Ðại chiến lược của Trung Quốc – Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn – Hoàng Đình Khuê
(Tiếp theo)
Chương 3: Định hướng tương lai, Kiểm soát Chính Trị và An ninh Xã hội.
Tập Cận Bình – Đại Hội 19
Đại Chiến lược của Trung quốc có thể thực hiện hiệu quả như thế nào trong những năm tới và nhiều thập niên kế tiếp? Trong đó quan trọng nhất là sự kết nối năng lực và thế giới quan của nhà cầm quyền Trung Hoa, bản chất, hệ thống chính trị và đường lối quản trị xã hội Trung Hoa tốt như thế nào?
Tại Đại hội 19 của ĐCSTQ được tổ chức vào tháng 10 năm 2017, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai của ông với tư cách là nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của Trung cộng, củng cố địa vị của ông trong ba quyền lực Tổng Thư ký ĐCSTQ, Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương (CMC-Central Military Commission), cũng như tăng cường tái bổ nhiệm chiếu lệ của ông với tư cách là người đứng đầu CHNDTH vào tháng 3 năm 2018. Ông Tập được nhiều người coi là nhà lãnh đạo tối cao có ảnh hưởng nhất của Trung cộng trong nhiều thập niên. Động cơ mà Tập sẽ thiết kế mở rộng nhiệm kỳ của mình trong quyền lực vượt qua nhiệm kỳ 2022-2023. Thật vậy vào tháng 3 năm 2018, các đại biểu tại Đại hội đại biểu Nhân Dân toàn quốc đã bỏ phiếu bãi bỏ giới hạn hiến định của CHNDTH đối với việc Chủ tịch phục vụ tối đa hai nhiệm kỳ 5 năm. Tập là nhà lãnh đạo tham vọng nhất của Trung cộng kể từ khi Đặng Tiểu Bình ra đi. Ông đã tổ chức cặn kẻ những thay đổi mà ông đã khởi xướng sẽ tác động đến Trung quốc trong nhiều năm tới. Đằng sau “Giấc mơ Trung Hoa” của Tập là gì? Kết quả của Đại hội Đảng là gì? Nhà lãnh đạo Trung cộng đã đạt được những gì cho đến nay và ông hy vọng sẽ đạt được những gì trong 5 năm sắp tới?
Chương này đánh giá những thành tựu của ông Tập trên các lãnh vực chính trị trong nước và kiểm soát xã hội. Các Chương tiếp theo xem xét các nỗ lực của ông trong chính sách đối ngoại, kinh tế, khoa học kỹ thuật và quốc phòng.
Đánh giá về vai trò lãnh đạo và mục tiêu của Tập là chìa khóa để hiểu được hướng phát triển của kế hoạch an ninh và phát triển quốc gia của Trung cộng trong ba thập niên tới và do đó mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể được định hình như thế nào? Trước khi đánh giá thành tích, việc làm của mình đáng để xem xét các đặc điểm của người cầm đầu tối cao của Trung cộng. thế hệ lãnh đạo của ông và bản chất của chế độ.
Lãnh đạo và Hệ thống:
Trong khi hệ thống chính trị của Trung cộng thường được xác định là một Nhà nước và Đảng, thực tế gồm ba cấu trúc quan liêu khác biệt: – một Đảng cộng sản được thành lập năm 1921 – một lực lượng vũ trang được thành lập vào năm 1927 – một cơ cấu hành chánh nhà nước được thành lập năm 1949.
Do đó sẽ chính xác hơn nếu mô tả chế độ ba quyền lực như một Nhà nước-Đảng-Quân đội. Tập Cận Bình và các đồng chí của ông là thành viên của “thế hệ thứ năm”. Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH, một thế hệ mới sinh ra vào những năm 1950 và sắp sửa vào lứa tuổi Cách mạng Văn hóa 1966-1976.
Không giống như thế hệ thứ nhất và thứ hai, họ không phải là những nhà cách mạng kỳ cựu, những người được lãnh đạo bởi Cuộc Vạn lý Trường Chinh của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình đã từng trải qua nhiều thập niên kinh nghiệm quân sự và cuộc đấu tranh chính trị của tầng lớp nông dân trước khi thành lập CHNDTH. Không giống như thế hệ thứ ba và thứ tư sinh vào những năm 1930 và 1940. Thế hệ lãnh đạo thứ năm không bị chi phối bởi các kỹ sư như Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào. Trong khi Tập Cận Bình chính thức tốt nghiệp bằng Cử nhân về Kỹ thuật khoa học tại Đại học Quinghua danh tiếng, đôi khi còn gọi là Đại học MIT-Trung Hoa 1979 với bốn năm học của Tập không thể được coi là chứng chỉ xuất sắc về Khoa học kỹ thuật (S & T) hay Toán học (STEM-Science, Technology, Engineering, Mathematic). Vào cuối những năm 1970 hệ thống giáo dục Đại học của Trung quốc đã bị tàn phá dữ dội bởi sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa với các lớp học nặng nề về nghiên cứu chính trị nhưng nhẹ về lý thuyết suông và không chính xác.
