Ðại chiến lược của Trung Quốc: Khuynh hướng, hành trình và cạnh tranh dài hạn
QĐGPND/TQ diễn binh Mừng Ngày Chiến thắng
(Tiếp theo)
Chương 5A: Tái cấu trúc Quốc phòng.
Dưới thời Tập Cận Bình, ĐCSTQ, QĐGPND, CHNDTH đã có sáng kiến cải cách quan trọng nhất trong việc thành lập quốc phòng của Trung cộng trong ba thập niên, QĐGPND đang trong giai đoạn tổ chức quy mô chưa từng có kể từ cuộc cách mạng sâu rộng do Đặng Tiểu Bình khởi xướng vào những năm 1980. Trong khi đó Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều điều hành những công việc bình thường; còn Tập Cận Bình thì sáng kiến đầy tham vọng và thâm độc hơn. Ý định đầu tiên của ông Tập được báo động vào năm 2013 tại Hội nghị Trung ương 3 của Đại hội Đảng 18, nhưng không nêu rõ đầy đủ và không đưa ra đúng lúc cho đến năm 2016. Không ngạc nhiên khi việc tái cơ cấu QĐGPND được tiến hành phản ánh chiến lược quân sự quốc gia, ủng hộ thiết lập đại chiến lược của ông Tập nhằm trẻ trung hóa Trung cộng và có khả năng xác định các nhiệm vụ mà quân đội Trung cộng sẽ mang lại trên địa chiến lược trong 2, 3 thập niên tới.
Tái cấu trúc trẻ trung hóa QĐGPND: Chiến lược quân sự của Trung cộng:
Chiến lược quân sự quốc gia hiện tại của Trung cộng đã được thực hiện trong các chỉ đạo chiến lược của ĐCSTQ đối với quân đội, như được tiết lộ trong Bạch thư Quốc phòng năm 2015- “Chiến lược quân sự của Trung quốc”. Trong suốt lịch sử CHNDTH, các chủ trương chiến lược đã được phát hành chín lần. Ba trong số các chỉ đạo này đại diện cho các chiến lược quân sự mới khác biệt lớn so với các chỉ đạo trước đó, và sáu chỉ đạo còn lại chú trọng đến việc điều chỉnh những chiến lược hiện có vào thời điểm đó. Các chỉ đạo ban hành vào năm 1956 (dưới thời Mao), năm 1980 (dưới thời Đảng) và năm 1993 (dưới thời Giang) là những hướng dẫn mới nhằm hỗ trợ các đại chiến lược “Cách mạng Phục hồi” và “Xây dựng sức mạnh quốc gia toàn diện”. Mỗi chỉ đạo đại chiến lược được áp dụng bằng việc ban hành các quy định hoạt động có khả năng đại diện cho các học thuyết của QĐGPND, một vở kịch mới. Các quy định của từng quốc gia cũng được ban hành sau khi điều chỉnh các chỉ đạo trong những năm 1970. Mặc dù các quy định hoạt động không được công bố rộng rãi, nhưng nhiều ấn phẩm quân sự chuyên môn và các nguồn khoa học quân sự khác về kế hoạch chiến dịch quân sự của Trung cộng và các khái niệm về hoạt động cho thấy cái nhìn chiều sâu về học thuyết của QĐGPND. Các chỉ đạo chính và mới gần đây nhất, được ban hành vào năm 1993 và được thu gọn trong chỉ thị cho QĐGPND để chuẩn bị chiến thắng cho chiến tranh cục bộ trong điều kiện kỹ thuật cao, đã được điều chỉnh hai lần, một lần vào năm 2004 và một lần nữa vào năm 2015 (các chỉ đạo hiện tại). Sự điều chỉnh đầu tiên giúp QĐGPND chuẩn bị để chiến thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa và hướng dẫn hiện tại tạo cho QĐGPND giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh cục bộ, đặc biệt nhấn mạnh vào cuộc đấu tranh trong lĩnh vực hàng hải. Các chỉ đạo năm 1993 đã thực hiện sự phát triển các chỉ đạo điều hành QĐGPND lần thứ tư và hiện tại, được phát hành vào năm 1999 và bao gồm các tài liệu chỉ đạo chiến dịch, lần đầu tiên bao gồm cả các chiến dịch riêng phụ trách cho dịch vụ và các chiến dịch chung. Xu hướng nhắm tới liên kết – Không thay đổi trong chính quyền của ông Tập, và có bằng chứng cho thấy học thuyết đang trong thời kỳ thay đổi- Các quy định hoạt động mới mang dấu ấn của các mục tiêu tái cơ cấu của Tập Cận Bình có khả năng sắp xảy ra. Quỹ đạo của chỉ đạo chiến lược và quy chế hoạt động kể từ năm 1980 cho thấy rõ ràng sự hiểu biết của các nhà lãnh đạo Trung cộng về những thay đổi cơ bản đối với bản chất của chiến tranh là kết quả của kỹ thuật thông tin và “cuộc cách mạng quân sự”. Kể từ khi có chỉ đạo năm 1993 và các quy định hoạt động tương ứng vào năm 1999, nhận thức về bản chất thống trị của thông tin trong chiến tranh hiện đại đã tăng lên đáng kể và tạo thêm động lực cho việc tái cơ cấu QĐGPND vì nhận thức về mối đe dọa của ĐCSTQ là cơ sở hiển nhiên cho các quyết định và nguồn lực của chương trình quân sự. Nhận thức về mối đe dọa mà Mỹ gây ra đối với các mục tiêu dài hạn của Trung cộng là trọng tâm của quyết định này.
