“Cô gái khiên chắn” – Khuôn mặt mới của Phong trào phản đối Dự luật dẫn độ

Cac Bai Khac

No sub-categories

“Cô gái khiên chắn” – Khuôn mặt mới của Phong trào phản đối Dự luật dẫn độ

Ảnh AFP

Hành Nhân (Danlambao) dịch – Cô ấy vốn là gương mặt của đám đông người dân Hồng Kông biểu tình phản đối dự luật dẫn độ gay tranh cãi. Nhưng người phụ nữ trẻ được biết đến như là “Cô gái Khiên Chắn” đã nói với BBC rằng cô ta sẽ đấu tranh bất chấp việc hoãn vô thời hạn của dự luật.
Bóng tối đã phủ xuống. Những đám đông thưa dần. Một cô gái cô độc, trong một tư thế thiền định, dám ngồi thách thức trước lực lượng cảnh sát chống bạo động.
Điều đó đã trở thành một hình ảnh biểu tượng của những cuộc biểu tình ở Hồng Kông.
Một người quan sát đã viết trên Twitter: “Dũng cảm đối mặt với sự tàn bạo. Quá đẹp!”
Sự ngây thơ của tuổi trẻ và lá chắn bạo loạn của chính quyền” – Aaron Mc Nicholas, nhà báo người Ireland công tác tại Hong Kong nhận xét.
Được mệnh danh là “Shield Girl – Cô Gái Khiên Chắn”, cô ấy thậm chí còn truyền cảm hứng cho tác phẩm nghệ thuật này của Badiucao – một trong những nghệ sĩ bất đồng chính kiến hàng đầu của Trung Quốc.
Cô ấy tên là Lam Ka Lo. Cô gái 26 tuổi này đã tự mình đến khu Admiralty, nơi đặt trụ sở chính phủ, vào tối thứ ba, vài giờ trước một cuộc biểu tình do CHRF – Mặt trận Nhân quyền Dân sự tổ chức.
Có tới hàng trăm người biểu tình với cô tại chỗ đó, nhưng ngày càng có nhiều cảnh sát mặc đồ trang bị đầy đủ để chống bạo loạn đến.
“Không ai thực sự dám đứng quá gần hàng ngũ cảnh sát,” cô nói và cho biết thêm cô không sợ cảnh sát nhưng lo lắng rằng những người biểu tình khác có thể bị thương.
Cô ấy bắt đầu thiền định và tụng niệm thần chú Om khi căng thẳng đang dần tăng cao.
“Tôi chỉ muốn gửi những rung cảm tích cực của mình”, cô nói. “Nhưng những người biểu tình cũng ném ra những lời lăng mạ cảnh sát. Ngay lúc đó, tôi chỉ muốn những người biểu tình ngồi cạnh tôi và không chửi bới họ.”
Nhưng người phụ nữ trẻ ấy không muốn trở thành gương mặt của các cuộc biểu tình.
“Tôi không muốn gây sự chú ý,” Lam nói. “Nhưng nếu mọi người nghĩ rằng thật cảm động khi thấy tôi ngồi xuống trước mặt hàng rào cảnh sát, tôi hy vọng nhiều người sẽ được khuyến khích trở nên dũng cảm hơn, để thể hiện chính bản thân họ.”
Thiền Định và Giận Dữ
Sự bình tĩnh mà Lam có được chủ yếu là do cô ấy thực hành thiền định.
Là một người đam mê du lịch, Lam đã đến thăm hơn một chục quốc gia ở Châu Á, Châu Mỹ Latinh, Bắc Mỹ và Châu Âu. Cô ấy đã tham gia vào việc thiền định trong một chuyến đi đến Nepal vào bốn năm trước – khi đất nước này bị rung chuyển bởi một trận động đất chết người.
Người phụ nữ trẻ ấy nói rằng cô là một người có cảm xúc tự nhiên, nhưng thiền định đã giúp cô chú tâm hơn đến cảm xúc của mình và đạt được sự bình an nội tâm.
Tuy vậy, Lam – người đã dành ra từng ngày một xuống đường trong suốt 79 ngày của Phong trào Dù vàng vào năm 2014, đã không có được sự chuẩn bị cảm xúc bởi trận đấu kịch tính giữa các sĩ quan cảnh sát và người biểu tình vào chiều thứ Tư.
“Tôi thực sự cảm thấy một chút thù hận vì một số sinh viên đã bị cảnh sát làm tổn thương”, cô nói và cho biết thêm rằng cô không ở địa điểm biểu tình khi bạo lực diễn ra vào ngày thứ Tư. “Chúng tôi chỉ là những con người có cảm xúc.
Tuy nhiên, người phụ nữ trẻ ấy nói rằng phong trào phản kháng không nên xa lánh các sĩ quan cảnh sát và vẫn tin rằng bất bạo động là cách để đạt được mục tiêu của người biểu tình.
“Bạo lực chẳng giải quyết được gì!”
Tiếp tục Tranh Đấu
Vào ngày thứ Bảy, những người biểu tình đã ghi điểm khi những gì đang diễn ra được xem là một sự nhượng bộ lớn. Nhà lãnh đạo Hồng Kông Carrie Lam cho biết dự luật dẫn độ sẽ được hoãn lại và không có thời gian biểu cho việc giới thiệu lại.
Nhưng Lam Ka Lo vẫn bất chấp.
“Tôi không thấy đó là một thành công.”
Cô ấy muốn thấy dự luật dẫn độ bị bãi bỏ, cuộc đụng độ vào thứ Tư không được phân loại là bạo loạn, và phải phóng thích những người biểu tình bị bắt giữ.
Cô kêu gọi những người bạn biểu tình của mình tiếp tục tranh đấu và tham gia cuộc tuần hành vào Chủ Nhật.
“Hãy đến cùng với bạn bè và gia đình của bạn. Hãy tham gia vào các nhóm. Thể hiện chính bạn theo cách của riêng bạn. Tôi đã dùng cách thiền định, nhưng không có nghĩa đó là cách duy nhất. Mọi người có thể biểu tình một cách sáng tạo và đầy ý nghĩa.”
Bản tin gốc trên BBC:
Người dịch: