CSVN tăng cường lực lượng ‘ngư dân tự vệ’ để đối phó với TC
Việt Nam đang lặng lẽ tăng cường đội dân vệ trên các tàu đánh cá để đối phó với TC, mặc dù 2 bên đã chính thức thương thảo về việc hạ giảm những tranh cãi chủ quyền, theo các chuyên gia về lĩnh vực này.
Quốc gia Đông Nam Á này đang khuyến khích ngư dân sử dụng tàu đánh cá tốt hơn và nên tuyển dụng những người được đào tạo trong quân đội ra biển đánh bắt, phòng khi có va chạm với TC, theo các nhà phân tích theo dõi các vấn đề về TC. TC có đội dân quân đánh cá của họ trong cùng một vùng biển.
“Tôi nghĩ rằng đó là một chính sách tốt để tránh những xung đột trong tương lai,” theo Nguyễn Trung, trưởng khoa quan hệ quốc tế Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngư dân tự vệ của Việt Nam được phát triển ít nhất là trước năm 2009, bất chấp những cuộc đàm thoại thường xuyên giữa hai chính phủ, với cuộc họp mới nhất diễn ra hồi đầu tuần này.
Tổng thư ký Đảng Cộng sản Việt Nam đã gặp Ngoại trưởng TC tại Hà Nội hôm 2/4 để đề xuất “cùng gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển”, theo Tân Hoa Xã.
Theo giáo sư khoa Chính sách công của Đại học Quốc gia Singapore, Eduardo Araral, Việt Nam có thể “giương oai” trong trường hợp các cuộc đàm phán không đi đến kết quả nào.
Ngư dân tự vệ
Lực lượng dân quân csvn chưa bao giờ đối đầu với TC, và nếu có thì họ đứng trước nguy cơ đối mặt với quân đội lớn thứ ba trên thế giới.
Nhưng các quân đội csvn đang trang bị vũ khí cho các tàu đánh cá, theo giáo sư danh dự chuyên nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại học New South Wales của Úc, Carl Thayer.
Quy trình này tương tự như việc triển khai cựu chiến binh để giữ trật tự công cộng khi cần thiết trên đất liền ở Việt Nam, theo vị GS này. CSVN có chế độ tập quân sự bắt buộc (cho mọi người dân) vì vậy ngư dân đã có những kỹ năng quân sự cơ bản.
GS Thayer nói: “Đưa họ ra biển chỉ cần chọn người ở đúng độ tuổi và huấn luyện thêm cho họ. Tất cả những gì họ làm là áp dụng những gì họ làm trên đất liền, làm thế nào để bảo vệ các nhà máy v.v… và áp dụng nó trên biển, vì vậy tôi nghĩ nó giống nhau.”
Theo một nghiên cứu năm 2017 của các học giả thuộc Học viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, 13 đội “ngư quân” (của Việt Nam) đang yễm trợ hơn 3.000 ngư dân đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. TC kiểm soát Hoàng Sa, nhưng Việt Nam tuyên bố chuỗi đảo này là thuộc chủ quyền của mình.
Lực lượng ngư dân tự vệ được tăng cường trong năm 2009 khi Quốc hội csvn thông qua một đạo luật cho phép ngư dân tự vệ hộ tống các tàu cá.
Hơn 10.000 ngư dân và khoảng 2.000 tàu đánh cá ở tỉnh Khánh Hòa được cấp ống nhòm hồng ngoại, theo nghiên cứu của Singapore.
Việt Nam đã ban hành một nghị định vào năm 2014 để trợ giúp các ngư dân, những người có tàu “công suất lớn hiện đại” – thường là các tàu thép, mở rộng phạm vi hoạt động. Theo nghị định này, các ngân hàng csvn đã cho các ngư dân vay 176 triệu USD để nâng cấp khoảng 400 tàu.
Xung đột
TC tuyên bố chủ quyền trên khoảng 90% biển Đông bao phủ 3,5 triệu km2. Việt Nam nói họ kiểm soát vùng biển ngoài khơi bờ biển kéo dài từ bắc tới nam cùng các chuỗi đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhiều thủy thủ thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa hai quốc gia này vào năm 1974 và 1988. Việc đặt một giàn khoan dầu của TC trên biển Đông vào năm 2014 đã gây ra một vụ đâm chìm tàu trên biển và những cuộc biểu tình bạo loạn gây chết người ở Việt Nam để phản đối các yêu sách của TC.
TC từ lâu đã nuôi dưỡng lực lượng dân quân đánh cá của mình như một lực lượng “cơ sở” với sự hỗ trợ chính thức của quân đội và sự chú ý của Tập Cận Bình, theo các học giả thuộc Học viện Hàng hải Nghiên cứu về TC của Đại học Hải quân Hoa Kỳ. Các tàu đánh cá có vũ trang giúp bảo vệ các yêu sách hàng hải của TC bằng cách “xua đuổi và chuyển hướng” các tàu nước ngoài, theo nhận định của công ty tình báo chính trị Stratfor đưa ra năm 2016.
Năm quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền tất cả hoặc một phần của Biển Đông. Họ phản đối việc bồi đắp đất của TC để xây các đảo nhân tạo sử dụng cho các mục đích quân sự.
Ðảng Cộng sản và các giới chức cấp cao của hai nước đã tổ chức các cuộc đàm phán để giải quyết những bất đồng trên biển. Tuy nhiên, các cuộc hội đàm không đi đến bất kỳ một thỏa thuận nào vì sự bất tín trong lịch sử, đặc biệt là về cách phân chia tài nguyên dầu khí dưới biển, theo GS của Đại học Singapore, Araral.
GS Araral nói: “Có thể đây là một kiểu biểu dương sức mạnh của phía Việt Nam để cho thấy rằng trong khi chúng ta đàm phán chúng tôi vẫn khẳng định quyền của chúng tôi”.
Đội ngư quân tự vệ của Việt Nam sẽ không thể tương xứng về khả năng và số lượng so với dân quân đánh cá của TC, nhưng theo GS Araral, Việt Nam nhận thấy rằng bắt buộc phải thử làm điều này. “Vì vậy, họ phải xây dựng lực lượng địa phương của mình và họ sẽ thực hiện một cuộc du kích chiến chống Trung Quốc nếu cần thiết”, ông nói.
Theo https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-tang-cuong-luc-luong-ngu-dan-tu-ve-de-doi-pho-voi-trung-quoc/4335699.html