Xây dựng chiến lược để đối đầu đe dọa:
Các nét chính và ngụ ý của thành phần quân sự trong nỗ lực trở thành một cường quốc trẻ trung hóa của Trung cộng trở nên rõ ràng hơn khi xem xét các lợi ích quốc gia của CHNDTH đã nói rõ cùng các mối đe dọa đối với họ. Các mục tiêu quân sự của Trung cộng tập trung nhiều vào việc bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Bạch thư Quốc phòng năm 2000 lưu ý rằng phần đầu tiên trong chính sách quốc phòng của Trung cộng là củng cố quốc phòng, chống lại xâm lược, ngăn chặn vũ trang, lật đổ cũng như bảo vệ chủ quyền, đoàn kết, đoàn kết lãnh thổ và an ninh quốc gia. Trong khi đó Bạch thư Quốc phòng năm 2002 lưu ý rằng các mục tiêu và nhiệm vụ chính trong việc bảo vệ tổ quốc của Trung cộng bao gồm củng cố quốc phòng, phòng thủ và chống xâm lược, ngăn chặn chủ nghĩa chia rẽ, đạt được sự thống nhất toàn vẹn cho đất nước; ngăn chặn các nỗ lực nhằm lật đổ nhà nước bằng vũ lực, duy trì ổn định xã hội. Bạch thư Quốc phòng đã liên tiếp lặp lại những mục tiêu tương tự này với ít nhiều thay đổi. Các nguồn có thẩm quyền cũng tạo thành các mục tiêu quân sự như phục vụ các mục tiêu chính trị và kinh tế. Ví dụ ấn bản năm 2001 của Khoa học về Chiến lược tuyên bố rằng các mục tiêu quân sự của Trung cộng dựa trên việc bảo đảm các mục tiêu chính trị và kinh tế; bảo đảm lợi ích quốc gia không bị xâm chiếm; ngăn chặn trấn áp và chuẩn bị đối phó với các cuộc xâm lược nước ngoài có thể xảy ra và chiến thắng trong các cuộc chiến tranh hạn chế và xung đột vũ trang.
Bạch thư Quốc phòng năm 2015 cũng nhấn mạnh rằng giấc mơ một quân đội mạnh không thể thiếu trong “Giấc mơ Trung Hoa”- tức là để có một quốc gia mạnh, người ta phải có một quân đội mạnh. Do đó việc các nhà lãnh đạo Trung cộng tiếp tục nhấn mạnh vào việc biến QĐGPND thành một lực lượng hiện đại có khả năng chống lại các cuộc chiến tranh hạn chế trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là trong các điều kiện được thông tin hóa, do đó không phải là mục đích mà tự nó là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế. Nhà cầm quyền ĐCSTQ từ Đặng Tiểu Bình trở đi đã nhấn mạnh việc thành lập một quân đội mạnh tổng hợp để tạo ra một quốc gia giàu có. Các bài viết chính thức của ĐCSTQ và QĐGPND nhấn mạnh sự cần thiết phải có một quân đội mạnh không phải vì lợi ích của mình mà để đề phòng các mối đe dọa trong một môi trường an ninh ngày càng phức tạp và để duy trì lợi ích kinh tế của chánh sách Cải cách và Mở cửa. Ví dụ một bài xã luận xuất hiện trên nhật báo Quân Giải phóng vào tháng tư năm 2008, ngay sau khi Hồ Cẩm Đào bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai với tư cách là Chủ tịch Nước, lập luận rằng chỉ bằng cách tiếp tục tăng cường xây dựng quốc phòng thì an ninh quốc gia và những lợi ích phát triển mới được bảo đảm một cách đáng tin cậy….mối đe dọa an ninh truyền thống và các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đang tương tác với nhau.
Tính toàn diện phức tạp và khả năng thay đổi của các mối đe dọa an ninh tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng lớn đến môi trường an ninh của quốc gia. Năm 2013, Phạm Trường Long (Fan Chang Long), Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương dưới sự lãnh đạo mới là Tập Cận Bình, cũng đưa ra lập luận tương tự. Trong một bài xã luận cho ấn phẩm “Cầu Thực” (Quishi) của Trường Đảng Trung Ương, ông Phạm chủ trương xây dựng một quân đội mạnh để đối phó với các mối đe dọa toàn cầu, chẳng hạn như “Chủ nghĩa bá quyền, Chính trị quyền lực và Chủ nghĩa tân can thiệp”, cũng như để đối phó với những thách thức cụ thể đối với Trung cộng, chẳng hạn như duy trì thống nhất quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, quyền hàng hải và lợi ích phát triển. Bạch thư chiến lược quân sự năm 2015 của Trung cộng nhắc lại điều này, cho rằng một quân đội mạnh là một phần trong giấc mơ của Trung cộng, cần thiết để bảo vệ quốc gia và đối phó với một loạt các mối đe dọa, bao gồm “Chủ nghĩa bá quyền, Chính trị quyền lực, Chủ nghĩa tân can thiệp”… chủ nghĩa khủng bố, xung đột sắc tộc và tôn giáo, tranh chấp biên giới, các cuộc chiến tranh nhỏ bất tận và các cuộc xung đột không ngừng. Để nghiên cứu các mẫu nhận thức về mối đe dọa trên Bạch thư Quốc phòng và các nguồn có thẩm quyền khác có thể nhận ra các ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh trải qua các năm. Mỗi Bạch thư đều lưu ý các mối đe dọa kết hợp khác nhau, nhưng cũng có những chủ đề giống nhau xuất hiện trong hầu hết hoặc thậm chí tất cả các Bạch thư. Đa số các Bạch thư đều đề cập đến chủ nghĩa ly khai nói chung, gồm cả Tây Tạng và Tân Cương là một đe dọa. Chủ nghĩa ly khai Đài Loan và chủ nghĩa khủng bố hay chủ nghĩa cực đoan đều xuất hiện trong tất cả nội dung của Bạch thư, trừ tập sách năm 1995. Điều này cũng đúng với Hoa Kỳ. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý là một ấn bản của Bạch thư đều trích dẫn chủ nghĩa bá quyền là một mối đe dọa- một tham chiếu nhắm vào Hoa Kỳ. Ngoài ra còn đề cập đến “chính trị quyền lực”, “chủ nghĩa thực dân mới”, “các cuộc cách mạng màu” và thậm chí “ngoại giao hàng hải” có thể được coi là liên quan gián tiếp đến Hoa Kỳ.