Trong mọi trường hợp của đội hình Bộ Chính trị khóa 18 được công bố vào tháng 11 năm 2012, các kỹ sư và các nhà khoa học (bảy người) đã bị áp đảo bởi các chuyên ngành khoa học, xã hội và nhân văn (mười người). Trong số 10 thành viên này ba người đã học kinh tế, hai người nghiên cứu lịch sử, hai người học văn học Trung Hoa, một người học luật, người khác học triết học và một người học chính trị quốc tế.
Trong số bảy nhà khoa học, hai người đã học chuyên ngành kỹ thuật và năm người đã học các môn STEM khác. Những khuynh hướng giáo dục này thậm chí còn rõ rệt hơn trong số 25 thành viên của Bộ Chính trị khóa 19 được đề cử vào tháng 10 năm 2017. Các kỹ sư và nhà khoa học (bảy người) đã bị áp đảo bởi các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn (mười người). Trong số 10 thành viên này, ba người đã học kinh tế, hai người nghiên cứu lịch sử, hai người học văn học Trung hoa, một người học Luật, người khác học Triết học và một người học chính trị quốc tế. Trong số bảy nhà khoa học, hai người đã học chuyên ngành kỹ thuật và năm người kia đã học các môn STEM khác.
Các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đã nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn.
Trong số 16 người, tám người đã nghiên cứu về chính trị quốc tế, kinh tế chính trị hoặc triết học: bốn người đã học chuyên ngành, ngôn ngữ và văn hóa Trung hoa; hai người đã học kinh tế; một người đã học luật; và một người khác đã nghiên cứu lịch sử. So sánh chỉ có bốn thành viên Bộ chính trị học ngành kỹ thuật, một người học ngành dược và một người khác học ngành nông nghiệp.
Ngoài ra Bộ chính trị khóa 19 có một số ít thành viên liên lạc thế giới. Cá nhân có thể tiếp xúc với quốc tế, bao gồm bằng cấp nước ngoài hoặc một số khóa học tại các tổ chức giáo dục đại học ở nước ngoài. Ít nhất có một thành viên nói thông thạo tiếng Anh và một thành viên khác nói thông thạo tiếng Pháp. Các kỹ sư có khuynh hướng tập trung vào các công việc cụ thể và ít quan tâm đến các kích thước trừu tượng. Bộ chính trị khóa 18 thực sự có tỷ lệ nhỏ nhất trong các chuyên ngành kỹ thuật ( 22%), trong khi các Bộ chính trị trước gồm các kỹ sư, những người chiếm ít nhất 62% tới 90% của nhóm. Bộ chính trị khóa 19 thậm chí còn ít kỹ sư hơn chỉ có 16%.
Những người báo động đầy tham vọng:
Chúng tôi gọi thế hệ lãnh đạo Trung Hoa này là “những người chủ nghĩa dân tộc thông minh” bởi vì ông Tập và các nhà lãnh đạo thế hệ thứ năm nhận ra rằng trong thế kỷ 21 sức mạnh kinh tế và quân sự rất quan trọng đối với Trung cộng (đối với Đảng – Quân đội – Nhà nước) duy trì một sức mạnh vững chắc, không thể bỏ qua các nguyên tắc tối ưu và những tư tưởng lớn. Đặc biệt trong thời kỳ hậu Mao Trạch Đông (từ năm 1977), ĐCSTQ chú trọng đến chủ nghĩa chính trị thực dụng và khuyến khích vật chất, tập trung vào việc xây dựng sức mạnh cứng của Trung cộng bắt đầu từ kinh tế và sau đó chuyển qua quốc phòng.
Vào đầu thập niên 2000’s, chế độ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến tiềm năng có sức hấp dẫn. Đối với các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ thứ 5, tầm quan trọng của quyền lực mềm gồm hai mặt: một mặt tăng cường tính hợp pháp của ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH bằng cách thực hiện các mục tiêu dân tộc, thành tựu yêu nước và giá trị của Trung quốc, mặt khác chống lại các chủ nghĩa phương Tây nguy hiểm như dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo. Củng cố cái trước được coi là cần thiết để chống lại cái sau thành công hơn. Một phần mở rộng đáng ngại của điều này là sử dụng các hoạt động gây ảnh hưởng hoặc chiến tranh chính trị vượt ra ngoài biên giới của Trung cộng (xem Chương 4).
