CIA và Giải Pháp Hòa Giải “Nhu-Hồ” Năm 1963

Cac Bai Khac

No sub-categories

CIA và Giải Pháp Hòa Giải “Nhu-Hồ” Năm 1963

29/06/2021 – Đào Văn

* CIA tháng 3.1963: Ông Nhu muốn giảm cố vấn Mỹ tại Việt NamVì sự lệ thuộc vào Mỹ tạo lợi thế cho Cộng sản tuyên truyền– the country’s dependence on American aid provided the Communists a propaganda advantage * CIA tháng 9.1963:Giải pháp hòa giải với những người cùng một  dân tộc vẫn tốt hơn là cúi đầu trước áp lực của ngoại bang (Mỹ)- a deal with kindred peoples was better than submitting to foreign (US) pressures. * CIA:…kênh đối thoại giữa Nhu-Hồ – a Nhu-Ho communication link.

Dao Van

Trong quá khứ báo chí Việt Nam đã bàn nhiều đến vấn đề “hòa giải Nam – Bắc 1963”, phần sau người viết tóm lược tài liệu của phía Mỹ. Gồm tài liệu của Hội Đồng An Ninh quốc gia, tài liệu của Bộ Ngoại Giao, và  tài liệu của cơ quan CIA giải mật công bố năm 2016 về sự kiện này, nhưng trước hết xin lược qua tài liệu của cơ quan CIA liên quan đến tiêu đề.   ** Báo chí tiếng Việt
Theo trang web Việt Thục ghi lại  cuộc phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ, cựu TGĐ Thanh niên thời 1963:
   * Ông Cao Xuân Vỹ Kể Việc Ông Ngô Đình Nhu Bí Mật Gặp Ông Phạm Hùng Ở Khu Rừng Tánh Linh, Bình Tuy

 “Hỏi: Khi ông cùng ông Nhu đi gặp Phạm Hùng ở Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết hai người họ bàn chuyện gì không?

Đáp: Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi. Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó. Sau này về nhà tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược. Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì? Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông… Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp…

Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:

– Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
– Rồi cho dân qua lại tự do

– Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn đinh cư sang bên kia nếu muốn
– Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế. Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
– Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
– Và sau cùng là tổng tuyển cử.

Có lần ông Nhu tính với chúng tôi: Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân. Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu. Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.

Hỏi: Lần ông tháp tùng ông Nhu đi dự lễ đăng quang của quốc vương Ma-rốc năm 1962, ông có cho biết là sau đó các ông đến Paris gặp ông Pinay, đại diện Tổng Thống Charles De Gaulle, bàn chuyện hiệp thương với ông Hồ. Lúc ấy có mặt giáo sư Bửu Hội không?

Đáp: Dĩ nhiên là có. Vì Giáo sư Bửu Hội là đại sứ của VNCH ở Ma-rốc, và là bạn học với ông Nhu ở bên Pháp. Ông Bửu Hội lại từng là cố vấn cho Hồ Chí Minh. Nên trong việc này, có thể nói vai trò của ông Bửu Hội cũng quan trọng không kém ông Nhu. Ông Nhu và chúng tôi ở khách sạn Grillon cả tháng. Cuộc tiếp xúc xảy ra nhiều lần mà hầu như lần nào cũng có sự hiện diện của giáo sư Bửu Hội. Ông Nhu cho biết lúc ấy ông Hồ Chí Minh đã nhờ ông Jean Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle giúp. Ông Hồ biết là ông De Gaulle đang có chủ trương trung lập Đông Dương, lại hận Mỹ đã “hất cẳng” Pháp. Ông Hồ nhờ Sainteny xin Tổng Thống De Gaulle can thiệp để tiếp xúc với Sài Gòn. Tổng Thống Pháp rất sốt sắng trong việc này. Sau chuyến đi này ít tháng thì xảy ra vụ ông Nhu “đi săn cọp” ở Tánh Linh”.[1]