Tóm lại, tất cả các tham chiếu này đưa Hoa Kỳ vượt xa và vượt trên tất cả các mối đe dọa khác. Hoa Kỳ cũng đặt ra mối đe dọa nguyên tử đối với Trung cộng. Mặc dù không được xác định một cách rõ ràng hoặc chính thức như vậy, nhưng thật ra Trung cộng coi Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất có khả năng đe dọa tấn công lần thứ hai Trung cộng. Cuối cùng tất cả các ấn bản đều đề cập đến các kỹ thuật quân sự cải tiến, đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Trung cộng. Hai Bạch thư gần đây nhất cũng đã nhấn mạnh đến bệnh dịch, các mối đe dọa đối với chủ quyền lãnh thổ của Trung cộng, và với lợi ích ở nước ngoài – Nhật Bản- các cuộc chiến tranh cục bộ và thiên tai. Một mối đe dọa khác bao gồm các hoạt động của Hoa Kỳ và Nhật Bản ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Cả Bạch thư Quốc phòng và Chiến lược An ninh Quốc gia đều đề cập đến việc Hoa Kỳ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực cùng với việc Nhật Bản theo đuổi quá trình tái thiết.Trên thực tế bất cứ khi nào Hoa Kỳ làm điều gì trước, thì Nhật Bản sẽ làm sau. Mối quan tâm của Trung cộng về những cải tiến kỹ thuật quân sự (cách mạng trong các vấn đề quân sự) cũng tuân theo luận lý (logic) này. Càng nhiều kỹ thuật được cải tiến, càng nhiều quốc gia theo đuổi để giành lợi thế chiến lược với các đối thủ hoặc ít nhất để không bị mất vị trí, do đó châm ngòi cho cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu có thể xảy ra và làm tăng khả năng xảy ra các cuộc chiến tranh cục bộ, càng làm rối loạn hơn và có tác dụng tiêu cực hơn ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và các mạng lưới khác.
Tái cấu trúc QĐGPND để đối đầu đe dọa:
Mối đe dọa 1999 được coi là dấu ấn lớn để phân tích mối đe dọa của các bên được cập nhật. Hành động của tổ chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Kosovo, và đặc biệt là vụ ném bom Đại sứ quán Trung cộng ở Bengrade, đã chứng minh cho Giang Trạch Dân và các chiến lược gia của ông ta thấy rằng với tư cách là siêu cường duy nhất, Hoa Kỳ cùng với các đồng minh đồng ý tham gia các hoạt động của Liên minh, có thể tiến hành các cuộc tấn công chính xác sẽ làm tê liệt nhanh chóng các nút hoạt động và chiến lược quan trọng của đối phương.
Chỉ đạo chiến lược về “chiến tranh cục bộ trong điều kiện hiện đại kỹ thuật cao” được cập nhật thành “chiến tranh cục bộ trong điều kiện hiện đại thông tin hóa”. Bộ Tổng Tham Mưu QĐGPND (GSD-General Staff Department) và các cơ quan ban hành các quy định tập trung vào các hoạt động vũ khí tổng hợp nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là đạt được một lực lượng tổng hợp. Trọng tâm của việc chuyển nỗ lực này tới nỗ lực tổng hợp thực tế hơn là phối hợp khả năng Chỉ huy và Kiểm tra (C2-Command & Control) cho một loạt các hoạt động trên nhiều lĩnh vực xung đột khác nhau. Tổng cục vũ khí (GAD-General Armaments Department) cũng thực hiện một cách tiếp cận ngày càng tích cực đối với các chương trình cải cách Cách mạng trong các vấn đề học thuyết (RDA-Revolution in Doctrinal Affairs), ngay cả khi phần lớn ở giai đoạn này mang tính chất thử nghiệm. Một nguyên lý chính của chiến lược được “thông tin hóa” của Trung cộng là xây dựng năng lực từ chối một cường quốc hàng hải tiên tiến chẳng hạn như Hoa Kỳ, khả năng giành được và duy trì quyền tiếp cận các khu vực hoạt động có nguy cơ đe dọa lợi ích của Trung cộng. Các lãnh đạo dân sự cấp cao của Trung cộng đánh giá cao khả năng của Hoa Kỳ trong việc đạt được và duy trì sự thống trị về thông tin trong một cuộc xung đột và những lợi ích mà điều này cho phép định vị và thực hiện các hoạt động đưa đến quyền lực. Năm 1999, Giang Trạch Dân đã ký “Quy định hoạt động thế hệ mới”, ưu tiên QĐGPND phát triển các năng lực và khái niệm cho các chiến dịch chung bao gồm các lĩnh vực trên không, trên biển, không gian, đất liền và điện tử.
