Công lý cáo chung

Cac Bai Khac

No sub-categories

Công lý cáo chung

Một thẩm phán mà chấp nhận những bằng chứng ngụy tạo của công an để kết án tử oan cho một bị cáo, thì Nguyễn Hòa Bình đã gây thêm một tội ác còn ác hơn cả hung thủ thật của vụ án. Hung thủ thật sẽ khó có điều kiện ra tay lần hai, nhưng những phiên tòa khác mà phán quyết theo án lệ của Nguyễn Hòa Bình thì rất nguy hiểm, nó có thể gây nên nhiều cái chết oan khác nữa. Và từ đó nền tư pháp Việt Nam không những không mang lại công lý mà còn gây nên nhiều nỗi oan hơn.

Lối xử án trọng cung hơn trọng chứng nó cho phép quyền lực can thiệp để bẻ cong hướng đi của vụ án. Quyền lực càng lớn càng dễ dẫn dắt phiên tòa như ý. Tại phiên tòa giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải, Nguyễn Hòa Bình đã quyết y án phúc thẩm bất chấp những sai phạm nghiêm trọng trong quy trình tố tụng hình sự. Điều đáng nói là Nguyễn Hòa Bình đã quyết thì 16 thẩm phán khác cũng gật theo. Nguyễn Hòa Bình như tướng xung trận, chính ông ta đạp lên công lý để đi thì cả đám thuộc hạ đi sau cũng đạp lên công lý mà tiếp bước. Chỉ mới nắm chức ủy viên trung ương đảng mà Nguyễn Hòa Bình đã chăn dắt được một đám thẩm phán dưới quyền đi theo sự điều hướng của y thì thử hỏi, với chức ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền lực thì ai dám trái ý y xốc nách thần công lý dựng dậy đây?

May be an image of 4 people, people standing and text

Nếu là một nhà nước pháp quyền thì vị trí dành cho Nguyễn Hòa Bình là nhà tù chứ không phải là quan tòa. Tuy nhiên, đây là nhà nước CS, là một mẫu nhà nước lấy gian ác làm nền tảng cai trị nên nó cần những con người gian ác dám đạp lên công lý như Nguyễn Hòa Bình để xây dựng nên bộ khung cai trị của nó.

Với việc trao thêm quyền lực cho một hung thần của công lý như Nguyễn Hòa Bình thì ĐCS đã cho dân biết rằng, không ai có thể an toàn dù là làm đúng luật pháp./.

FB Đỗ Ngà – 27/7/21