Cựu bộ trưởng Nga: Vấn đề kinh tế Nga mang tính cơ bản
Ông Andrei Nechayev, cựu bộ trưởng kinh tế thời hậu Xô viết đầu tiên của Nga
Theo VOA – Daniel Schaerf – 04.12.2014
MOSCOW— Giá trị đồng rúp của Nga trong tuần này xuống đến mức thấp nhất trong vòng một phần tư thế kỷ. Giá dầu cũng sụt giảm khi các giới chức tài chánh thay đổi dự báo về kinh tế trong năm tới từ tăng trưởng ít sang suy thoái. Nền kinh tế Nga bị thiệt hại vì những chế tài của Tây phương về vấn đề Ukraine, và các nhà đầu tư nước ngoài đang rời bỏ nước này. Nhưng các kinh tế gia nói các vấn đề cơ bản của Nga còn quan trọng hơn những biến cố tại Ukraine và giá dầu. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật từ Moscow. Theo dự kiến, kinh tế Nga dự trù sẽ co cụm trong năm 2015. Giá dầu thấp làm cho đồng rúp xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la, giảm hơn 40% trong năm nay. Ông Artyom, một doanh gia Nga nói: “Dĩ nhiên việc này làm tôi lo ngại là giá đông đôla và đồng euro tăng cao. Tôi là một doanh gia. Tôi mua hàng từ Hoa Kỳ. Trước đây tôi trả 30 rúp, nhưng nay tôi phải trả 50 rúp. Thành thật mà nói điều này làm tôi lo ngại. Tôi không biết việc gì sẽ xảy ra tới đây. Tôi nghĩ đến việc mua hàng Trung Quốc và mang về đây. Mối quan hệ với Mỹ đã sụp đổ rồi và tôi sẽ không có hàng của Mỹ. Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp.” Các nhà lãnh đạo Nga xem những vấn đề kinh tế của nước này phát xuất từ Tây phương và những biện pháp chế tài vì sự can thiệp của Moscow tại Ukraine. Giới hữu trách lo về tài chánh Nga nói sự trừng phạt kinh tế và gia dầu hạ làm cho Nga thiệt hại 140 tỉ đô la mỗi năm. Nhưng cựu Bộ trưởng Kinh tế Andrei Nechayev nói việc phụ thuộc quá mức của Nga vào xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu, và môi trường đầu tư nghèo nàn là nguồn gốc của vấn đề: “Những vấn đề kinh tế nghiêm trọng bắt đầu trước vụ khủng hoảng Ukraine và trước khi giá dầu sụt giảm. Kể từ năm 2012, những chỉ số kinh tế vĩ mô chính đã sụt giảm với biệt lệ là lạm phát tăng cao.” Giá tiêu dùng gia tăng vì lệnh cấm nhập thực phẩm của phương Tây để trả đũa. Nhưng tuyên truyền của nhà nước cho đến nay vẫn chú trọng đến việc làm cho công chúng bất bình về điều được gọi là “những kẻ thù nước ngoài .” Ông Oleg Dibryov, một cư dân địa phương nói:
“Tôi nghĩ hiện nay chỉ trích chính phủ không có ý nghĩa gì cả. Bởi vì hiện nay chúng ta bị cô lập và chúng ta phải đoàn kết. Nếu chúng ta bắt đầu bất đồng ý kiến, thì việc này chỉ làm hại chúng ta.” Nhưng ông Nechayev nói kẻ thù kinh tế của Nga phát xuất từ ngay trong nước Nga vì nhà cầm quyền đã không có mấy biện pháp để giữ cho hàng tỉ đô la vốn và đầu tư nước ngoài chạy ra khỏi nước Nga. Cựu Bộ trưởng kinh tế Nechayev nói: “Tôi tin là chúng ta cần phải cải cách lãnh vực doanh nghiệp một cách nghiêm chỉnh để bảo vệ quyền sở hữu tài sản, thiết lập một hệ thống tư pháp thực sự độc lập, và phải chế ngự được căn bệnh tệ hại nhất của đất nước là tham nhũng.” Ông Nechayev nói dù có suy thoái nhưng mọi việc không đến nỗi tệ như là thời kỳ Nga thoát khỏi Liên Bang Sô Viết và ông được trao trách nhiệm lo về kinh tế. Ông nói:
“Vào thời đó, sự sụp đổ của nền kinh tế là một vấn đề thực sư. Mọi việc báo chí đăng tải đều đúng là Nga có thể không sống qua mùa đông. Các hiểm hoạ đói kém, thiếu các phương tiện chuyên chở công cộng, hỗn loạn, nội chiến có thể xảy ra giống như ở Yugoslavia nhưng lại có liên hệ đến vũ khí hạt nhân – tất cả đều là những hiểm hoạ thực sự, chứ không phải do báo chí thổi phồng lên.” Ông Nechayev nói một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng như vậy chỉ có thể xảy ra hiện nay nếu giá dầu giảm xuống còn 40 đô la một thùng trong ít nhất một năm. Đối với hầu hết người Nga, đối phó với cuộc suy thoái sắp tới có nghĩa là đồng rúp mua được ít hàng hoá hơn và nếu có khả năng đi du lịch thì phải chi ra nhiều tiền hơn.
“Tôi nghĩ hiện nay chỉ trích chính phủ không có ý nghĩa gì cả. Bởi vì hiện nay chúng ta bị cô lập và chúng ta phải đoàn kết. Nếu chúng ta bắt đầu bất đồng ý kiến, thì việc này chỉ làm hại chúng ta.” Nhưng ông Nechayev nói kẻ thù kinh tế của Nga phát xuất từ ngay trong nước Nga vì nhà cầm quyền đã không có mấy biện pháp để giữ cho hàng tỉ đô la vốn và đầu tư nước ngoài chạy ra khỏi nước Nga. Cựu Bộ trưởng kinh tế Nechayev nói: “Tôi tin là chúng ta cần phải cải cách lãnh vực doanh nghiệp một cách nghiêm chỉnh để bảo vệ quyền sở hữu tài sản, thiết lập một hệ thống tư pháp thực sự độc lập, và phải chế ngự được căn bệnh tệ hại nhất của đất nước là tham nhũng.” Ông Nechayev nói dù có suy thoái nhưng mọi việc không đến nỗi tệ như là thời kỳ Nga thoát khỏi Liên Bang Sô Viết và ông được trao trách nhiệm lo về kinh tế. Ông nói:
“Vào thời đó, sự sụp đổ của nền kinh tế là một vấn đề thực sư. Mọi việc báo chí đăng tải đều đúng là Nga có thể không sống qua mùa đông. Các hiểm hoạ đói kém, thiếu các phương tiện chuyên chở công cộng, hỗn loạn, nội chiến có thể xảy ra giống như ở Yugoslavia nhưng lại có liên hệ đến vũ khí hạt nhân – tất cả đều là những hiểm hoạ thực sự, chứ không phải do báo chí thổi phồng lên.” Ông Nechayev nói một cuộc khủng hoảng kinh tế sâu rộng như vậy chỉ có thể xảy ra hiện nay nếu giá dầu giảm xuống còn 40 đô la một thùng trong ít nhất một năm. Đối với hầu hết người Nga, đối phó với cuộc suy thoái sắp tới có nghĩa là đồng rúp mua được ít hàng hoá hơn và nếu có khả năng đi du lịch thì phải chi ra nhiều tiền hơn.