Hồ Cẩm Đào tiếp tục chú trọng vào việc phát triển khái niệm và khả năng “chống lại kẻ thù mạnh” để ứng phó các mối đe dọa từ kẻ thù có khả năng vượt trội về kỹ thuật. Năm 2005 Hồ Cẩm Đào chỉ thị QĐGPND nắm vững “hoạt động của hệ thống”, chú trọng phát triển các tổ chức chỉ huy hỗn hợp với mạng lưới chỉ huy phối hợp để cho phép quyết định và thực hiện chiến đấu nhanh chóng. Nhận thức về mối đe dọa của Đảng từ năm 1999 đến nay cho thấy cảm giác dễ bị tổn thương đặc biệt nguy hiểm trong các lĩnh vực hàng hải và thông tin (điện tử, không gian và mạng), như là hậu quả của nền kinh tế hàng hải của Trung cộng, các giao dịch thương mại chủ yếu trên thị trường toàn cầu và trên cơ sở cấp thấp mà từ đó lực lượng QĐGPND tiếp cận chiến tranh mạng. Việc bảo vệ phát triển quốc gia rõ ràng gắn liền với phát triển hàng hải và việc bảo vệ lợi ích hàng hải để tránh khỏi các mối đe dọa do một cường quốc hàng hải hiện đại gây ra. Từ khoảng năm 2005 đến năm 2015, các nhà chiến lược quân sự Trung cộng tập trung vào nhu cầu và một hệ thống thông tin điện tử tổng hợp trong khu vực để thực hiện Mạng quân sự trở thành hiện thực. Các phương pháp tiếp cận “hệ thống của hệ thống” và thông tin hóa đã tập trung vào việc phát triển và sử dụng một mạng lưới tổng hợp để thu thập thông tin, phổ biến và ra quyết định chỉ huy trong các chiến dịch hành quân hỗn hợp và hình thành các tổ chức dựa trên nhiệm vụ để tiến hành “các hoạt động phối hợp” được thi hành bởi Mạng này. QĐGPND ưu tiên dựa vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 trước, Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 sau, còn những nỗ lực tái cơ cấu đang được thực hiện trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13, chỉ ra rằng sự kết hợp của những khái niệm và năng lực này là ưu tiên của Quân ủy Trung ương và của QĐGPND trong thập niên tới. Đến năm 2008, Quân khu Thành đô cũ đã khai triển một nền tảng Chỉ huy Tổng hợp để cung cấp khả năng tương ứng giữa các bộ phận mềm khác nhau của các hệ thống Chỉ huy & Kiểm tra hiện có. Trong một báo cáo năm 2011, một Trung đoàn Quân khu Thành đô ở Tế Nam trước đây đã sử dụng nền tảng Chỉ huy Tổng hợp để quản lý bốn chức năng khác nhau: Chỉ huy & Kiểm tra – Công tác chính trị – Hậu cần – và Yểm trợ vũ khí. Các tình trạng kết thúc để thử nghiệm và khai triển tổ chức hỗn hợp mới, mặt khác vẫn ít rõ ràng hơn, nhưng các chiến lược gia Trung cộng rõ ràng tin rằng mối đe dọa xung đột khu vực, đặc biệt liên quan đến Hoa Kỳ và Nhật Bản, sẽ đòi hỏi mức độ phối hợp giữa các dịch vụ, các hệ thống và mạng lưới Chỉ huy & Kiểm tra đa năng, có thể tồn tại cao hơn nhiều so với QĐGPND từng quản lý. Trong Bạch thư Quốc phòng năm 2013, các nhà nghiên cứu khoa học quân sự Trung cộng nêu rõ chi tiết bốn loại xung đột khác nhau mà Trung cộng phải chuẩn bị đối phó trong tương lai:
1- Một cuộc chiến tranh phòng thủ quy mô lớn, cường độ cao chống lại một quốc gia bá quyền đang cố gắng làm chậm lại hoặc kết thúc sự trỗi dậy của Trung cộng.
2- Một cuộc chiến chống ly khai quy mô lớn, cường độ tương đối cao chống lại lực lượng độc lập Đài Loan.
3- Các cuộc hành quân phản công tự vệ quy mô từ trung bình đến nhỏ, cường độ từ trung bình đến thấp trong trường hợp tranh chấp lãnh thổ hoặc nếu sự bất ổn nội bộ của các nước láng giềng tràn qua biên giới Trung cộng.
4- Các hoạt động quy mô nhỏ, cường độ thấp nhằm chống lại các cuộc tấn công khủng bố và bảo vệ sự ổn định trong tiềm thức và hiện tại.
Với các ấn bản về mối đe dọa rõ ràng, chỉ đạo chiến lược“chiến tranh cục bộ thông tin hóa” hiện tại sẽ sớm chuyển thành học thuyết thông qua việc phát triển các loại chiến dịch, nhiệm vụ và sứ mệnh, từ đó thúc đẩy phát triển khả năng, đào tạo các chương trình “Cách mạng trong vấn đề học thuyết” (RDA-Revolution in Doctrinal Affairs). Phân tích kỹ lưỡng các tài liệu về chiến dịch của QĐGPND vào thời điểm này, vẽ ra bức tranh về một lực lượng sử dụng kết hợp các quan niệm tấn công và phòng thủ để đạt được ưu thế về thông tin đối với kẻ thù ngay từ đầu cuộc xung đột và điều đó sẽ sử dụng lợi thế để tiến hành các cuộc tấn công chống lại kẻ thù được đánh giá cao có hệ thống vũ khí kỹ thuật và tiếp liệu.
Tái cấu trúc QĐGPND để hoàn thành trẻ trung hóa: Tương lai định hình:
Điều gì đang thúc đẩy quá trình tái cấu trúc toàn diện do Tập Cận Bình chính thức khởi động? Hai mục tiêu bao trùm được coi là thiết yếu để bảo đảm một tương lai an toàn cho chế độ:
– sản xuất một quân đội hoàn toàn trung thành với ĐCSTQ – và có khả năng bảo vệ lợi ích của Trung cộng bằng vũ lực, nếu cần. Đầu tiên ông Tập tìm cách đặt QĐGPND chặt chẽ hơn dưới sự kiểm soát thể chế của ĐCSTQ và cá nhân phục tùng ông ta nhiều hơn. Theo suy nghĩ của ông Tập, chìa khóa để đạt được cả hai mục tiêu là tinh giản và củng cố tổ chức. Có lẻ sự thay đổi mạnh mẽ nhất là loại bỏ bốn Tổng cục, được coi là trung tâm quyền lực đối thủ của Quân Ủy Trung ương. Các chức năng của họ được đảm nhận bởi 15 văn phòng mới được thành lập trực tiếp dưới quyền của Quân Ủy Trung ương đã được tân trang lại. Điều này tập trung Chỉ huy & Kiểm tra vào Quân Ủy Trung ương với tư cách là một tổ chức và chủ tịch của nó là Tập Cận Bình – một cá nhân. Ông Tập hiểu rằng những cải cách – bao gồm cắt giảm 300,000 việc làm- không được QĐGPND hết lòng hoan nghênh. Ông