** Tài liệu của cơ quan CIA

* 11.03.1963 – CIA: Ông  Nhu muốn giảm số lượng cố vấn Mỹ tại Việt Nam
Theo bản văn trên thư viện online của CIA thiết lập ngày 11 tháng 3 năm 1963, và phổ biến ngày 14.12.2016. “Tư tưởng chống Mỹ của Ngô Đình Nhu, em  trai Tổng thống Diệm và là cố vấn chính trị của Tổng thống Diệm, trở nên sắc bén.   Gần đây, Nhu được cho là đã tuyên bố rằng quân đội Nam Việt Nam ngày càng chịu ảnh hưởng bởi các cố vấn Mỹ và chủ yếu là thực  hiện chính sách của Mỹ-South Vietnam’s army has come increasingly under the influence of American advisers and is carrying out primarily American policy..”
[ xóa 1 dòng ] vì số lượng lớn người Mỹ ở miền Nam Việt Nam và đất nước lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ-and the country’s dependence on American aid đã tạo cho Cộng sản một lợi thế tuyên truyền-provided the Communists a propaganda advantage, cho nên tất cả những người Mỹ không cần thiết phải được rút đi -all Americans not absolutely essential should be withdrawn. Nhu  thường xuyên nhắc lại những lời chỉ trích gay gắt  chính phủ, đặc biệt là từ  phía báo chí Mỹ. Ông ta và có thể cả Diệm, vẫn nghi ngờ rằng người Mỹ đã tham gia  vào âm mưu đảo chính năm 1960-He, and possibly Diem as well, still suspect that Americans were involved in the 1960 coup attempt và  vào  vụ đánh bom dinh độc lập  năm 1962-and the 1962 palace bombing,  và rằng một số  quân đội chịu ảnh hưởng của Mỹ có thể một lần nữa  âm mưu  lật đổ chế độ hiện tại-and that an American influenced army may again attempt to oust the present regime..Nhu được cho rằng  chính phủ Diệm nên đặt sức mạnh của mình vào các ấp chiến lược và các lực lượng  bán quân sự  – chẳng hạn như Thanh niên Cộng hòa có vũ trang mà Nhu đứng đầu – hơn là  dựa vào quân đội-such as the armed Republican Youth which Nhu heads-rather than on the army. [ bị xóa nhiều chữ] ông ta đang thúc đẩy các chính sách được hoạch định để đảm bảo cho mình một vị trí ưu thế cuối cùng.[bị xóa một số chữ] ” [2]
   *14.09.1963 – CIA và giải pháp  ” Nhu – Hồ” 1963 –The Possibility of a GVN Deal with North Vietnam
“1. Chúng tôi đã nhận được một số báo cáo gần đây về  khả năng có sự thương thảo giữa Chính phủ Việt Nam với miền Bắc Việt Nam:
a. Ủy viên ICC Ba Lan Manelli đã trình bày với Nhu về đề xuất  do Hồ Chí Minh đưa ra rằng Việt Cộng sẽ ngừng chiến- Polish ICC Commissioner Manelli has reportedly presented a Ho Chi Minh proposal to Nhu for a de facto cease-fire by the Viet Cong: Nhu được cho là đang nghiên cứu đề xuất này, tin rằng sự việc này có thể  sẽ tiến hành  trong vòng ba đến bốn tháng-Nhu is allegedly studying this proposal, believing that it might become relevant in three to four months..b- [ 1-1/2  dòng bị xóa -chưa giải mật] đã nói với Đại sứ Lodge rằng Nhu luôn nghĩ đến việc đàm phán với miền Bắc và tự tin  rằng bản thân ông ta đủ khéo léo để đem lại  thành công–has told Ambassador Lodge that NHU has always thought of negotiating with the North and believes himself clever enough to bring it off..
 c- [ 1-1/2  dòng bị xóa ] đã cảnh báo các quan chức Mỹ tại Sài Gòn về các cuộc trò chuyện giữa Manelli và Nhu về giải pháp hòa giải với miền Bắc Việt Nam.d. Nhu đã thừa nhận với Trạm trưởng của chúng tôi ở Sài Gòn, rằng ông ta đã nói chuyện với Manelli, và ông  ta (Nhu) đã  từng tiếp xúc với các  cán bộ  Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam-and that he (Nhu) has been in contact for some time with Viet Cong agents in South Vietnam, và rằng mục đích của ông  ta không phải để thăm dò về một thỏa hiệp với Miền Bắc nhưng để thuyết phục những cán bộ cao cấp của Việt Cộng ở Miền Nam xa rời chủ nghĩa Cộng sản. e. [xóa một số chữ ] Ông ta vẫn chưa sẵn sàng làm như vậy – về kênh đối thoại giữa Nhu-Hồ -He is not already doing so-as a Nhu-Ho communication link..f. Tổng thống de Gaulle đưa ra sáng kiến liên quan đến Việt Nam nơi có  quan hệ lịch sử lâu dài. Phía  Pháp quan tâm đến khả năng về  giải pháp “trung lập ” tại đây-French interest in a possible “neutralized” solution there.