Biểu hiện rõ ràng nhất là sự chú ý quyền lực mềm nhiều hơn là việc ông Tập xác định rõ “Giấc mơ Trung Hoa”. Mục đích là để nắm bắt óc tưởng tượng của người dân Trung quốc bằng cách đưa ra một tầm nhìn cho một tương lai thịnh vượng và đầy hứa hẹn cho đất nước. Không giống như Giấc Mơ Hoa Kỳ chú trọng về cơ hội cá nhân để đạt được sự giàu có vật chất hơn là quyết tâm làm việc chăm chỉ. Nói cách khác Giấc Mơ Trung Hoa nói về thành tựu cụ thể của việc trẻ trung hóa quốc gia theo hướng đi khôn ngoan và viễn kiến của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ – QĐGPND – CHNDTH. Thật vậy Giấc Mơ Trung Hoa nhằm mục đích tạo cảm hứng cho người dân Trung quốc tương tự như ứng cử viên Tổng Thống Donald Trump đưa ra khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” đã gây được tiếng vang với phần lớn cử tri Mỹ trong chiến dịch bầu cử Tổng Thống Mỹ năm 2016. Các phân tích tiêu chuẩn của hệ thống chính trị Trung cộng thực tế cho thấy rằng ưu tiên cao nhất của Tập Cận Bình và các Ủy viên Bộ chính trị của ông là sự sống còn của chế độ. Nhưng thuật ngữ này có thể đã sai lệch. Từ ngữ tồn tại ngụ ý rằng các nhà lãnh đạo Trung cộng nghĩ rằng họ đang ở trong tình trạng khó khăn và đang sống trong sợ hãi hàng ngày về sự sụp đổ chế độ sắp xảy ra hoặc bị lật đổ. Nhưng hoàn toàn ngược lại.
Các nhà lãnh đạo Trung cộng đủ tự tin để nghĩ rằng sự nắm giữ quyền lực của ĐCSTQ là bảo đảm trong ngắn hạn và có khả năng tồn tại trong trung hạn. Tuy nhiên vì không có sự bảo đảm tuyệt đối về chính trị và qui chế, nên cảnh giác thường xuyên là cần thiết. Đây là lý do tại sao chế độ sử dụng một bộ máy cưỡng chế rất tinh vi mạnh mẽ và tốn kém để bảo vệ quyền lực chính trị của mình. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Trung cộng đang bận tâm với việc duy trì sự ổn định trong nước và có khuynh hướng nhạy cảm với viễn cảnh hỗn loạn. Thật buồn cười chủ nghĩa cảnh giác này là một đặc điểm mà giới tinh hoa của chế độ chia sẻ với người dân Trung quốc. Vì vậy các nhà lãnh đạo không sống được từ ngày này qua ngày khác, từ tuần này sang tuần khác hoặc thậm chí từ tháng này qua tháng khác. Thay vào đó các thành phần ưu tú của Đảng – Quân đội – Nhà nước phác họa kế hoạch trong 5 năm và 10 năm và họ chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập ĐSCTQ vào năm 2021, QĐGPND vào năm 2027 và CHNDTH vào năm 2049.
Điều mỉa mai cuối cùng của chế độ ngự trị “nền cộng hòa nhân dân” là nỗi sợ hãi lớn nhất của người dân Trung quốc mà một ngày nào đó chế độ sẽ phải đối đầu trực tiếp với cơn thịnh nộ của họ. Do đó sự lo lắng là những thách thức nội bộ khiến các nhà lãnh đạo Trung cộng thức trắng đêm.
Khi Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo CHNDTH quan sát từ văn phòng ở Trung Nam Hải, họ nhìn thế giới theo bốn vòng tròn đồng tâm hoặc vòng đai không an toàn. Vòng đầu tiên và trong cùng là quê hương, kéo dài từ đường phố Bắc Kinh ra ngoài ranh giới của tất cả lãnh thổ do Trung quốc kiểm soát. Đây là vòng quan trọng nhất và nhạy cảm nhất mà các nhà lãnh đạo Trung cộng lo lắng nhất về sự bất ổn trong nước. Trong mắt họ an ninh quốc gia bắt đầu từ trong nước và an ninh chế độ đồng nghĩa với an ninh quốc gia.
Vòng thứ hai bao gồm các khu vực ngoại vi xung quanh Trung quốc gồm các quốc gia lân cận và vùng biển gần lãnh thổ Bắc Kinh. Trước đây bao gồm năm quốc gia mà Trung cộng đã chiến đấu trong các cuộc chiến tranh suốt 75 năm qua và một số lớn các quốc gia nhỏ không ổn định. Sau này bao gồm một khu vực hàng hải gồm có biển Hoa Đông, biển Vàng, eo biển Đài Loan và biển Đông.
Vòng thứ ba bao gồm toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Đại Dương, Nam Á và Trung Á. Khu vực lân cận rộng lớn hơn, mặc dù ít nhậy cảm so với khu vực nội địa và ngoại vi, vẫn được coi là phạm vi ảnh hưởng hợp pháp của Trung cộng mà Bắc Kinh có thể từ chối hoặc hạn chế quyền tiếp cận với các cường quốc bên ngoài một cách hợp pháp.
