên ngoài này một ngày kia có thể trở thành chuyện bình thường mới của chúng ta không?
Một điều mà chúng ta biết chắc về Đại hội Đảng 12 của Việt Nam là nó sẽ không chặn đứng sự tàn bạo của công an. Vào đầu tháng Mười Hai, công an mặc thường phục đã dùng đùi sắt đánh lập Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà vận động nhân quyền. Mười ngày sau, Đài bị bắt trên đường đi đến gặp phái đoàn Liên Âu tới Hà Nội dự cuộc đối thoại nhân quyền EU-Việt Nam lần thứ năm. Blogger và ký giả nổi tiếng nhất Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Vinh (còn gọi là Anh Ba Sàm) hiện đang ở trại giam, với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước.” Phiên toà xét xử Vinh, trước đó dự dù mở ra vào hôm 20 tháng Một – cùng ngày khai mạc Đại hội Đảng – đã được hoãn lại vô thời hạn.
Là trung tâm của sự tàn phá văn hóa trong một nhà nước cảnh sát đã đánh đập các nhà vận động dân chủ bằng đùi sắt, Việt Nam thoát khỏi tai tiếng của một kẻ có hành động xấu, vì nhiều người nước ngoài muốn đến làm ăn với các công dân Việt Nam tháo vác hoặc hưởng các lạc thú của xứ này. Việt Nam sẽ chào đón du khách và mặc cả để thu hút tài chính toàn cầu và chủ nghĩa tư bản xuyên quốc gia, việc đó không có vấn đề. Nhưng nếu bạn muốn đi dự bữa tiệc heo quay nói trên, xin quên chuyện này đi. Chỉ dành cho Đảng viên mà thôi.
T.A.B.
Dịch giả gửi BVN 
***
Bản gốc:

The Ugly Thugs Running Vietnam Aren’t Experimenting With Democracy

By Thomas A. Bass
Vietnam is a moiré pattern: Squint at the country one way and you get an aspirational society zooming into the future. Squint another way, and you get an old-fashioned jailer of anyone who refuses to toe the party line. The sunshine lobby focuses on Vietnam’s lovely beaches, food, and allure as a tourist destination. Human rights reporters focus on patterns of abuse.
Yes, the country is opening to the West and rapidly developing. And yet — for all its sunny charms –Vietnam is a culture in ruins. The censors have silenced or exiled the country’s best artists. Vietnam’s best novelist and poets no longer write, except for those who circulate their work in underground samizdats. Journalism is a corrupt enterprise controlled by the government. Ditto for publishing. History is too dangerous to study. Freedom of religion, thought, speech — the ministers of propaganda curtail them all.
From Jan. 20 to 28, the Communist Party of Vietnam (CPV) is holding its 12th quinquennial pig roast known as the National Congress. Some 1,500 party members will gather in Hanoi to adopt a five-year economic plan and approve a recommended slate of candidates for the CPV’s Central Committee, its elite 16-member Politburo, and the party’s general secretary (the chap who sits at the head of the table). Corrupt from top to bottom, bloated by patronage and devoted to crony socialism and rent-seeking, the CPV maintains a hammerlock [miếng khóa trái tay ra đằng sau lưng/ sự kềm kẹp] on Vietnam’s government, military, media, and 93 million people. “Marxism needs a dictator,” Russian refugee and author Vladimir Nabokov said, “and a dictator needs a secret police, and that is the end of the world.”
International observers study CPV congresses for signs that one faction or another is coming to the fore. In the next few weeks, expect to read articles about Western sympathizers vanquishing Chinese partisans, or vice versa. This narcissism of small differences misses the point. The CPV’s roughly 4.5 million members want their vig. “It’s like watching people fight under a rug,” said Vietnamese poet Nguyen Quoc Chanh about the closed meetings that produce Vietnam’s rulers.
Yes, the CPV has evolved since unifying the country after the Vietnam War in 1975. Facing starvation in the countryside, the sixth party congress in 1986 abandoned a Soviet-style command economy in favor of market socialism. The CPV allowed free markets to flourish at the bottom of society and encouraged “red capitalists” to emerge in the middle, while they reserved for themselves shipbuilding, banking, mining, and other state-owned enterprises at the top of society.
Along with these economic reforms came a brief period of cultural reform. Vietnam’s gray net of state surveillance was lifted long enough for the country’s four great postwar authors to publish their best-known work: short-story writer Nguyen Huy Thiep (“The General Retires”) and novelists Bao Ninh (The Sorrow of War), Duong Thu Huong (Novel Without a Name), and Pham Thi Hoai (The Crystal Messenger). But the gray net was already being tucked back into place by 1991, when the culture police raided Thiep’s house and destroyed his manuscripts. Since then, Thiep and Bao Ninh have lived in internal exile, publishing censored stories rewritten by party hacks. After spending eight months in prison in 1991, Huong now lives in Paris, and Hoai lives in exile in Berlin.
Other CPV course corrections occurred after the restoration of diplomatic relations with the United States in 1995 and Vietnam’s admission to the World Trade Organization in 2007. The latter opened a spigot of foreign investments, which evaporated a year later in the Great Recession. Oblivious to what was happening, the CPV kept pumping money into state-owned enterprises. This produced inflation that spiked as high as 60 percent at an annualized rate, a property bubble that quickly burst, and the bankruptcy of various state-owned enterprises, including the national shipbuilding company, Vinashin, which sank under $4.5 billion in debt.