2. Mặc dù chúng tôi không cảm thấy có nguy cơ lớn về một giải pháp  nào đó của Chính phủ Việt Nam sắp xảy ra dưới một hình thức nào đó với miền Bắc, nhưng chúng tôi tin  có  khả năng sẽ xảy ra một giải pháp  như vậy, vào một thời điểm nào đó trong tương lai gần, vì vậy Hoa Kỳ  cần cảnh giác  và  quan tâm đặc biệt – to warrant special US watchfulness and concern. Theo quan điểm của chúng tôi, vấn đề không phải là việc Diệm hay Nhu “đầu quân ” cho Hồ, hoặc đầu hàng  nhằm đưa miền Nam  dưới  sự thống trị của cộng sản-or wittingly surrendering their country to communist domination.. Thay vào đó, mối nguy hiểm nằm ở chỗ Diệm và Nhu coi lợi ích riêng của họ là lợi ích của đất nước họ-Instead, the dangers lie in the fact that Diem and Nhu consider their own interests to be those of their country, và nghĩ rằng họ có thể  vận dụng thành công về  một giải pháp  chính trị với Hà Nội. Vì vậy, vào  một thời điểm nào đó, họ  sẽ  tìm cách thỏa hiệp với miền Bắc, vì họ tin rằng giải pháp hòa giải với những người cùng một  dân tộc vẫn tốt hơn là cúi đầu trước áp lực của ngoại bang (Mỹ)-they might at some juncture seek to work out a modus vivendi with the North, out of belief that a deal with kindred peoples was better than submitting to foreign (US) pressures.
3. Cơ hội mà Diệm và Nhu thực sự đi tìm kiếm một giải pháp hòa giải nào đó với miền Bắc có thể sẽ tăng lên nếu họ cảm thấy rằng các áp lực của Hoa Kỳ đã trở nên quyết liệt đến mức đẩy họ  vào góc tường-if they felt that US pressures had become so intense that they were backed into a corner. Một khi họ cảm thấy những lựa chọn thay thế duy nhất  là dấu chấm hết cho vị thế của họ, hoặc  phải chấp nhận một cách nhục nhã dưới  sự lấn át  của Hoa Kỳ trong đường hướng chính trị ở miền Nam Việt Nam, thời họ có thể sẽ chọn “mở đường ra phía Bắc.“- or humiliating acceptance of a much greater US voice in the political direction of South Vietnam, they might opt for an “opening to the North.” Thành công của họ trong việc thực hiện một thỏa hiệp như vậy phần lớn sẽ phụ thuộc vào phương pháp và thời gian của họ. Nếu  biết rằng Diệm và Nhu thực sự có ý định tìm kiếm một giải pháp nào đó với miền Bắc-If it became known that Diem and Nhu seriously intended to seek an accommodation with the North. điều này có thể dẫn đến cuộc  đảo chính của một số nhà lãnh đạo quân sự Nam Việt Nam-this might well precipitate a coup attempt by certain South Vietnamese military leaders. Tuy nhiên, nếu Diệm và Nhu có thể chứng tỏ rằng các thỏa hiệp của họ với miền Bắc là nhằm phục vụ lợi ích của Nam Việt Nam, và không gây nguy hiểm cho các lợi ích của Nam Việt Nam, thì họ có thể thành công-However, if Diem and Nhu were able to make it appear that their dealings with the North were intended to serve, and not endanger, South Vietnamese interests, they might then succeed. Trong bất kỳ trường hợp nào, có thể có sự hưởng ứng đáng kể từ phía quần chúng đối với “giải pháp” Bắc-Nam,  một khi  tình hình quân sự và chính trị giảm sút mạnh mẽ so với mức hiện tại.there might be considerable public acquiescence in a North-South “solution” in the event that the military and political situations had declined sharply from present levels.” [3]

* 26.09.1963 – CIA: Về khả năng hai miền Nam-Bắc hòa giải (thiết lập ngày 26.09.1963 – chấp thuận cho công bố ngày 08.11.2004, phổ biến ngày 16.12.2016)

“1. Tóm tắt.Thông tin, tin đồn và cuộc phỏng vấn  của Joseph Alsop trên tờ Washington Post ngày 18 tháng 9, cho thấy  có dấu hiệu Chính phủ Việt Nam, VNDCCH và Pháp có thể đã tham gia vào  khả năng  tìm kiếm sự hợp tác giữa hai miền  Bắc-Nam. Nhiều cuộc thăm dò  cho thấy rất khó có khả năng về  sự thống nhất (hai miền) sắp xảy ra, nhưng các điều kiện thống nhất  giữa hai miền, phía Hà Nội  luôn đòi  hỏi sự qui thuận từ phía Chính phủ Việt Nam và  giao  miền Nam Việt Nam cho miền Bắc Cộng sản. Nên việc thống nhất  khó có khả năng thực hiện,  chúng tôi cho rằng phía Chính phủ Việt Nam hiện đang thực sự quan tâm đến một số  phương án kém quan trọng hơn-the GVN is now seriously interested in some form of rapprochement of lesser dimensions than reunification , như là việc  ngừng bắn tạm thời, ngừng bắn chính thức, hoặc một số biến thể của  việc trung lập hóa-de facto ceasefire, formal ceasefire, or some variant of neutralization. Tuy nhiên, hiện có dấu hiệu  gia đình họ Ngô    quan tâm   đến mối quan hệ hợp tác nên sự việc vẫn cần được tiếp tục theo dõi chặt chẽ. “…”

2. Bài báo của Alsop. Dựa trên cơ sở thông tin có sẵn  về sự kiện do  Alsop nêu trên, về cơ bản có vẻ như  đúng, nhưng kết luận của anh ta nên được xem xét về những điều mà anh ta không đề cập đến.  Một chuỗi sự kiện có phần giống với một số sự kiện mà Alsop kể lại xảy ra vào năm ngoái: Vào tháng 3 năm 1962, Hồ Chí Minh cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Wilfred Burchett rằng ông ta quan tâm đến một nền hòa bình, một  giải pháp cho vấn đề Việt Nam. (Cần lưu ý rằng chuyến thăm cuối cùng được xác nhận của Burchett tới miền Bắc Việt Nam xảy ra vào tháng 3 năm 1962. Do đó, có thể Alsop  đề cập đến chuyến thăm năm 1962. Không phải chuyến viếng thăm gần đây.) Vào tháng 9 năm 1962 [ bị xóa một số chữ],Hồ đã nói rằng ông ta đã chuẩn bị để mở rộng vòng tay hữu nghị với Diệm (“một người yêu nước”)-Ho had said he was prepared to extend the hand of friendship to Diem (“a patriot”) và rằng miền Bắc và miền Nam có thể bắt đầu một số bước hướng tới một thỏa thuận  giao thương giữa hai bên, bao gồm cả việc trao đổi các thành viên của gia đình bị ly tán– including an exchange of members of divided Families. Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng kể trong phản ứng của Chính phủ Việt Nam đối với tình hình năm 1962 và diễn biến hiện tại. Mặc dù tin đồn về một số hình thức liên lạc giữa Nhu và Việt Cộng đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng tin tức  về  sự liên hệ như vậy  đã bị phủ nhận. Tuy nhiên, bây giờ Nhu thừa nhận việc  liên hệ với miền  Bắc và đã đưa ra những gợi ý công khai rằng Chính phủ Việt Nam sẽ không nhất thiết từ chối xem xét các đề xuất  từ phía Hà Nội-Nhu acknowledges contacts with the North and has dropped transparent hints that the GVN would not necessarily refuse to consider overtures from Hanoi.

