Mỹ đã lên án cách thức Trung Quốc đối đãi người Uighur và những người Hồi giáo thiểu số khác ở Tân Cương và áp đặt các chế tài đối với các quan chức mà họ quy trách về những vụ xâm phạm nhân quyền. Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ vẫn chưa gọi các hành động của Bắc Kinh là diệt chủng, một sự định danh mà sẽ có ý nghĩa pháp lý quan trọng và buộc Mỹ có hành động mạnh mẽ hơn chống lại Trung Quốc.
Liên Hiệp Quốc ước tính hơn một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ ở Tân Cương và các nhà hoạt động nói rằng những tội ác chống nhân loại và diệt chủng đang diễn ra ở đó. Trung Quốc phủ nhận mọi hành vi xâm phạm nhân quyền và nói rằng các trại của họ trong khu vực là những trung tâm huấn nghiệp và giúp chống lại chủ nghĩa cực đoan.
Ông O’Brien đề cập đến việc hải quan Mỹ thu giữ “số lượng rất lớn” các sản phẩm tóc làm bằng tóc người từ Tân Cương.
“Người Trung Quốc thực sự là đang cạo đầu phụ nữ Uighur và làm các sản phẩm tóc và gửi chúng đến Mỹ,” ông nói.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ vào tháng 6 cho biết họ đã thu giữ một lô hàng có nguồn gốc từ Tân Cương gồm các sản phẩm làm tóc và phụ kiện bị nghi là sản phẩm lao động cưỡng bức làm từ tóc người.
Vào tháng 6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gọi việc Trung Quốc đang sử dụng biện pháp cưỡng bức triệt sản, cưỡng bức phá thai và kế hoạch hóa gia đình cưỡng ép nhắm vào người Hồi giáo ở Tân Cương là “gây sốc” và “ghê rợn.”
Ông cho biết vào tháng trước rằng Washington đang cân nhắc ngôn từ mà họ sẽ sử dụng để mô tả những gì đang xảy ra trong khu vực nhưng nói thêm: “Khi Hoa Kỳ nói về tội ác chống nhân loại hoặc diệt chủng … chúng tôi phải rất cẩn trọng và rất chính xác bởi vì nó hàm ý rất nghiêm trọng.”
VOA
Trung Quốc tức giận khi Mỹ bổ nhiệm đặc phái viên nhân quyền về Tây Tạng
- 16/10/2020
Hôm thứ 5 (15/10), Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ đang tìm cách gây bất ổn ở Tây Tạng sau khi chính quyền TT Trump bổ nhiệm một quan chức nhân quyền cấp cao làm điều phối viên đặc biệt về các vấn đề Tây Tạng.
Trung Quốc liên tục từ chối làm việc với điều phối viên Hoa Kỳ, xem đó là sự can thiệp vào công việc nội bộ của mình.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói: “Vấn đề Tây Tạng là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, không cho phép sự can thiệp của nước ngoài.”
Ông Triệu nói trong một cuộc họp báo thường kỳ: “Việc thành lập cái gọi là điều phối viên về các vấn đề Tây Tạng hoàn toàn là sự thao túng chính trị nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và gây bất ổn cho Tây Tạng. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều đó.”
Việc bổ nhiệm diễn ra vào thời điểm mối quan hệ Mỹ – Trung đã xuống đến mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ vì một loạt các vấn đề như thương mại, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông, và virus corona.
Ông Pompeo nói trong một thông báo: “Ông Destro sẽ lãnh đạo những nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy việc đối thoại giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Đức Đạt Lai Lạt Ma hoặc các đại diện của Ngài; bảo vệ bản sắc tôn giáo, văn hóa, và ngôn ngữ độc đáo của người Tây Tạng; và thúc đẩy việc tôn trọng quyền con người.”
Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát Tây Tạng vào năm 1950, miêu tả đó là cuộc “giải phóng hòa bình” giúp vùng Himalaya xa xôi loại bỏ quá khứ “phong kiến”.
Ông Triệu nói: “Người dân của tất cả các nhóm dân tộc ở Tây tạng là một phần của đại gia đình đất nước Trung Quốc; và kể từ khi được giải phóng hòa bình, Tây Tạng đã có sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc.”
Ông nói thêm rằng mọi người dân Tây Tạng đều được hưởng quyền tự do tôn giáo và các quyền của họ đều được tôn trọng đầy đủ.
Tuy nhiên, các nhà phê bình, đứng đầu là nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng – Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho biết việc cai trị của Bắc Kinh chẳng khác gì “sự diệt chủng văn hóa.”
Vào tháng 7, ông Pompeo cho biết Hoa Kỳ sẽ hạn chế visa đối với một số quan chức Trung Quốc liên quan đến việc ngăn chặn tiếp cận ngoại giao đến Tây tạng và tham gia vào “vi phạm nhân quyền”. Ông nói thêm rằng Washington ủng hộ “quyền tự trị đúng nghĩa” dành cho Tây Tạng.
Gia Huy (theo Reuters) – 17/10/20