Có phải tên lửa đất đối không bắn hạ Flight 17 của Malaysia?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Có phải tên lửa đất đối không bắn hạ Flight 17 của Malaysia?
Hệ thống tên lửa đất đối không Buk của Nga
Michael Pearson | CNN Nguyễn Công Huân chuyển ngữ – Dân Luận – Theo CNN

Loại vũ khí nào có thể bắn hạ một máy bay dân dụng đầy hành khách bay ở độ cao 10 ngàn kilomet?

Đó là câu hỏi quan trọng nhất trong quá trình điều tra vụ rớt máy bay Flight 17 của hãng hàng không Malaysia, khi mà nhà chức trách đang xác định cái gì phải chịu trách nhiệm cho vụ rớt máy bay hôm thứ Năm tại khu vực đang có xung đột ở miền Đông Ukraina.

Hệ thống radar cho thấy hệ thống tên lửa đất đối không được bật và bám đuổi một máy bay nào đó ngay trước khi chiếc máy bay bị rớt. Một quan chức cao cấp Hoa Kỳ nói với CNN. Và một hệ thống thứ hai đã ghi lại dấu hiệu nhiệt khi chiếc máy bay bị bắn trúng. Hoa Kỳ đang phân tích quỹ đạo của tên lửa để tìm ra nguồn gốc của vụ tấn công, quan chức này cho biết.

Anton Gerashchenco, cố vấn Bộ Nội Vụ Ukraina, nói trên Facebook rằng “khủng bố” đã bắn vào chiếc máy bay bằng hệ thống tên lửa đất đối không có tên gọi là Buk.

Một quan chức Ukraina cũng cho CNN biết hôm thứ Năm rằng phiến quân đã khoe rằng họ bắn hạ được một chiếc máy bay khác vào khoảng thời gian mà chiếc Flight 17 biến mất.

Nhưng vũ khí nào có thể bắn hạ được chiếc máy bay dân dụng của hãng hàng không Malaysia?

Những quả tên lửa vác vai đôi khi xuất hiện trong tay của nhóm phiến quân và ly khai, nhưng nó không thể bắn hạ được máy bay phản lực dân dụng, chuyên gia nói.

“Ở độ cao bình thường thì những chiếc máy bay phản lực dân dụng sẽ nằm ngoài tầm của những hệ thống phòng không xách tay như loại vũ khí thường thấy trong tay của phiến quân ở Đông Ukraina”, Nick de Larrinaga, người bên tạp chí Defence Weekly – một tạp chí nổi tiếng về công nghệ vũ khí và tin tức quân sự, cho biết.

Những quả tên lửa vác vai như thế chỉ có thể đạt độ cao 5 ngàn mét, Rick Francona – chuyên gia phân tích quân sự của CNN và một trung tá không quân Hoa Kỳ về hưu, cho biết.

“Điều này có nghĩ là vũ khí sử dụng là một tên lửa đất đối không, hoặc không đối không, và tôi nghĩ rằng đất đối không có lẽ là giả thiết tốt nhất hiện nay“, ông nói.

Một ứng cử viên là hệ thống tên lửa Buk, được phát triển dưới thời Liên Bang Xô Viết, và được sử dụng bởi cả lực lượng quân sự Nga lẫn Ukraina.

Hệ thống tên lửa này, được biết dưới tên SA-11 trong các lực lượng NATO, được sử dụng bởi cả Nga lẫn Ukraina, theo Kevin Ryan, chuẩn tướng đã về hưu , giám đốc dự án Tình báo và Phòng Thủ tại Trung tâm Belfer về Khoa học và Quan hệ Quốc Tế tại Đại học Harvard.

Hệ thống này thừa sức bắn hạ máy bay ở độ cao 10 ngàn mét, ông nói.

Hệ thống tên lửa kiểu này được trang bị cho quân đội Nga ở mức sư đoàn [10-15 ngàn lính – chú thích của người dịch].

“Như vậy quân đội Nga ở phía bên kia biên giới Ukraina sẽ có những vũ khí kiểu này”, ông nói.

Các khả năng khác là hệ thống tên lửa S-200 do Nga sản xuất, sử dụng bởi quân đội Ukrana; hay S-300 hoặc S-400 của phía bên Nga. Vũ khí này tương ứng với hệ thống tên lửa phòng ngự Patriot của Hoa Kỳ.

Điều khó có thể xẩy ra là phía lực lượng ly khai thân Nga có thể tiếp cận được với hệ thống vũ khí phức tạp này và dung nó để bắn hạ máy bay dân dụng, Ryan nói.

“Cần phải có rất nhiều huấn luyện và phối hợp với nhau để bắn loại tên lửa này và trúng được một mục tiêu nào đó”, ông nói.

Thường thì một khẩu đội tên lửa đất đối không như thế bao gồm một xe chỉ huy, một xe radar, một số bệ phóng tự vận hành, một xe nạp đạn và vài chiếc xe chuyên chở tên lửa mới cho khẩu đội nếu cần, theo Dan Wasserbly, biên tập người Mỹ cho IHS Jane.

Ryan kết luận rằng nếu máy bay thực sự bị bắn rơi, thì lực lượng quân sự chuyên nghiệp – có thể là cố tình hay cố ý – là người đứng đằng sau.

“Đây không phải là loại vũ khí mà vài gã cao bồi có thể lôi ra từ garage và bắn”, ông nói.