3. Mặc dù không có tin đồn và sự suy đoán nào gần đây liên quan đến sự thương lượng  giữa VNDCCH và Chính phủ Việt Nam được nêu ra một cách chi tiết, chúng tôi tin rằng các yếu tố chính liên quan đến bất kỳ sự hòa giải  nào sẽ bao gồm các điểm sau:
a. Ngô Đình Nhu. Nhu là một người đàn ông tài giỏi, sắc sảo và nhiều tham vọng, với sự quan tâm tuyệt đối trong việc duy trì quyền lực chính trị của mình và tất cả những gì cần thiết để thực hiện điều này. Ông ta có ác cảm sâu sắc với chế độ Hà Nội, được củng cố bởi thực tế là Việt Minh có thể đã tra tấn và giết chết người anh cả của ông ta. Tuy nhiên, sẽ hoàn toàn phù hợp với tính cách của Nhu và Diệm – để tìm kiếm một số phương án hầu dễ bề xoay sở  khi phải đối mặt với Hoa Kỳ để tránh khỏi  bị bó buộc giữa hai sự lựa chọn  không thể chấp nhận: hoặc là không  đầu hàng trước các đòi hỏi của Hoa Kỳ -abject surrender to US demands hoặc mất tất cả quyền lực chính trị-or a loss of all political power. Chính trong bối cảnh này, có  khả năng họ Ngô sẽ thương thảo với miền Bắc -It is within this context that the likelihood of Ngo family dealings with North Vietnam should be assessed.  Chúng tôi tin rằng nếu Nhu và Diệm cảm thấy họ  sớm phải đối mặt với những lựa chọn  mang tính cực đoan như vậy, hoặc họ có thể sẽ  lựa chọn  thực hiện một giải pháp  nào đó với Hà Nội.Diệm sẽ ít có khả năng chấp nhận thỏa hiệp với Hà Nội hơn so với em trai của mình, nhưng hoàn cảnh bây giờ đã thuận lợi hơn trước để Nhu theo đuổi về đường lối này. “…” Nhu không có khả năng coi việc thống nhất là  giải pháp thay thế có thể chấp nhận được-Nhu would not be likely to consider unification an acceptable alternative.  Tuy nhiên, nếu Nhà Ngô tiến hành tìm kiếm sự đồng thuận với VNDCCH qua các điều kiện ít  quan trọng hơn  là điều kiện  thống nhất (hai miền)-  ví dụ như về một lệnh ngừng bắn – họ có thể thực hiện nghiêm túc hơn là  đòi hỏi của VNDCCH  phải loại bỏ các lực lượng Hoa Kỳ.   

b. VNDCCH. Mặc dù những tiến bộ gần đây của miền Nam Việt Nam trong việc tiến hành cuộc chiến chống Việt Cộng đã khiến Hà Nội phải mở rộng thời gian biểu của mình, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy những người Cộng sản tự tin vào chiến thắng cuối cùng. Vì vậy, Hà Nội vẫn chưa  cảm thấy có bất kỳ áp lực nào trong việc tìm kiếm một thỏa hiệp với Chính phủ Việt Nam về  bất kỳ điều khoản nào ngoại trừ các điều kiện  của chính họ-Thus, Hanoi is not yet in a position where it feels any pressure to seek a rapprochement with the GVN on any but its own terms. Cho đến nay liên quan đến vấn đề thống nhất, các điều kiện tối thiểu của VNDCCH mà Hồ thường xuyên nêu ra – bao gồm việc chấm dứt và rút mọi hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam, và thành lập một chính phủ liên hiệp quốc gia ở miền Nam Việt Nam gồm tất cả các thành phần chính trị, bao gồm cả Việt Cộng.  Những điều kiện này sẽ không thể chấp nhận được đối với Diệm và Nhu-These conditions would be patently unacceptable to Diem and Nhu.
c. Người Pháp. Bất chấp những căng thẳng hiện nay trong quan hệ Pháp-Mỹ, khó có khả năng Pháp sẽ thay thế Hoa Kỳ để hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam (ngay cả khi người Pháp cảm thấy có thể đưa ra một đề nghị như vậy, nhưng họ có thể là không). Trên thực tế, Pháp không có khả năng đưa ra bất kỳ đề nghị viện trợ nào đủ cơ bản và cụ thể để Nhu cảm thấy lạc quan về việc gạt Mỹ sang một bên-In fact, France is not likely to make any aid offer sufficiently substantial and concrete for Nhu to feel sanguine about casting the US aside và quay sang đàm phán với VNDCCH dưới sự hỗ trợ của Pháp-and turning toward negotiations with the DRV under an umbrella of French support. On the other”. “…””Một dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của Pháp đối với Trần Văn Hữu – một cựu thủ tướng bù nhìn của Pháp dưới thời Bảo Đại, hiện đang cư ngụ tại Paris, đang tích cực vận động một giải pháp trung lập cho miền Nam Việt Nam. Thái độ của Pháp đối với Việt Nam được tô điểm bởi sự mong muốn giành lại càng nhiều ảnh hưởng càng tốt ở Đông Dương, và bởi sự không hài lòng  khi thấy Mỹ chiếm ưu thế ở Nam Việt Nam và Lào.”…”  

