Cựu chưởng lý Tòa Hình sự Quốc tế: Cần sớm truy nã “tội phạm chiến tranh” Putin
Quí Bạn đọc thân mến, Việc Tòa Hình sự Quốc tế (CPI) theo đề nghị của Cựu chưởng lý Carla Del Ponte kêu gọi Tòa nhanh chóng phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin, vì khẳng định «Putin là tội phạm chiến tranh» nếu được tiến hành sẽ tạo nên một tiền lệ rất đặc biệt cho những nạn nhân đã bị csVN thảm sát trong Tết Mậu Thân năm 1968 tại Huế . BBT
Cựu chưởng lý Tòa Hình sự Quốc tế: Cần sớm truy nã “tội phạm chiến tranh” Putin
03/04/2022
Biểu tình chống Nga xâm lược Ukrainan, lên án Putin giết hại trẻ em, ở Bern, Thụy Sĩ, ngày 19/03/2022. Trong ảnh có tấm biển bằng tiếng Đức ghi rõ «Putin ist ein Kriegsverbrecher / Putin là tội phạm chiến tranh». REUTERS – Arnd Wiegmann
Thùy Dương
Cựu chưởng lý Tòa Hình sự Quốc tế (CPI) Carla Del Ponte kêu gọi Tòa nhanh chóng phát lệnh bắt giữ tổng thống Nga Vladimir Putin, vì chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraina . Vị công tố viên nổi tiếng thế giới với các vụ điều tra quốc tế về nạn diệt chủng ở Rwanda và về chiến tranh ở Nam Tư cũ hôm thứ Bảy 02/04/2022 khẳng định «Putin là tội phạm chiến tranh».
Trả lời nhật báo Le Temps của Thụy Sỹ, thẩm phán
Carla Del Ponte, 75 tuổi, cựu chưởnng lý Tòa hình sự quốc tế (CPI) hôm
qua 02/04 nhấn mạnh việc ban hành lệnh truy nã quốc tế là điều cần thiết
để buộc tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo khác của Nga
phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà họ đã gây ra ở Ukraina kể từ
khi quân đội Nga xâm lược Ukraina vào ngày 24/02/2022.
Đối với cựu chưởng lý Tòa CPI, việc ban bố lệnh bắt giữ là tín hiệu cho thấy «hoạt động điều tra đã được tiến hành» và đây là «công cụ duy nhất đang tồn tại cho phép bắt thủ phạm gây tội ác chiến tranh và đưa người này ra trước công lý quốc tế». Bà Carla Del Ponte giải thích việc ban bố lệnh như vậy không không có nghĩa là Putin sẽ bị bắt, vì nếu Putin chỉ ở Nga, việc bắt ông ta sẽ không bao giờ xảy ra, nhưng trát của Tòa CPI sẽ khiến tổng thống Nga không thể rời khỏi đất nước và đây đã là một tín hiệu quan trọng cho thấy có nhiều quốc gia chống lại Putin.
Cơ quan công tố của Tòa CPI, có trụ sở tại La Haye, sau khi nhận được sự ủng hộ của hơn 40 quốc gia thành viên, ngay từ ngày 03/03 đã mở một cuộc điều tra sơ bộ về các tội ác chiến tranh có thể xảy ra ở Ukraina. Thẩm phán Carla Del Ponte khẳng định với báo Le Temps là Tòa CPI phải tìm được các bằng chứng buộc tội các lãnh đạo cấp cao về chính trị và quân sự và «điều khó khăn là làm sao đi đến tận cùng chuỗi mệnh lệnh để xác định ai đã lên kế hoạch và ra lệnh thực hiện những tội ác chiến tranh đó».
AFP nhắc lại Ukraina không ký kết ước Quy chế Roma thành lập Tòa Hình sự Quốc tế CPI vào năm 1998, nhưng đến năm 2014 Kiev đã công nhận thẩm quyền của Tòa đối với các tội ác xảy ra trên lãnh thổ Ukraina. Còn Nga đã rút khỏi Quy chế Roma vào năm 2016.
HCR tập hợp bằng chứng về tội ác chiến tranh của quân Nga
Tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch hôm nay 03/04 cho biết đã tập hợp bằng chứng về các tội ác chiến tranh do quân đội Nga gây ra, trong đó có việc quân đội Nga vi phạm luật chiến tranh nhắm vào thường dân Ukraina, ở những khu vực mà họ chiếm đóng tại các vùng Tchernigiv, Kharkiv và Kiev, những vụ cưỡng hiếp và hành quyết người dân ở Kharkiv, Bucha, gần Kiev hoặc ở làng Staryi Bykiv, trong vùng Tchernigiv.
Giáo hoàng để ngỏ khả năng đến Ukraina
Cũng trong ngày hôm qua 02/04, giáo hoàng Phanxicô để ngỏ khả năng đến thăm Ukraina theo lời mời của tổng thống Zelensky. Có mặt tại Malta, Đức giáo hoàng đã có những lời lẽ mạnh mẽ khi nói đến chiến tranh Ukraina, không nhắc trực tiếp đến tên tổng thống Nga Vladimir Putin, giáo hoàng Phanxicô lấy làm tiếc về việc «một người có quyền lực nào đó, đáng tiếc là đang bị cầm tù trong sự tự phụ lỗi thời về các lợi ích dân tộc chủ nghĩa, đang xúi giục và kích động các cuộc xung đột».
https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220403-can-som-truy-na-toi-pham-chien-tranh-putin