nhận ra rằng có sự phản kháng đáng kể với những thay đổi, đặc biệt là trong lực lượng Bộ binh vì họ là bên thua cuộc lớn nhất vì ảnh hưởng chính trị giảm và tỷ trọng ngân sách giảm. Hơn nữa thành phần chống tham nhũng liên quan đến các vụ truy tố hàng trăm sĩ quan cao cấp tại ngũ và đã nghỉ hưu, kể cả các sĩ quan tướng lãnh cao cấp nhất đã bị thanh trừng trong 20 năm. Không tổ chức nào thích chứng kiến việc làm xấu xa của mình được công khai hóa như vậy. Để đối phó với những diễn biến khó khăn và đáng xấu hổ này, ông Tập đã tìm cách nâng cao vị thế của QĐGPND thông qua việc gia tăng ngân sách, cải thiện trang bị và vũ khí, tôn trọng hơn đối với các lực lượng vũ trang và một tư thế quyết đoán hơn trong một loạt các vấn đề gần gủi và thân thiện đối với nam giới và phụ nữ Trung cộng ăn mặc đồng phục. Ông Tập đã tiếp tục thông lệ tăng ngân sách quốc phòng hàng năm ở mức hai con số, kiên trì với việc đưa nền tảng chính trực tuyến, chẳng hạn như Hàng không mẫu hạm – chiếc Liêu Ninh- chiếc đầu tiên của Trung cộng, được đưa vào hoạt động vào tháng 9 năm 2012 và chiếc Sơn Đông được đưa vào hoạt động vào tháng 4 năm 2017 (mặc dù cả hai chưa chiếc nào hoạt động hoàn hảo). Ông Tập cũng đã tích cực đề cao QĐGPND thông qua một lịch trình thăm viếng các đơn vị của QĐGPND trên khắp nước bằng cách chủ tọa một buổi diễn binh lớn nhất chưa từng thấy ở Bắc Kinh. Bề ngoài làm ra vẻ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, cuộc duyệt binh vào tháng 9 năm 2015 đã tạo cơ hội trưng bày một loạt các vũ khí và chiến cụ, đề cao tổ chức QĐGPND là một quân đội thiện chiến trên các đài truyền hình quốc gia và nêu bật vai trò của ông Tập là một nhân vật quyền lực của Trung cộng và là Tổng tư lệnh của các lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra dưới thời ông Tập, Trung cộng đã thực hiện các chánh sách cứng rắn và quyết đoán hơn để bảo vệ an ninh quốc gia, bao gồm các yêu sách đối với Biển Hoa Đông và Biển Đông (xem Chương 4). Thứ hai, ông Tập mong muốn đưa QĐGPND trở thành lực lượng chiến đấu hiệu quả hơn và có năng lực hơn trong thế kỷ 21.
Điều này liên quan đến việc tập trung quyền lực nhiều hơn và cải tiến các đội hình chiến đấu để có sự liên kết hoạt động thật sự. Bảy Quân khu đã được thay thế còn lại Năm theo lệnh của Nhà hát, có nghĩa là phải giải tán hai Bộ Tham mưu Quân khu (MR-Military Region). Động lực thúc đẩy trong giai đoạn này là cắt giảm các bộ máy hành chánh và gia tăng các lực lượng tổng hợp trên không, trên biển và trên bộ để tiến hành chiến tranh thông tin hóa trong các khu vực trách nhiệm tương ứng. Bộ Tư lệnh Nhà hát Trung tâm chịu trách nhiệm rõ ràng là bảo vệ các nhà cầm quyền của chế độ Bắc Kinh trong khi bốn Bộ Tư lệnh lãnh thổ mới, tập trung vào các nhiệm vụ và trách nhiệm địa lý. Bộ Tư lệnh Nhà hát phía Bắc đang được bố trí để đối phó tốt hơn với các tình huống bất thường trên bán đảo Triều Tiên; Bộ Tư lệnh Nhà hát phía Đông đang được yêu cầu chuẩn bị tốt hơn để giải quyết vấn đề Đài Loan; Bộ Tư lệnh Nhà hát phía Nam đang được giao nhiệm vụ để quản lý các thách thức Đông Nam Á, đặc biệt là tăng cường khả năng của Trung cộng nắm giữ trên biển Đông, và Bộ Tư lệnh Nhà hát phía Tây đang được bố trí để các lực lượng quân sự có nhiều khả năng hơn đối đầu với các mối đe dọa từ Trung và Nam Á.
Chiến Đấu cơ Thẩm Dương 31 (Shenyang J-31)
Mục tiêu tổng quát bảo vệ Tổ quốc (đến năm 2050):
Đến năm 2050, QĐGPND dự kiến sẽ thành công trong việc chuyển đổi từ một lực lượng được cơ giới hóa và thông tin hóa một phần thành lực lượng được thông tin hóa hoàn toàn với quá trình hoàn tất hiện đại hóa quân đội. Cũng như bất ký quân đội lớn nào, việc lập kế hoạch và phát triển lực lượng trong QĐGPND rất phức tạp và phụ thuộc vào chỉ đạo chiến lược từ các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị, sau đó là các thí nghiệm lập đi lập lại và chứng minh các khái niệm. Là người nhận phân phối ngân sách của chánh phủ dựa trên doanh thu và do đó phải tuân theo một quy trình chính trị, việc lập kế hoạch và ngân sách dài hạn của QĐGPND phù hợp với Kế hoạch 5 năm của Trung cộng. Cũng giống như “Chương trình Phòng thủ Những năm Tương lai” (Future Years Defense Program) trong hệ thống của Hoa Kỳ. Kế hoạch 5 năm thúc đẩy việc thực hiện theo chương trình phát triển lực lượng và cho mượn khuôn khổ để đánh giá tiến bộ theo thời gian. Những chỉ thị này của các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quân sự rất chặt chẽ; cái nhìn sâu sắc của chúng tôi về quá trình này có được từ các văn kiện được sử dụng trong hệ thống Giáo dục Quân sự Chuyên nghiệp (PME- Professional Military Education) của QĐGPND. Các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung cộng thường thực hiện các mục tiêu rộng rãi trong các tuyên bố chính thức và không chính thức sử dụng khoảng thời gian Kế hoạch 5 năm. Ví dụ: Trong những năm 1990, Quân Ủy Trung Ương đã chỉ thị quân đội phải đạt được tiến bộ về cơ giới hóa lực lượng trong thời gian tới-( khoảng 10 năm), bao gồm Kế hoạch 5 năm lần thứ 10 và 11, hoặc 2001 đến 2010. Khoảng thời gian này (và mục tiêu) phù hợp với những gì được ghi trong Bạch thư Quốc phòng năm 2006 của CHNDTH như một chiến lược phát triển ba bước để hiện đại hóa quốc phòng và lực lượng vũ trang: Bước đầu tiên là tạo nền tảng vững chắc vào