Vòng thứ tư bao gồm phần còn lại của thế giới ngoài Châu Á-Thái Bình Dương.
Mặc dù vòng ngoài cùng này tạo thành vòng đai ít quan trọng nhất đối với các nhìn của nhà cầm quyền Trung cộng, tuy nhiên nó vẫn là một địa điểm có tầm ảnh hưởng ngày càng lớn khi Bắc Kinh cần mở rộng lợi ích ở nước ngoài kéo dài đến tận Trung đông và Châu Mỹ, nơi đó là lãnh thổ của kẻ thù lớn nhất của Trung cộng. Theo quan điểm của Bắc Kinh, điều quan trọng nhất Hoa Kỳ vẫn là quốc gia duy nhất có khả năng đe dọa lợi ích của Trung cộng ở cả bốn vòng đai này.
Nhà tái cấu trúc vĩ đại:
-Tập Cận Bình quyền lực và hiệu quả như thế nào?
Không giống hai người tiền nhiệm của mình là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, mỗi người đều hài lòng với sự chuyển giao quyền lực và thay đổi liên tục trong ĐCSTQ-QĐGPND-CHNDTH. Ông Tập dường như có ý định đánh động mạnh mẽ hệ thống này.
Ông Tập đã đưa ra một loạt các sáng kiến gần như cùng lúc với một cuộc dàn trận chóng mặt, bao gồm việc tổ chức lại các cơ cấu quan liêu, nếu được thực hiện đầy đủ, điều này có thể làm thay đổi đáng kể cách thức Trung cộng xây dựng và tiến hành chánh sách đối ngoại và đối nội. Ông Tập đã củng cố quyền lực cá nhân của mình là ưu tiên hàng đầu giống như Giang và Hồ đã làm. Nhưng không giống những người tiền nhiệm, Tập đã nỗ lực tập trung quyền lực chính trị vào con người của ông đối với mô hình lãnh đạo tập thể đặc trưng cho chính trị tinh hoa của Trung cộng kể từ thập niên 1980’s. Trong khi được coi là một nhà cách mạng cải cách, nhưng những nỗ lực của Tập cho đến nay được mô tả tốt nhất là “tái cấu trúc”. Thay vì cải cách triệt để các hệ thống chính trị, quân sự hoặc kinh tế của Trung cộng, ông Tập đã tích cực tham gia vào việc cải tạo các thể chế này theo cách mà ông tin rằng củng cố quyền lực của chính mình cũng như củng cố mạnh mẽ khả năng phục hồi của chế độ.
Một nhà phân tích nổi tiếng của Hoa Kỳ nhận xét: “mặc dù Tập chấp nhận sự cần thiết cải cách kinh tế, nhưng ví dụ ông ấy đã đề cao cá nhân nhiều hơn, điều này có làm cho Trung quốc trở thành một cường quốc và tự mình trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại không? “. Một điểm đáng lưu ý là quyết định đăc biệt của Tập Cận Bình vào năm 2013 để thành lập Ủy ban An ninh Quốc gia. Được biết theo mô hình của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, tổ chức của Tập có mục đích cải thiện sự phối hợp giữa các nhân vật quan liêu khác nhau và tập trung quyền lực lớn hơn vào tay ông Tập. Một điểm khác biệt so với trường hợp của Hoa Kỳ là định hướng an ninh quốc nội khác hẳn với cơ quan nhà nước Trung cộng, phản ánh qua các ưu tiên an ninh chế độ của các nhà lãnh đạo chóp bu.
Cuối cùng Tập và nhóm cố vấn cũng như đàn em của ông dường như chủ động phòng thủ trong nước và tấn công mạnh mẽ nước ngoài.
Ở trong nước họ đã bận rộn với việc nhắm vào các quan chức tham nhũng và triệt hạ phe phái thù địch trong giai đoạn này. Còn trong khu vực ngoại vi trực tiếp của Trung cộng, họ đang tích cực tham gia vào việc củng cố các yêu sách lãnh thổ, đặc biệt trong lãnh vực hàng hải và ở biển Đông. Điều này bao gồm các nỗ lực để cải thiện sự phối hợp quan liêu bằng cách củng cố các cơ quan thực thi pháp luật trên biển. Xa hơn các nhà lãnh đạo CHNDTH, Tập đang đưa ra các sáng kiến mới hoặc gấp đôi những nỗ lực hiện có: một trong những sáng kiến cao cấp nhất là “Một vành đai, một con đường” (xem Chương bốn)
Kỷ nguyên Tập, người nhiều quyền lực:
Cải cách chính trị của Đặng Tiểu Bình đã bị đánh giá thấp là việc thiết lập các qui tắc và chuẩn mực mới cho việc chuyển giao thường xuyên và theo thứ tự của giới tinh hoa. Đối với cấp lãnh đạo cao nhất, phải chú ý giải quyết các giới hạn nhiệm kỳ chính thức (tối đa là hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp) và định mức nghỉ hưu (giới hạn lớn tuổi và trợ cấp hưu trí). Kết quả là Trung cộng đã chứng kiến hai sự kiện chuyển giao quyền lực trong thế kỷ 21 giữa các thế hệ chính trị, và cả hai đều diễn ra suôn sẻ bình yên, đặc biệt là khi so sánh sự chuyển giao quyền lực trước đây.
