Cử tri Mỹ gốc Việt nên chọn ai trong cuộc bầu Tổng Thống kỳ này?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Cử tri Mỹ gốc Việt nên chọn ai trong cuộc bầu Tổng Thống kỳ này?

Ba ứng củ viên đang dẫn đầu thuộc hai đảng

Bài này đươc đăng để rộng tầm nhìn thông tin và bình luận đa chiều. Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm hay lập trường của Website. BBT

* NGUYỄN CAO QUYỀN
Cuộc bầu cử tổng thống tới gần, các cuộc tranh cãi trên mạng của các ứng cử viên trở nên sôi động.  Những phân tích của báo chí in trên giấy càng ngày càng nhiều, làm phân tâm độc giả, nhất là đối với các độc giả người Mỹ gốcViệt.    Được sống trong một nước tự do là một sự vinh hạnh và vấn đề được đi bầu là vô cùng quan trọng.  Chúng ta đã rời bỏ quê hương thứ nhất vì ở đó không có tự do, và đã chọn nơi này làm quê hương thứ hai thì việc tham gia vào nền chính trị xứ này phải được trân qúy và phải được coi như một quyền lợi và bổn phận.    Để tận hưởng quyền lợi và thực thi bổn phận đó, người viết xin được đóng góp một số ý kiến trong những đoạn bình luận sau đây.  Xin mời qúy độc giả theo dõi. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ từ thời lập quốc    Từ thời lập quốc cho đến những năm gần đây, dù quốc gia được điều hành bởi tổng thống của đảng Cộng Hòa hay của đảng Dân chủ thì việc bang giao quốc tế vẫn nằm trong 6 khuynh hướng chính như sau:
1/ Khuynh hướng Tự Cô Lập (Isolationism)
2/ Khuynh hướng Lý Tưởng của Woodrow Wilson
3/ Khuynh hướng Nhân Đạo (Humanism)
4/ Khuynh hướng Kinh Tế  (Economism)
5/ Khuynh hướng Bá Chủ (Hegemony)
6/ Khuynh Hướng Thực Tiễn (Realism).
Nhưng từ khi ông Clinton lên cầm quyền thì Hoa Kỳ lại có thêm một khuynh hướng mới: đó là khuynh hướng tổng hợp giữa Lý Tưởng và Thực Tiễn (Wilsonianism+Realism).  Trong 8 năm cầm quyền bằng khuynh hướng này, TT Clinton đã làm cho danh tiếng của Hoa Kỳ liên tục đi lên và quyền lợi của quốc gia luôn luôn được bảo vệ.      Dưới thời  Clinton, có một chiến lược quan trọng mà toàn thế giới ghi nhận.  Đó là chiến lược “Trực tiếp tham gia và mở rộng dân chủ” Strategy of Engagement and Enlargement. Chiến lược này đã làm cho Hoa Kỳ trở thành một siêu cường không thể thiếu của thế giới trong thời đại ngày nay.    Chiến lược nói trên đang thành công ngoạn mục thì Clinton mãn hạn.  George W. Bush lên thay và vụ khủng bố 9-11 ập đến.  Chiến lược “tiêu diệt khủng bố” bắt đầu ở A Phú Hãn.  Chiến lược này nhằm hai mục tiêu: vừa triệt hạ khủng bố và vừa làm chủ các vựa dầu của Iraq.  Tuy nhiên, thực tế đã không trùng hợp với mơ tưởng.    Kết quả là với một cuộc chiến tốn kém hàng tỷ đô la và 5000 tử sĩ, Hoa Kỳ chỉ giết được có ba bố con Saddam Hussein, còn viễn mơ dầu hỏa vẫn chỉ là ảo tưởng.  Cuộc chiến đã tạo ra cho Hoa Kỳ một sự thất thu và mắc nợ đối với Trung Quốc. Trong 8 năm cầm quyền, TT George W. Bush hầu như đã bỏ rơi Châu Á và để cho Trung Quốc làm mưa làm gió tại vùng đất này của thế giới.   Ở đây có một điểm mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt cần lưu ý là: trong suốt thời gian Á Châu bị hành pháp Bush bỏ rơi, Việt Nam vẫn được đãi ngộ nhiều nhất so với các quốc gia khác trong vùng.     