Công an CSVN dùng ‘phong bì’ để giải quyết vụ chết người trong trại giam
Những vết bầm tím trên thi thể của anh Vũ Nam Ninh.
Theo VOA – Khánh An-VOA – 30.07.2015
Thêm một vụ người chết trong lúc bị giam tại Trại giam Hỏa Lò, Hà Nội, gây thêm lo ngại về tình trạng người bị giam giữ bị chết đột ngột mà không có lý giải xác đáng. Trong vụ việc mới nhất xảy ra đối với cái chết của anh Vũ Nam Ninh hôm 20/7, gia đình nạn nhân cho biết cơ quan chức năng còn dùng phong bì để giải quyết khiếu nại của gia đình. Khánh An của Ban Việt ngữ đài VOA tường trình thêm chi tiết.
Anh Vũ Nam Ninh, 45 tuổi, bị giam giữ ở Trại tạm giam số 1 (Hỏa Lò), Hà Nội, vì tội trộm cướp điện thoại di động. Gia đình cho biết anh Ninh bị kết án 8 năm tù.
Ngày 21/7, gia đình anh Ninh nhân được một cú điện thoại từ một cán bộ tên Phương của trại giam cho biết anh Ninh đã chết vào hôm 20/7.
Quá bất ngờ và bức xúc, gia đình xin được vào xem thi thể của anh. Cơ quan công an đã hẹn gia đình đến vào lúc 2 giờ chiều ngày 21/7, chị ruột của anh Ninh là Vũ Thanh Huyền cho biết:
“Khi vào gặp mặt thì tất cả các anh chị em tôi đều giơ điện thoại ra chụp. Đấy là do vết đánh tác động rất mạnh đưa đến phù nề mặt, tay, chân thì chưa kịp phù nề thì nó đã chết rồi. Tay bị gãy, mũi cũng bị gãy vẹo và xương quai xanh cũng bị gãy. Lật đằng sau lưng lên thì rất nhiều vết thâm tím, bầm dập, có rất nhiều vết tím đen cho thấy là bị ‘ăn đòn’ vì gì không biết. Tôi hỏi bên công an trong trại Hỏa Lò thì họ không có câu trả lời”.
“Đến lần thứ 3 đàm phán thì các anh [công an] mới đi đến quyết định là có một cái phong bì. Các anh cũng hỏi là ‘Như thế thì có thỏa đáng hay không? Nếu không thỏa đáng, nếu đòi hỏi hơn hay là có biện pháp như thế nào thì họ sẽ chuyển lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.”.
Bà Vũ Thanh Huyền, chị của anh Ninh cho biết.
Theo lời chị Huyền, khi gia đình hỏi vì sao không thông báo cho gia đình khi anh Ninh được đưa vào bệnh viện hôm 18/7, một cán bộ trả lời rằng vì hôm đó là ngày thứ Bảy, Chủ Nhật.
“Trong ngày thì Bảy, Chủ Nhật thì tôi bảo là làm gì có cái chuyện mà thông tin bây giờ rất hiện đại, có điện thoại, gia đình nhà tôi tất cả đều có số điện thoại ở trên quận, trên đồn công an và tổ trưởng ở đây họ cũng biết, thế mà không có một thông tin gì về địa phương và gia đình chúng tôi cả.”
Sau khi gia đình chị Huyền đưa thông tin và hình ảnh về cái chết của anh Ninh lên mạng, cơ quan công an đã mời gia đình chị Huyền lên và cho biết biết phương cách giải quyết vụ việc là thương lượng giữa cơ quan công an ở Trại giam Hỏa Lò và gia đình nạn nhân.
“Đi đến một thỏa thuận là người ta bảo vì tâm linh, vì tình cảm thế nọ thế kia thì theo pháp luật, chỉ được giải quyết vấn đề là làm đám tang cho em tôi bằng cách thiêu và cho lên một chuyến xe. Còn đem đi đâu về đâu thì bây giờ con người (anh Ninh) là thuộc về bên công an quản lý mà, họ làm ăn kiểu đem con bỏ chợ”.
Em trai chị Huyền đã không đồng ý với phương án giải quyết trên, vì thế nên hai bên tiếp tục thương lượng. Chị Huyền kể tiếp:
“Đến lần thứ 3 đàm phán thì các anh mới đi đến quyết định là có một cái phong bì. Các anh cũng hỏi là ‘Như thế thì có thỏa đáng hay không? Nếu không thỏa đáng, nếu đòi hỏi hơn hay là có biện pháp như thế nào thì họ sẽ chuyển lên cơ quan có thẩm quyền cao hơn.”
Chị Huyền cho biết do rất phẫn uất, bức xúc về cái chết của anh Ninh nên không quan tâm đến số tiền bên trong phong bì.
“Có biết trong phong bì có bao nhiều đâu bởi vì mình có quan tâm đến chuyện ấy đâu.”
Khi vào gặp mặt thì tất cả các anh chị em tôi đều giơ điện thoại ra chụp. Đấy là do vết đánh tác động rất mạnh đưa đến phù nề mặt, tay, chân thì chưa kịp phù nề thì nó đã chết rồi. Tay bị gãy, mũi cũng bị gãy vẹo và xương quai xanh cũng bị gãy. Lật đằng sau lưng lên thì rất nhiều vết thâm tím, bầm dập, có rất nhiều vết tím đen…Hỏi bên công an trong trại Hỏa Lò thì họ không có câu trả lời
Chị Huyền nói.
Gia đình chị Huyền đã đặt ra rất nhiều câu hỏi xung quanh vụ việc xảy ra và những ai là người quản lý, chịu trách nhiệm về cái chết bất ngờ của anh Ninh thì đều không nhận được câu trả lời hoặc trả lời lấp liếm.
Theo lời chị Huyền, trong những lần thương lượng, đã có cơ quan báo chí Việt Nam xin được vào chứng kiến nhưng không được cho phép.
“Hôm nay có một báo đến thì không cho vào. Có báo Lao Động gì đấy”.
Sau nhiều lần thương lượng không thành công, cơ quan chức năng vừa thông báo cho gia đình chị Huyền về việc mổ pháp y vào ngày mai (31/7) với chỉ 2 người đại diện gia đình được chứng kiến và không được phép quay phim, chụp ảnh.
“Hôm nay chúng tôi đã lên 55 Lý Thường Kiệt và chúng tôi đã làm việc với bên công an thành phố. Người ta bảo chúng tôi làm việc và bây giờ đi đến là mổ pháp y cho em tôi nhưng chúng tôi đề nghị với bên quân đội, cái này là do bên công an họ mời chứ gia đình nhà tôi cũng không được mời, em tôi rõ rang là bị đánh rồi chứ không phải do ốm chết.”
VOA Việt ngữ đã liên lạc với một số cán bộ thuộc Trại giam Hỏa Lò nhưng không nhận được trả lời.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn
Báo Pháp Luật TP.HCM hôm 21/3/2015 cho biết trong vòng 3 năm, có 226 người đã chết trong các nhà tạm giam, tạm giữ. Báo này nói những cái chết bất thường được gói gọn trong 2 lý do: Bệnh lý và tự sát.
Vụ việc mới nhất này cộng thêm vào với hàng loạt các trường hợp bị tử vong trong đồn công an trước đó khiến cho công luận căm phẫn vì chưa bao giờ có một lời giải thích rõ ràng từ phía cơ quan chức năng về những cái chết đột ngột trên.