Điều này đã cung cấp khả năng dự đoán và ổn định chính trị ưu tú, trái ngược với sự bất ổn và hỗn loạn của các thế hệ lãnh đạo trước đó.
Hơn nữa nó đã tạo tiền đề cho việc thường xuyên thay đổi nhân sự trong khoảng thời gian 5 năm thường xuyên tại các Đại hội đảng. Đương nhiên mỗi nhà lãnh đạo tối cao đều có tham vọng trong giai đoạn đầu chiến dịch như một ứng cử viên đồng thuận trong khi làm việc để xây dựng một liên minh hữu hiệu. Nhưng từ lúc ứng cử viên đạt thắng lợi, người chiến thắng hăng hái làm việc để áp đặt và thúc đẩy phe ủng hộ và các phe phái củng cố quyền lực của chính mình và cải thiện khả năng tiến tới chương trình nghị sự của mình. Trong trường hợp của Tập, ông ta tỏ ra cương quyết một cách bất thường ngay từ đầu nhiệm kỳ và ông ta đã nỗ lực để hạ bệ những người khác được coi là không cùng phe với ông ta. Một yếu tố chính của nỗ lực này là chiến dịch chống tham nhũng qui mô nhất trong nhiều thập niên. Tập mở ra một mạng lưới rộng lớn và nhắm vào một loạt các nhân vật chính trị và quân sự, đang hoạt động hoặc đã nghỉ hưu. Những người này bao gồm một số nhà lãnh đạo cao cấp nhất từ đầu những năm 1990’s, gồm cựu ủy viên Bộ chính trị Chu Vĩnh Khang và các tướng lãnh cao cấp của QĐGPND, cùng với hai cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Quách Bá Hùng (Guo Boxiong). Hơn nữa Tập cũng đã nhắm mục tiêu xã hội Trung quốc với nhiều sáng kiến để chinh phục trái tim và tâm trí người dân, tăng cường kiểm soát và đàn áp những kẻ bất đồng chính trị. Trong xã hội Trung quốc, Tập đã cố gắng áp dụng kỷ luật khắc khe hơn và kiểm soát chặt chẽ hơn. Điều này đã tiến hành việc sử dụng các chiến dịch chính trị và huy động hàng loạt giống như chủ nghĩa Mao mới.
Thật vậy ông Tập đã phát động chiến dịch tư tưởng rộng rãi nhất kể từ những năm 1970 để củng cố tính hợp pháp của chế độ. Ông cũng đã tìm cách ngăn chặn sự xuất hiện của xã hội dân sự bằng cách hạn chế nghiêm ngặt hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Trung cộng. Tập rất tôn thờ Mao và hình như đang mô phỏng một cách có ý thức những phương pháp và cách cư xử của Mao. Chắc chắn ông Tập không phải là Mao sau này, nhưng ông đã cường điệu hóa cá tính của mình theo cách kết hợp giữa sự sùng bái cá nhân kiểu Mao và người đàn ông kiên cường theo chủ nghĩa gia đình kiểu Đặng hơn là cốt lõi của một tập thể lãnh đạo trong một bộ máy không hoàn hảo. Trong hai thập niên qua các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung cộng có khuynh hướng nghiên cứu về diện mạo bảnh bao. Họ ăn mặc giống nhau trong bộ đồ kinh doanh bảo thủ và những kiểu tóc tương tự. Hơn nữa ngoại trừ hai nhà lãnh đạo chóp bu nắm giữ vai trò Chủ tịch CHNDTH và phó Chủ tịch. Các nhà lãnh đạo cấp cao hiếm khi xuất hiện công khai một mình. Nhưng rõ ràng Tập được đề cử những chức vụ khác nhau. Mặc dù khác xa sự hào nhoáng, nhưng ông ta đã thể hiện một niềm đam mê trong việc phô trương địa vị và đảm nhận mọi lãnh vực quản trị cũng như lãnh đạo hầu hết tất cả các nhóm lãnh đạo nhỏ. Điều này bao gồm việc quản lý kinh tế. Động thái này về cơ bản đã khiến Thủ tướng Lý Khắc Cường trở thành một nhà kinh tế được huấn luyện trở thành một Bộ trưởng không bộ nào.Tất cả các nước này dường như vượt ra ngoài mong muốn có thể hiểu được là đơn giản hóa các hệ thống chỉ huy và cải thiện sự phối hợp hành chánh-với nhiều bộ máy hành chánh và rộng lớn. Việc điều phối và thực hiện chánh sách là một thách thức rất lớn. Và vợ của Tập Cận Bình, bà Bành Lệ Viện đã đóng một vai trò cao hơn so với các đệ nhất phu nhân CHNDTH trước đây.