TT Obama kế nhiệm với khẩu hiệu là sẽ thay đổi nước Mỹ.  Và dĩ nhiên là TT Obama không thể theo đuổi khuynh hướng bá chủ của vị tổng thống tiền nhiệm để khôi phục nền kinh tế nội địa đang suy giảm.    Nội các của ông đã nhìn thấy sự trỗi dậy và bành trướng của Trung Cộng và chính ông cũng đã ý thức được là cái danh hiệu “bá chủ” đã phải chi phí quá tốn kém và đã gây thêm nhiều thù hận. Cho nên ông đã đi tìm sự đồng thuận và tương đắc để cùng nhau chia sẻ gánh nặng bá chủ trong thế giới ngày nay. Có một lúc Trung Cộng đã nằm trong sự lựa chọn này của Hoa Kỳ, nhưng Obama vẫn chưa tuyên bố công khai vì đang còn dành thời giờ đề suy nghĩ thêm cho chín chắn.    Trước khi tuyên bố công khai, Obama làm một chuyến Á du để xem xét tình hình.  Chuyến công du này cho phép ông nhận định thực tế như sau:
1/ hiện tình của nước Mỹ không cho phép kéo dài cuộc chiến với Iraq vì công khố đã bắt đầu cạn kiệt và Hoa Kỳ đã mắc nợ như chúa chổm;
2/ để chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh các nước nhỏ của  Á Châu muốn họp lại thành một cộng đồng lớn như Âu Châu, nhưng chưa công khai tiết lộ ý định với Hoa Kỳ.
Thực tế chính trị nói trên của đất nước và của thế giới khiến Obama đi đến quyết định là phải chấm dứt chiến tranh Trung Đông trong 18 tháng và phải thiết lập một thỏa thuận hợp tác chiến lược thương mại xuyên Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam nhưng không có Trung Quốc.    Hiệp Định Hợp Tác Chiến Lược và Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ vừa giải quyết được chiến tranh Iraq, vừa chặn đứng được sự bành trướng của Trung Quốc và vừa giảm bớt được những khoản nợ nần nghiêm trọng của Hoa Kỳ. Nếu được thực hiện thì TPP sẽ bao gồm 800 triệu dân, sản xuất 40% GDP của thế giới, và sẽ chuyển trục việc sử dụng nhân công từ Trung Quốc sang các nước thành viên của hiệp định.    Hành động “nhất cử tam tứ tiện” như vậy của Hoa Kỳ sẽ là bước lót đệm cho Washington khai thác quyền lợi của Mỹ tại Á Châu, sau khi trút được gánh nặng chiến  tranh tại Trung Đông.    TPP sẽ cắt đứt nguồn sống của Trung Quốc. Tuy nhiên Mỹ vẫn để cho Việt Nam một lựa chọn nếu Hà Nội biết điều. Ngày nay Mỹ đến với Việt Cộng không có ý nghĩa như những năm xưa Mỹ đến với VNCH. Thủ đoạn gian dối và lật lọng của Việt Cộng đã dạy cho Mỹ nhiều bài học chua cay trong quá khứ. Giờ đây, Mỹ sẽ nắm dao đằng chuôi chứ không phải đằng lưỡi như thời xưa nữa.    Hoa Kỳ đã bắt mạch được tử huyệt của các nhà lãnh đạo Ba Đình, nhưng họ vẫn để cửa ngõ rộng mở cho Hà Nội tự do van xin hay từ chối. Tuy nhiên, cơ hội cũng chỉ còn có lần này và thời gian cũng không còn đứng về phía CSVN như trước nữa. Những gương mặt nổi trội trong cuộc bầu cử lần này    Sau mấy tuần lễ tranh cãi ráo riết, số ứng cử viên hơn mười người lúc đầu, đã rút lui dần dần để nay chỉ còn lại ba gương mặt nổi trội nhất là: Donald Trump (Cộng Hoà), Hillary Clinton (Dân Chủ ) và Bernie Sanders (Dân Chủ). Chúng ta hãy lược qua xem trong ba nhân vật nổi trội nhất còn lại này, ai là người đáng mặt làm tổng thống tương lai. Donald Trump      Ngay từ ngày Donald Trump quyết định ra tranh cử tổng thống, Van Jackson ký giả tờ Diplomat đã đưa ra những nhận định về chính sách của Trump đối với Á Châu mà ông mô tả như là đầy tai họa.    