năm 2010, bước thứ hai là đạt được những tiến bộ lớn vào năm 2020, và bước thứ ba là về cơ bản đạt được mục tiêu chiến lược là xây dựng các lực lương vũ trang được thông tin hóa vào thế kỷ 21. Trong báo cáo năm 2011 về sức mạnh quân sự của Trung cộng, Bộ Quốc phòng (DoD – Department of Defense) mô tả thông tin hóa là các điều kiện trong đó các lực lượng quân sự hiện đại sử dụng các hệ thống máy tính, kỹ thuật thông tin và mạng lưới liên lạc để đạt được lợi thế trước đối thủ. Bộ Quốc phòng giải thích thêm quan niệm này là dựa vào lãnh vực quân sự với cường độ cao, tâm điểm là thông tin hoạt động trong thời gian ngắn. Quá trình hiện đại hóa QĐGPND phần lớn đã tiến bộ theo con đường mà quan niệm học thuyết này đã đề ra: Các nỗ lực hiện đại hóa bao gồm phát triển đường lối tổng hợp “hệ thống của hệ thống”, giống như chiến tranh tâm điểm Mạng của Mỹ, tập trung vào Chỉ huy & Kiểm tra, áp dụng cách tiếp cận dịch vụ chung/vũ khí kết hợp, và nhấn mạnh phạm vi hoạt động đầy đủ (trên không, trên biển, trên bộ, không gian và mạng). Rồi sau đó đặc trưng hơn đã thêm vào ba bước trong một bài báo trên tạp chí nói về quan điểm của Hồ Cẩm Đào để hiện đại hóa quân đội xuất bản năm 2011, trong đó nêu bật vai trò của cuộc cách mạng kỹ thuật thông tin trong các vấn đề quân sự. Thứ nhất nền tảng sẽ được đặt cho một quân đội được thông tin hóa, mà các tác giả mô tả là đã được hoàn thành vào năm 2011. Thứ hai về cơ bản quân đội sẽ đạt được cơ giới hóa vào năm 2020, đồng thời đạt được tiến bộ lớn về thông tin hóa. Thứ ba đạt được hoàn toàn hiện đại hóa quân đội phải mất 30 năm, đưa QĐGPND đến năm 2050. Việc hiện đại hóa toàn thể quân đội nằm trong mục tiêu của năm 2050; nếu đạt được sẽ hoàn thành nhiệm vụ vì QĐGPND thành công trong việc xây dựng khả năng hoạt động của “hệ thống dựa trên hệ thống thông tin”.
Viêc Trung cộng nghiên cứu chiến tranh tương lai kể từ những năm 1990 đã khiến nước này nhận ra tính ưu việt của khả năng “Chỉ huy, Kiểm tra, Thông tin, Máy tính, Tình báo, Giám sát và Trinh sát” (C4ISR-Command, Control, Communications, Computers, Intelligence, Surveillance and Reconnaissance) và đối phó C4ISR, đồng thời nhận ra rằng sự kết hợp của thông tin dưới các hình thức mới và ứng dụng các đám cháy chính xác cho phép quân đội Hoa Kỳ có khả năng quyết chiến. Chiến lược và khoa học quân sự của QĐGPND nhằm mục đích xây dựng khả năng “hệ thống của hệ thống” cho phép các tổ hợp hệ thống và hệ thống nhỏ rất phức tạp có thể đánh bại hoặc làm tê liệt các điểm và nút chính trong hệ thống tác chiến của đối phương, tất cả đều nằm trong chu kỳ quyết định của kẻ thù. Những khả năng này được bao hàm trong cách diễn đạt của Trung cộng về các hoạt động hỗn hợp, mà nước này gọi là Hoạt động chung Liên hợp (IJO-Integrated Joint Operations), trọng tâm là sự phát triển của các tổ chức chỉ huy hỗn hợp với mạng lưới chỉ huy tổng hợp để đưa ra quyết định và thực hiện chiến đấu nhanh chóng. Mặc dù không rõ ràng, nhưng có thể suy ra rằng “tiến bộ lớn” mà Trung cộng muốn đạt được vào năm 2020 là một khả năng hoạt động ban đầu, cho dù còn non trẻ đối với Hoạt động chung Liên hợp (IJO-Integrated Joint Operations)
Các mục tiêu ngắn hạn (đến năm 2022-2023):
Các mục tiêu ngắn hạn của Trung cộng được thúc đẩy bởi yêu cầu của ĐCSTQ đối với QĐGPND để giải quyết các lỗ hổng năng lực mà lực lượng này phải đối mặt, nếu lực lượng này được chỉ thị để đánh bại một đối thủ trong khu vực với các yêu sách lãnh thổ cạnh tranh và đối đầu với lực lượng Hoa Kỳ trong một tình huống bất ngờ như vậy ở vùng ngoại vi của Trung cộng.
Tiềm năng chiến đấu của các lực lượng tác chiến Hoa Kỳ yểm trợ cho Đài Loan đã khiến Trung cộng từ chối “khu vực chống tiếp cận” (A2AD-Anti-Access Area Denial) ở ngoại vi của họ: Theo thời gian, khả năng tìm kiếm, khắc phục và nhắm mục tiêu các lực lượng và cơ sở trong khu vực đã mở rộng đến hàng trăm cây số tính từ các bờ biển và biên giới của Trung cộng. Nghiên cứu dẫn đến cơ sở lý thuyết định hướng cho các sáng kiến phát triển vũ khí, nền tảng và hệ thống cho những khả năng này có thể bắt nguồn từ Chiến tranh vùng Vịnh vào đầu những năm 1990 nhưng được tiếp thêm sức mạnh bởi các cuộc khủng hoảng eo biền Đài Loan năm 1995 và 1996. Khối khổng lồ của các tài liệu Giáo dục Quân sự Chuyên nghiệp (PME-Professional Military Education) của Trung cộng cho thấy rõ rằng Trung cộng đã tiếp thu các bài học kinh nghiệm từ các hoạt động của Hoa Kỳ trong các cuộc xung đột đương thời và đã khai thác những hiểu biết đó để định hình sự phát triển của các năng lực “khu vực chống tiếp cận” (A2AD). Nói chung Trung cộng đã rút ra từ kinh nghiệm của Mỹ trong các cuộc xung đột gần đây là các lực lượng vũ trang Mỹ sử dụng các hệ thống và căn bản là vũ khí kỹ thuật cao, cũng như hệ thống chỉ huy, kiểm tra và thông tin liên lạc toàn cầu, cho phép họ duy trì một lực lượng áp đảo để chống lại đối thủ thiếu hợp đồng và tiến bộ. Trung cộng cũng quan sát thấy việc Mỹ sử dụng nhân viên phẩm chất cao hoặc được huấn luyện nhuần nhuyễn, từ sĩ quan cho đến nhân viên mới nhập ngũ và yểm trợ thật đầy đủ, để có thể thi hành các hoạt động hỗn hợp với các hệ thống kỹ thuật tinh vi. QĐGPND nhận thấy các lực lượng Hoa Kỳ nắm giữ và duy trì ưu thế đặc biệt trên không và lĩnh vực thông tin để sử dụng các hệ thống hỗn hợp.