Đại hội Đảng lần thứ 19:
Đại hội Đảng lần thứ 19 được thành công đối với ông Tập có hai lý do:
Đầu tiên toàn bộ sự kiện đã được dàn dựng suôn sẻ và diễn ra mà không gặp trở ngại nào. Tập mong muốn không có bất ngờ nào trong hoặc ngoài Đại Lễ Đường Nhân dân.
Trước sự giúp đỡ tích cực của Bắc Kinh, Bình Nhưỡng đã im lặng và không khiêu khích phóng tên lửa nguyên tử trong ngày Đại hội Đảng. Cho đến nay đã có những bài diễn văn được biên soạn cẩn thận, thổi phòng thành tựu của chế độ theo ý muốn của Tập và dự đoán kết quả vào năm 2022. Ngoài ra còn có các thông cáo và tài liệu nói về những thành tựu trong quá khứ và dự kiến.
Thành công thứ hai vì Tâp đã dọn dẹp sạch sẽ hoặc thanh toán các đối thủ và được các đồng minh hỗ trợ. Một điểm quan trọng khác của Đại hội Đảng 19 là ĐCSTQ đã quảng bá một bộ mặt mới trước Ủy ban Trung ương và Bộ Chính trị. Đây là cơ hội quan trọng để ông Tập củng cố quyền lực bằng cách đưa thêm nhiều người ủng hộ vào các chức vụ cao cấp. Đại hội chứng kiến bất thường nhiều thành viên của Bộ Chính trị và Ủy ban Trung ương ở độ tuổi 68 trở lên đã từ chức mặc dù được bầu trong Đại hội 19. Còn nhiều người khác đã rời bỏ ghế của họ sau kết quả điều tra tham nhũng. Năm trong số bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị khóa 18 đã được thay thế bởi những người trẻ tuổi hơn, trừ Tập và Lý Khắc Cường.
Các thành viên Bộ chính trị đã được thăng chức và khoảng một nửa trong số khoảng 200 thành viên của Ban chấp hành Trung ương khóa 19 là thành viên mới.. Tháng 11 năm 2017 ông Tập đã đón Tổng thống Donald Trump- trải thảm đỏ cẩn thận theo nghi lễ ngoại giao để gây ấn tướng tốt với khách của mình và đồng thời đề cao tầm vóc quốc gia và cá nhân Tập. Ông Tập đã tiếp đón người đồng cấp trong bữa cơm tối bên trong khuôn viên của cung điện Hoàng gia cũ ở trung tâm Bắc Kinh. Khu vực được trang trí công phu có tên là Tử Cấm Thành bởi vì vào thời Hoàng gia xa xưa việc tiếp đãi khách vượt quá giới hạn của một Hoàng đế. Trong số các Tổng thống Hoa Kỳ trước đây đến thăm cung điện thì Trump là người đầu tiên được thưởng thức yến tiệc ở đó. Chủ tịch Tập cũng rất vất vả lựa chọn các sản phẩm cao lương mỹ vị để khách thấy được lòng hiếu khách của mình. Tiếp theo Tập còn làm mọi cách trong khả năng để biểu dương Lễ kỷ niệm 100 năm của ĐCSTQ sẽ được tổ chức long trọng vào tháng 7 năm 2001.
Tổng Thống Donald Trump và Phu nhân thăm CHNDTH
Để cú đánh phủ đầu thành công, buổi lễ được tổ chức huy hoàng cả về cảnh trí bên ngoài và thành tựu bên trong.
Duy trì sự ổn định xã hội:
Ưu tiên cao nhất của chế độ là duy trì sự ổn định trong nước, duy trì ổn định được thảo luận trong các tài liệu chính trị, chẳng hạn như các bạch thư bảo vệ hai năm một lần và trong các tác phẩm giáo lý có thẩm quyền như Khoa học về Chiến lược.
Hệ thống bảo trì ổn định (SMS-Stability Maintenance System) là bộ sưu tập lớn các bộ máy quan liêu bao gồm một loạt các hoạt động được tài trợ bởi một ngân sách khổng lồ phân phối cho phòng thủ bên ngoài. Theo một nhà nghiên cứu thì các nhà lãnh đạo của Đảng giám sát và phối hợp một loạt các cơ quan còn hoài nghi và lấn áp nhau, bao gồm các tổ chức cảnh sát, giám sát và tuyên truyền chuyên sử dụng để bảo vệ sự an ninh xã hội.