Dấu hiệu đầu tiên cho thấy là Trump có thể tút quân đội Mỹ ra khỏi địa bàn chiến lược Âu Á và thay vào đó là một lực lượng đồn trú trên lãnh thổ Hoa Kỳ. Điều này có thể để lại một hậu quả nguy hiểm và to lớn. Sự hiện diện của quân đội Mỹ tại các nước đồng minh là để răn đe ý đồ  xâm lược của Tàu cộng. Nó cho phép Mỹ có khả năng phản ứng nhanh với bất kỳ một khủng hoảng nào ở bất cứ nơi nào. Nếu quân Mỹ rút về nước thì mọi phản ứng của Mỹ, một khi khủng hoảng xảy ra, sẽ trở nên quá trễ.    Từ bỏ sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Châu Á tức là từ bỏ kiểm soát sự bành trướng của Trung Cộng. Các loại vũ khí hủy diệt sẽ được tự do sữ dụng vì không có một lực lượng nào cấm đoán hoặc can thiệp kịp thời. Nếu Mỹ không có mặt tại Biển Đông thì Trung Cộng sẽ tự do thống trị vùng biển này và khả năng của các nước tham gia vào thương mại thế giới sẽ bị cản trở. Nếu Mỹ rút cam kết bảo vệ Nhật và Hàn Quốc thì Đài Loan sẽ nhanh chóng sát nhập và Trung Quốc.    Quan hệ giữa Mỹ và các nước Á Châu hiện nay là ở thế hai bên cùng có lợi.  Hàng chục đời tổng thống Mỹ đã không dại gì triển khai lực lượng đồn trú tại nước ngoài nếu không cần thiết. Dưới con mắt cùaTrump quyền lợi của Hoa Kỳ chỉ nằm trong mấy sòng bạc (casino) mà thôi. Trump dùng khẩu hiệu tranh cử là: “Hãy biến Mỹ thành vĩ đại một lần nữa” nhưng lại có ý muốn từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa kỳ.    Trước câu hỏi “Nếu Trung Cộng cố ý đánh chìm một tầu của Nhật hay của Phi Luật Tân thì phản ứng của ông sẽ ra sao ?” Trump đã không trả lời được câu hỏi này mà chỉ nói tránh ra rằng đó là một bí mật không thể tiết lộ được. Nói như Trump thì có thể đúng với một vị tư lệnh quân sự, nhưng không thể đúng với một ứng cử viên chạy đua vào toà Nhà Trắng. Nói khác, ngoài khả năng của một doanh nhân địa ốc, Trump không biết gì về chính trị.    Khi phân tích luận điểm tranh cử của Trump các tờ báo Politico, Washington Post, New York Times đều cho đó là những lỗ hổng lớn. Một trong những bài phân tích cho đó là ý định “xoay trục ra khỏi Á Châu-Thái Bình Dương” của ông tỷ phú casino. Các tờ báo lớn đều cho rằng nếu Trump trúng cử thì đó là ngày tàn của các liên minh truyền thống mà Mỹ đã thiết lập tại Đông Á, những liên minh đã đóng vai trò chủ chốt trên sân chơi địa chính trị Châu Á-Thái Bình Dương trong suốt nửa thế kỷ qua.    Van Jackson kết luận: Chính sách đối với Châu Á của Trump kém về đạo đức kinh tế và theo đưôi chiến lược vô lương tâm. Nếu đắc cử Trump sẽ là mốt “tồng thống tồi”. Bernie Sanders    Nếu biết rõ Bernie Sanders là ai thì những người Mỹ gốc Việt sẽ bị lạnh sương sống và phát bệnh. Phát bệnh vì Sanders là một trong những người cộng sản đầu tiên của nước Mỹ. Khi còn học đại học ở Chicago ông đã gia nhập tổ chức cộng sản Mỹ mang tên “Young People ´s Socialist League”.    