Việc kiểm soát các khu vực này sẽ là mối đe dọa lớn đối với việc bảo vệ lãnh thổ Trung cộng trong trường hợp xung đột liên quan đến cả hai bên, bao gồm cả kịch bản Đài Loan do Trung cộng khởi xướng. Do đó Trung cộng đã làm việc để phát triển một loạt các năng lực và các quan niệm điều hành nhằm ngăn chặn, làm suy giảm hay nói cách khác là ức chế khả năng của các lực lượng Hoa Kỳ. Chúng bao gồm:
1- Khu vực phòng thủ chằng chịt và vững vàng thông qua “hệ thống phòng không tổng hợp”
(IADS- Integrated Air-Defense System) để bảo vệ trước sức mạnh không quân của Mỹ trên lãnh thổ hoặc trong vùng ngoại vi Trung cộng.
2- Số lượng lớn cuộc tấn công qui ước trên bộ và hỏa tiễn đạn đạo chống tàu ngầm (với tầm bắn gia tăng tầm xa) để đe dọa phi cơ trong căn cứ khu vực Mỹ- cũng như các hoạt động trên Hàng không mẫu hạm.
3- Hỏa tiễn hành trình tấn công trên bộ và chống tàu ngầm tầm xa chủ yếu phóng từ mặt đất và từ trên không, được sử dụng trên các bệ phóng có thể hoạt động sau lá chắn Hệ thống Phòng không Tổng hợp (IADS) hoặc xa hơn. Ví dụ trong trường hợp hệ thống phóng thẳng của tàu tuần dương kiểu 055 mới, các bệ này có thể phóng hỏa tiễn hành trình với số lượng lớn để áp đảo hệ thống phòng thủ của Hoa Kỳ hoặc đồng minh. Sự phát triển của hệ thống cảm biến dưới đáy biển và những cải tiến đối với khả năng tác chiến chống tàu ngầm tương đối yếu của Trung cộng nhằm phát hiện, theo dõi và làm suy yếu hoạt động của tàu ngầm Mỹ ngoài khơi Trung cộng.
4- Một loạt các khả năng của radar tầm xa, gây nhiễu, chống vệ tinh và mạng để phát hiện sự di chuyển của lực lượng Hoa Kỳ và làm mù, gây nhiễu các hệ thống radar và không gian Mạng Mỹ không hoạt động được.
5- Nhiều hệ thống và khả năng được mô tả ở trên cũng được thiết kế để chống lại khả năng của Hoa Kỳ trong việc thực hiện các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu chính trị và quân sự của đối thủ. Các nhà phân tích của QĐGPND cũng lưu ý rằng Hoa Kỳ phụ thuộc vào các đồng minh lân cận trên cơ sở tiếp cận hoặc các nguồn lực khác với khả năng điều hành từ nước ngoài. Một nghiên cứu rút ra bài học về Chiến tranh Kosovo nhấn mạnh việc Hoa Kỳ sử dụng các kho dự trữ định vị trước và kho nổi vật tư trên tàu cũng như yểm trợ tiếp vận từ các căn cứ của đồng minh. Ngược lại các tác giả kể lại làm thế nào các đoàn xe Nga đến Nam Tư bị nước láng giềng Hungary giam giữ và các nước láng giềng khác cho phép NATO đặt căn cứ trong biên giới của họ, cải thiện khả năng của NATO trong việc bao vây Nam Tư và do đó làm xấu đi hoàn cảnh của đất nước. Để phá vỡ hệ thống căn cứ và đường dây tiếp tế của Mỹ, QĐGPND có thể sử dụng các hệ thống hỏa tiễn tầm xa được mô tả ở trên để cắt đường băng hoặc tấn công tàu bè, cũng như phá hủy các tuyến phòng thủ trong căn cứ. Phi cơ không người lái và các hệ thống khác có thể yểm trợ các hoạt động này bằng cách thực hiện các nhiệm vụ Tình báo, Giám sát và Trinh sát (ISR-Intelligence, Surveillance, Reconnaissance) cũng như các cuộc tấn công và đánh giá thiệt hại cuộc chiến.
Hỏa tiễn DF-26 của QĐGPND/TQ
Tiến tới các cuộc hành quân hỗn hợp:
Bạch thư Quốc phòng năm 2006 lần đầu tiên xác nhận rằng các cuộc hành quân hỗn hợp ngày nay sẽ là tiêu chuẩn mà tất cả các lực lượng QĐGPND sẽ lên kế hoạch chuẩn bị và huấn luyện.
Tổ chức hành quân hỗn hợp làm hình thức căn bản, QĐGPND nhằm mục đích tạo nên sức mạnh hoạt động của các dịch vụ và vũ khí khác nhau. Hoạt động chung Liên hợp (IJO) khi đó đang trong giai đoạn phát triển lý thuyết chiều sâu khi các lý thuyết gia của QĐGPND đã tìm hiểu các bài học mà họ rút kinh nghiệm từ Hoa Kỳ trong Chiến tranh vùng Vịnh ở Iraq và ở Kosovo. Nhiều thử nghiệm dã chiến, huấn luyện và thực tập trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 tập trung vào phần được thông tin hóa của các hoạt động hỗn hợp; lối tốc ký đã trở thành khẩu hiệu để huấn luyện trong suốt thời kỳ Kế hoạch 5 năm là “các điều kiện điện tử phức tạp”, rõ ràng được thiết kế để mô phỏng những thách thức về thông tin mà lực lượng Hoa Kỳ gây ra cho QĐGPND. Các giới chức quân đội đã biên soạn các chiến thuật, kỹ thuật và diễn tiến mới vào năm 2006, có hiệu lực trong hai năm và sau đó ban hành Đề cương mới cho việc huấn luyện và đánh giá quân sự vào ngày 1 tháng 8 năm 2008, ngày Quân Giải phóng, hay ngày kỷ niệm thành lập QĐGPND. Trong khi Kế hoạch 5 năm chú trọng ngân sách quân sự và thời gian, lịch trình chính trị của Trung cộng cũng là điểm chuẩn quan trọng.