Sự cưỡng chế:
Hệ thống nhỏ này bao gồm nhân sự và quyền lực của nhiều cơ quan hành chánh: Bộ Công an (MPS- Ministry of Public Security), Cảnh sát Vũ trang NHân dân (PAP- People’s Armed Police), Bộ An ninh Nhà nước (MSS – Ministry of State Security) và các đội dân quân.
Ngoài ra Cảnh sát hợp đồng tại địa phương, thuê người để đối phó với các nhóm hoặc cá nhân phá rối. Ví dụ nhà hoạt động nhân quyền mù Chen Guangchen và gia đình của anh ta hình như bị nhiều cơ quan khác nhau giam giữ tại gia kể cả bọn côn đồ thuê mướn.
Tuyên truyền và Kiểm soát thông tin:
Hệ thống nhỏ này bao gồm các cơ quan truyền thông, chẳng hạn như báo chí truyền hình và đài phát thanh. Các thành phần khác là ngành công nghiệp điện ảnh, ngành công nghiệp âm nhạc và ngành xuất bản sách.
Giám sát và Kiểm thính:
Hệ thống nhỏ này bao gồm các cơ quan của ĐCSTQ trong các doanh nghiệp, trường học và các cơ quan trong cả nước bao gồm các xí nghiệp nhà nước cũng như các ủy ban đường phố và khu phố gồm những người về hưu. Họ đang trong tình trạng cảnh giác cao độ trong thời điểm hồ sơ chồng chất chẳng hạn như Thế vận hội 2008 và các cuộc họp của Chính phủ hoặc của Đảng cấp quốc gia. Không gian mạng và chương trình truyền thông xã hội cũng được giám sát cẩn thận bởi các hãng Internet và hàng chục ngàn cảnh sát mạng đang truy quét Internet để khám phá mọi thứ được coi là lật đổ chế độ.
Trừng phạt và khắc phục:
Hệ thống nhỏ công lý là một phần không thể thiếu của Duy trì ổn định (SMS). Thực tế có hai chiều cho hệ thống nhỏ này.
– Chiều đầu tiên là những gì người ta mong đợi: một tập hợp các biện pháp kiểm soát và trừng phạt được thực hiện thông qua xét xử, kết án, tuyên án và giam giữ.
– Chiều thứ hai là cung cấp cho người dân Trung quốc cơ hội để khắc phục và sửa đổi. Điều này bao gồm cả việc yêu cầu, trong đó người dân bình thường có thể tìm kiếm công lý không chỉ thông qua tòa án mà còn thông qua mạng lưới cấp tỉnh và quốc gia khi các mạng lưới bị chặn.
Trở ngại nội bộ về Quốc phòng:
Theo sách trắng Quốc phòng Trung cộng 2012, lực lương vũ trang Trung cộng tham gia duy trì trật tự xã hội. Tất nhiên thuật ngữ lực lượng vũ trang không chỉ nói đến QĐGPND mà còn liên quan đến Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân (PAP- People’s Armed Police) và dân quân. Các trách nhiệm an ninh nội bộ có khuynh hướng bị trở ngại nội bộ đối với các nỗ lực quốc phòng làm lệch các nguồn vốn, tài nguyên và tránh sự lưu tâm giải quyết các thách thức an ninh bên ngoài.
Trong khi QĐGPND không còn chịu trách nhiệm trực tiếp về an ninh nội bộ, quân đội dự kiến sẽ thực hiện vai trò hỗ trợ và sao chép cho Bộ Công An (MPS – Ministry of Public Security) và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP).
Ví dụ: Trong thế vận hội Bắc Kinh, QĐGPND đã đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ an ninh, đồng thời QĐGPND cũng đóng vai trò trừ bị cho Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân (PAP) trong tình trạng bất ổn của sắc tộc ở Tây Tạng năm 2008 và ở Tân Cương năm 2009. Các thành phần hoạt động chính của QĐGPND (PLA) với Duy trì ổn định (SMS) và SMS có nhiệm vụ liên quan đến lệnh đồn trú, cũng có trách nhiệm quan trọng trong việc chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài, nhưng đáng chú ý là huy động quân sự, phòng thủ dân sự và phòng không.
Thật vậy một giả định cơ bản trong kế hoạch quân sự để vận động là duy trì an ninh trong nước.