Đã có một thời gian Sanders sang Nicaragua để cùng nhà quân phiệt Daniel Ortega thành lập chính phủ cộng sản của nước này. Ông đã cùng những người cộng sản Nicaragua hô to khẩu hiệu “Người Mỹ tại đây và ở khắp mọi nơi sẽ chết”. Sanders cũng đến Tây Ban Nha mạt sát những người đối lập tại Mỹ. Ông nói không có nước Mỹ mà chỉ có thế giới đại đồng cộng sản mà thôi.    Khi lợi dụng được tình tế tự do phóng khoáng và làm được thị trưởng tại thành phố  Vermont, ông hy vọng sẽ được bầu làm tổng thống Mỹ với chủ trương là “tịch thâu tất cả tài sản của các hãng xưởng, của thị trường chứng khoán New York và của các người giàu” để trao lại cho dân.    Vài hàng giới thiệu qua về Bernie Sanders cho những người Mỹ gốc Việt biết hắn là ai.  Nếu hắn được trúng cử tổng thống thì chỉ cần 4 năm ngồi trên ghế chính quyền là hắn có thể xích hóa hoàn toàn nước Mỹ và cùng Trung Cộng xích hoá toàn thế giới. Hillary Clinton    Hillary Clinton năm nay đã 69 tuổi. Tuy chưa già lắm nhưng bà cũng không còn trẻ. Bà đang ở vào cái tuổi rất thích hợp với địa vị của một tổng thống Hoa Kỳ. Người Mỹ gốc Việt có rất nhiều cảm tình với người phụ nữ một thời đã từng là đệ nhất phu nhân và đã được toàn dân Mỹ kính nể.    Hillary Clinton đã từng là thượng nghị sĩ của địa hạt New York.  Năm 2008 bà đã ra ứng cử tổng thống lần thứ nhất nhưng không thành công, nhưng dù không thành công bà cũng đã trở thành vị ngoại trưởng Mỹ thứ 67. Kinh nghiệm này chứng tỏ bà là một người yêu nước, yêu dân, chứ không phải là một kẻ cơ hội tham quyền, tham lợi.    Lần này là lần thứ hai bà ra ứng cử tổng thống. Ngày 15/6/2015, xuất hiện trong một buổi họp ở Roosevelt Island (New York), trong một bài diễn văn rất dài, bà đã cho biết kế hoạch của bà qua những điểm sau đây, nếu bà đươc vào toà Bạch Ốc.    Bà chủ trương nâng đỡ giai cấp trung lưu, nâng đỡ giai cấp công nhân, tranh đấu cho quyền của phụ nữ bình đẳng với nam giới, nâng đỡ người di dân, cải tạo xã hội, hạn chế các chi tiêu hoang phí của chính quyền, điều hòa và hợp lý hóa các hoạt động tài chánh của Phố Wall.    Đi vào chi tiết của từng mục người ta có thể hài ra một vài chi tiết dễ nhớ như sau: nới rộng quyền lợi của phụ nữ, tăng lương phụ nữ cho ngang với lương nam giới, quốc gia hóa các lớp mẫu giáo cho trẻ em, giúp đỡ những người mới nhập cư, có chính sách rõ rệt cho những người đồng tính….    Trên đây là những kế hoạch cụ thể và thiết thực để cải tạo xã hội làm cho dân giàu nước mạnh. Tuy không mang tính  “dao to búa lớn” như những khẩu hiệu tranh cử của Trump hay của một vài ứng cử viên khác, nhưng chúng đã đi sâu vào lòng người và làm cho lòng người phấn khởi.    Trung tâm thăm dò PEW cho biết, phần lớn đảng Dân Chủ tin rằng lựa chọn bà Clinton là sự lựa chọn đúng so với Bernie Sanders. Bên Cộng Hoà thì sau lưng Trump là Ted Cruz những Ted Cruz cũng bị tờ New York Times đánh gía là cơ hội.    Theo tở New York Times thì bà Hillary Clinton là ứng cử viên lý tưởng nhất để điều hành đất nước trong nhiệm kỳ bốn năm tới, và tờ báo này cũng không mấy hào hứng đối  với những ứng cử viên còn lại của Đảng Cộng Hòa.    Dù sao thì những dòng viết trên đây cũng chỉ là những góp ý của người viết. Mong rằng những góp ý đó có thể giúp ích đước phần nào để mở rộng con đường dư luận.