This scandal was almost big enough to topple Nguyen Tan Dung, Vietnam’s prime minister. Dung was saved by his cronies in the Politburo and began campaigning for the top job as CPV general secretary, but he seems to have failed in this effort. In fact, Vietnam at the moment appears to be undergoing a kind of slow-motion coup in which Nguyen Phu Trong, the 71-year-old current head of the CPV — though legally required to retire — is jockeying to stay in power, at least for another couple of years.
Beside the CPV, the other constant in Vietnam is Chinese influence. In 2008, the deep-pocketed Aluminum Corporation of China bought the right to strip-mine bauxite in Vietnam’s central highlands. The following year, Beijing resurrected hegemony over most of the South China Sea. By 2014, Beijing was moving an oil rig into Vietnam’s offshore waters and building jet runways on artificial islands created from chopped-up coral. (Hanoi accused Beijing of bringing that oil rig back into Vietnamese waters several days before the start of this most recent National Congress.) Anti-Chinese sentiment — no longer containable by Vietnam’s police forces — boiled over. In May 2014, hundreds of factories believed to be Chinese-owned were looted or torched, and 21 people died. Unsurprisingly, Vietnam’s pro-Chinese faction is keeping a low profile.
And yet, anti-Chinese sentiment has not translated into less Chinese influence in Vietnam. China continues building islands, strip mining the highlands, and doing whatever else is required to keep Little Brother Vietnam securely in the orbit of Big Brother China. So tight is this alliance that a surprisingly large number of Vietnamese — citing something called the Chengdu Agreement — believe that their country is actually owned by China. (At a secret 1990 meeting in Chengdu, China, the CPV sold itself to the Chinese Communist Party, which swapped massive bribes for offshore oil, bauxite, and other natural resources, or so the widespread belief goes.)
Hanoi does a better job of manipulating its relationship with the United States than its relationship with its massive neighbor to the north. The CPV will likely implement the Trans-Pacific Partnership (TPP), the 12-nation trade agreement initialed in November. Designed by Washington to be a green wall of commerce stemming the red tide of China, the TPP offers a potential windfall for Vietnam. The agreement has some pesky provisions regarding labor rights, but Hanoi will likely ignore these — like other international protocols that it has signed and spiked. Vietnam ranks near the bottom of every human rights index. It has the most political prisoners per capita of any country in Southeast Asia, but it still struts like a peacock into its seat on the U.N. Human Rights Council. Who is going to care whether a few more labor organizers are imprisoned alongside Vietnam’s 300 other political prisoners?
After implementing the TPP, Vietnam will be gunning for the United States and the European Union to drop its designation as a “nonmarket” economy. (“Market economies” are better protected against anti-dumping lawsuits.) This is a big deal for Vietnam, which is hoping that the TPP will open U.S. markets to Vietnamese products, including one item over which the two countries have been fighting for the last few years — catfish. In July, to grease the skids for getting these trade agreements in place, U.S. President Barack Obama invited CPV General Secretary Trong to the White House for what the latter called a “truly historic meeting.” And why was this first visit to the White House by Vietnam’s Communist Party leader “historic”? Because “the White House acknowledged Vietnam’s political structure and the party’s leadership” — thereby legitimizing, according to Trong, the CPV’s rule.
But consider what this rule looks like: The Central Department for Propaganda and Education has tentacles that reach through the Ministry of Information and Communications into “security bureau” PA 25 — and from there into every CPV cell that controls the media in Vietnam. In his position as Vietnam’s chief censor, Trong is responsible for running what the journalism watchdog Reporters Without Borders, in a September 2013 report, called a “gangster state” replete with “waves of arrests, trials, physical attacks and harassment.” “In 2012 alone,” according to a July 2015 article by the same organization, Trong’s judicial minions “prosecuted no fewer than 48 bloggers and human rights defenders, sentencing them to a total of 166 years in prison and 63 years of probation.”
The sunshine lobby scorns talk like this as alarmist. Indeed, it does seem old-fashioned, like something out of a 1950s time warp. But the news out of Vietnam is alarming. It is alarming for Vietnam, which has to cope with this cultural wreckage, and it is also alarming for the rest of us, who are confronting in our own societies the pressures of censorship, the rise of mass surveillance, and the dominance of commercial interests to the exclusion of all other values. From this perspective, Vietnam is not a time warp from the past, but a window into our future. Could this freakish outlier become the new normal?
One thing we know about Vietnam’s 12th party congress is that it won’t stop police brutality. In early December, plainclothes police beat human rights campaigner and lawyer Nguyen Van Dai with metal bars. Ten days later, Dai was arrested on his way to meet European Union delegates who were visiting Hanoi for the fifth EU-Vietnam human rights dialogue. The country’s most famous blogger and journalist, Nguyen Huu Vinh (aka Anh Ba Sam) is currently in prison, charged with “abusing freedom and democracy to infringe upon the interests of the state.” Vinh’s trial, formerly scheduled to open on Jan. 20 — the same day as the National Congress — has been postponed indefinitely.
A cultural ground zero in a police state that beats democracy advocates with iron bars, Vietnam gets away with being a bad actor because many people want to do business with its enterprising citizens, or enjoy the country’s pleasures. Vietnam will welcome tourists and haggle over global finance and transnational capitalism, no problem. But if you want to come to the party, forget it. Party members only.
http://foreignpolicy.com/2016/01/22/the-ugly-thugs-running-vietnam-arent-experimenting-with-democracy/
*Nhan đề do BVN đặt