Để hợp lý hóa trách nhiệm các cơ cấu quan liêu, việc kiểm soát của Cảnh sát Vũ trang Nhân Dân (PAP) đang chuyển qua Quân Ủy Trung Ương (CMC – Central Military Commission).Tuy nhiên sự ổn định nội bộ không phải là đặc ân, đó là điều mà chính quyền dân sự và quân sự rất quan tâm. Công việc này đòi hỏi rất nhiều nhân lực, vì vậy hàng triệu việc giám sát và nhân sự được sử dụng. Điều này bao gồm các thành viên của lực lượng cảnh sát quốc gia Trung cộng, Bộ Công an trên toàn quốc mà còn hàng trăm ngàn Cảnh sát Vũ trang Nhân dân (PAP), cơ sở của Bộ An ninh Nhà nước, các ủy ban dân sự luôn theo dõi các cư dân và thuê mướn bọn côn đồ cho mặc đồng phục để giám sát hàng ngày các nhà bất đồng chính kiến. Hơn nữa nhiều xí nghiệp duy trì nhân viên an ninh mặc đồng phục của riêng họ. Ngoài ra nhà chức trách đã sử dụng kỹ thuật để giám sát và kiểm soát đường phố và các khu vực công cộng khác ở các thành thị Trung cộng. Trung cộng có một trong những hệ thống truyền hình phong phú nhất của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Chính quyền Trung cộng đang sử dụng phần mềm để nhận dạng khuôn mặt hiện đại nhất hầu theo dõi mọi người. Hơn nữa “Bức tường lửa” của Trung cộng rất hiệu quả trong việc ngăn chặn hầu hết công dân Trung quốc truy cập Internet bên ngoài lãnh thổ Trung quốc.
Hệ thống này bao gồm các trang Web của các tổ chức truyền thông lớn của phương Tây, chẳng hạn như New York Times và Washington Post. Nhưng không phải là tất cả. Chính quyền Trung cộng cũng giám sát và kiểm soát chặt chẽ không gian mạng Trung quốc bao gồm các blog và gian phòng trò chuyện (chat room) để bảo đảm hầu hết các tranh luận quan trọng và gây tranh cãi về các chủ đề nhạy cảm đều bị xóa sạch. Hệ thống này khá hiệu quả trong việc phá vỡ ý đồ của kẻ gây rối-trong thực tế lẫn tiềm năng. Những người bất đồng chính kiến hoặc bị nghi ngờ sẽ bị theo dõi và bị khủng bố. Những người quá khích có thể bị bắt hoặc bị quản thúc tại gia. Những người bất đồng chính kiến được xếp loại bao gồm các nhà vận động nhân quyền, nhà hoạt động tôn giáo và những kẻ được coi là khủng bố, ly khai và cực đoan. Những người thuộc loại kể sau … bao gồm các nhà hoạt động dân chủ Duy Ngô Nhĩ và Tây Tạng, ngay cả những lúc cá nhân này đang tham gia vào các cuộc biểu tình ôn hòa hoặc đang phát biểu những bài bình luận thông qua các kênh đã được phê chuẩn. Mặc dù những kẻ cực đoan tham gia vào các hoạt động bạo lực ở Trung quốc, nhưng đây chỉ là những nhóm nhỏ. Ngay cả những dân tộc thiểu số đã tìm cách tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp và theo đúng qui định trong các kênh cũng bị coi là thành phần nguy hiểm. Một ví dụ điển hình là bà Rebiya Kadeer, một nữ doanh nhân người Duy Ngô Nhĩ thành công, cuối cùng đã phải sống lưu vong. Thông thường những nhân vật như vậy bị buộc tội là phản bội hoặc gián điệp nước ngoài. Còn về phần cư dân người Hán gốc Hoa ở Đài Loan và Hồng Kông cũng không tránh khỏi bị khủng bố. Người di dân nông thôn tìm việc làm ở thành thị cũng bị coi là đe dọa đến sự ổn định xã hội. Đôi khi những người di dân mang theo gia đình đến các thành phố, nhưng những di dân này thường sống như những người đàn ông hoặc phụ nữ độc thân trong ký túc xá chật chội hay trong những căn lều như khu ổ chuột. Những người di dân này thường bị đổ lỗi gây ra tội ác, làm xáo trộn hoặc có hành vi xa hoa. Trong các cuộc họp chính trị lớn như Đại hội Đảng lần thứ 19 hoặc các cuộc họp mặt quốc tế, người di dân nông thôn thường được đóng gói và trả về nhà.
Kết luận:
Chương này đã đánh giá tổ chức hệ thống chính trị và hệ thống kiểm soát xã hội làm nền tảng cho đại chiến lược của CHNDTH.
Một ĐCSTQ-QĐGPND- CHNDTH gắn kết với nhau và có một đội ngũ nhân viên dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước tạo thành một nền tảng vững chắc để thực hiện đại chiến lược của Trung quốc. Việc thực hiện đại chiến lược phụ thuộc vào các chiến lược cấp quốc gia trong nhiều lãnh vực như ngoại giao, kinh tế, khoa hoc kỹ thuật và các vấn đề quân sự.
Đây là chủ đề của hai Chương kế tiếp.
Hoàng Đình Khuê
Ngày 1/9/2020
Source: dịch từ RAND CORP