Với nhiệm ký thứ hai của Tập Cận Bình sẽ kết thúc vào mùa Thu năm 2022 tại Đại hội Đảng lần thứ 20, có thể hy vọng đạt tiến bộ trông thấy – và một minh chứng tương tự . Ngay cả khi ông Tập thách thức các định mức chính trị của Trung cộng một lần nữa và tiếp tục duy trì ở một mức độ nào đó, thì QĐGPND hy vọng có những kết quả cụ thể– có lẽ còn hơn thế nữa nếu ông Tập làm như vậy. Tất nhiên để phát triển một quan niệm bao quát cho khả năng hoạt động hỗn hợp đi kèm với hệ thống vũ khí tinh vi chưa đủ để đưa “hệ thống của hệ thống” vào cuộc sống, và QĐGPND đã và đang tái tổ chức, cải cách các thể chế của mình (bao gồm cả việc tuyển dụng và duy trì) và phát triển tinh vi trong thời chiến. Việc cắt giảm nhân sự (chủ yếu là sĩ quan cao cấp của QĐGPND), phát triển chương trình hạ sĩ quan chuyên nghiệp và chú trọng trình độ học vấn cao hơn trong quá trình tuyển mộ để tạo nên một QĐGPND tuy nhỏ hơn nhưng giáo dục tốt hơn với các kỹ năng phù hợp hơn để điều hành các hệ thống hiện đại. QĐGPND cũng đang thay đổi phương pháp huấn luyện nhân sự trong hệ thống Học viện quân sự và hướng dẫn cho họ tiến bộ thông qua việc mở rộng nghề nghiệp nhất là trong những năm gần đây, các địa vị chung đã giúp họ lên cấp sĩ quan cao hơn. Việc tái tổ chức QĐGPND hiện đang được tiến hành tốt để giảm bớt sự thống trị trước đây của lực lượng Bộ binh được thăng cấp cao hơn cấp lãnh đạo của Hải quân và Không quân và cải thiện lại các hệ thống yểm trợ tiếp vận và yểm trợ quân đội. Cuối cùng kể từ đầu những năm 2000, nhiều cuộc tập trận đã phát triển khả năng của QĐGPND trong việc tiến hành những cuộc hành quân hỗn hợp, được gọi là các cuộc hành quân tổng hợp chung với những thành công lớn đem lại kết quả cho các cuộc tập trận xuyên quốc gia đã nói lên khả năng cơ động đường dài –Một loạt “Hành động Sứ mệnh” năm 2010 và 2013 và Hành động hỗn hợp năm 2014, trong đó sức mạnh chiến đấu của lực lượng Không quân và Hải quân không còn phụ thuộc vào Bộ binh chỉ huy, và chỉ huy trong tác chiến, lực lượng Bộ binh, đi từ chỉ huy đến học viên. Như đã nói, một trong những trở ngại chính để tiến bộ đối với QĐGPND là con đường hướng tới sự hợp đồng có tổ chức: Cho đến ngày 1 tháng 1 năm 2016, các lực lượng hoạt động trực thuộc vào các quân khu, trên cả hai nhiệm vụ tác chiến và hành chánh dựa vào địa lý. Vào ngày 1 tháng 2 năm 2016, CHNDTH và Quân ủy Trung Ương chính thức thay thế hệ thống quân khu bị giải thể bằng năm Bộ chỉ huy Nhà hát bao gồm các Nhà hát ở bốn hướng chính và thêm một Nhà hát ở trung tâm. Cải cách chỉ huy Nhà hát phù hợp với nỗ lực đa phương thức này nhằm hiện đại hóa QĐGPND để đạt được khả năng chiến đấu chung đã được cải thiện. Việc giải thể hệ thống Quân khu do ít nhất ba yếu tố thúc đẩy, có thể được xác định trong các ấn phẩm chính thức và suy ra từ hậu quả cấp thời của việc sắp xếp thứ tự lại các thứ bậc hành chánh và hoạt động của QĐGPND:
– Nói rõ: Lệnh Nhà hát có thể gia tăng khả năng chiến đấu hỗn hợp.
– Nói rõ: Lệnh Nhà hát có thể nâng cao tiến hành chính sách an ninh quốc gia.
– Ngụ ý: Lệnh Nhà hát có thể làm tốt hơn để chống lại những lợi ích làng xã và tham nhũng.
Những cải cách quan trọng khác của QĐGPND bao gồm thiết lập một trạng thái phục vụ riêng biệt cho Lực lượng Hỏa tiễn của QĐGPND (trước đây là Lực lương Pháo binh số 2); tạo ra Lực lượng Yểm trợ Chiến lược (SSF-Strategic Support Force) liên kết nhiều năng lực tình báo, không gian, mạng và tác chiến điện tử của QĐGPND xác định vai trò duy nhất của các dịch vụ Quân Ủy Trung ương, và thực hiện cắt giảm 300,000 lực lượng nhân sự. Pháo binh số 2 không những được đổi tên mà còn được nổi tiếng nhiều hơn – chuyển từ một chi nhánh quân sự sang dịch vụ quân đội đầy đủ – tiếp tục xu hướng kéo dài hàng thập niên là nâng cao tầm quan trọng và ảnh hưởng của lực lượng hỏa tiễn của QĐGPND – cả vũ khí nguyên tử và qui ước.
(Xem tiếp Chương 5B: Tái cấu trúc Quốc Phòng)
Hoàng Đình Khuê
Ngày 26/10/ 2020