d. Phản ứng  tại miền Nam Việt Nam. Ngay cả khi bản thân ông Nhu dù có đi  theo chiều hướng này, ông ta sẽ thấy việc “rao bán” một thỏa hiệp với Hà Nội cho  các thành phần lãnh đạo  của dân chúng Việt Nam là một vấn đề tế nhị và khó khăn. Trên thực tế, những khó khăn này dường như không thể vượt qua vào thời điểm hiện tại.  Nhu không thể mong đợi một cách hợp lý để thực hiện bất kỳ mối quan hệ hợp tác thực sự nào với miền Bắc mà không thông báo  ý định của mình cho các tướng lĩnh QLVNCH – và cộng đồng tình báo Hoa Kỳ.[ Bị xóa 3 dòng chưa giải mật] Tuy nhiên, không nên coi thường sự khôn ngoan và kỹ năng thao túng chính trị của Nhu, và nếu theo đuổi một chiến thuật như vậy, dù đúng hay sai,  ông ta có thể tin rằng ông ta có thể qua mặt ngay cả các đối thủ quân sự của mình, đặc biệt nếu ông ta có sự cam kết hỗ trợ từ phía người Pháp-particularly if he had some commitment of French assistance..

4. Cảnh báo trước. Lập luận trên dựa vào sự giả định rằng Diệm và Nhu, mặc dù hoạt động dưới nhiều áp lực, về cơ bản vẫn hợp lý-The preceding argument is based on the assumption that Diem and Nhu, although operating under tremendous pressures, remain essentially rational.. Một số nhà quan sát, bao gồm cả Alsop, cảm thấy rằng cả hai anh em Nhà Ngô có thể không còn  hợp lý. Nếu trường hợp này xảy ra, khả năng Nhu nỗ lực tìm kiếm một thỏa hiệp với Hà Nội phải được đánh giá cao hơn đáng kể so với các điều viết tại phần trên, vì những nhận định của Nhu  về lợi ích của đất nước ông ta, và mức độ  về  mối đe dọa của Cộng sản sẽ không còn phải cân nhắc, rằng có thực tế hay không nữa.Ở một mức độ nào đó, điều tương tự cũng phải nói về ông Diệm – mặc dù ông ta có nhiều khả năng sẽ rút lui hoàn toàn khỏi chính trường (ví dụ, vào một tu viện) và để lại mọi quyết định chính trị cho em trai mình-and leave all political decisions to his brother.” [4]
  Phần trên là tóm lược trích đoạn các báo cáo từ phía cơ quan CIA, bài viết sau bàn về  việc  Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao đặc trách vùng Đông Á  đề xuất các biện pháp đối phó, và sau là phản ứng của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ về giải pháp hòa giải “Bắc-Nam” 1963. (Còn tiếp).
Đào Văn

Đính chính: Bài viết trước tiêu đề: “Ai Ngăn Cản Tướng Đỗ Mậu Làm Thủ Tướng Năm 1964…”(Tiểu mục: Xích  mích giữa hai tướng Khiêm và Mậu.).
Câu văn hiện viết là: “Ông Đỗ Mậu bị phê bình gay gắt bởi người kế nhiệm”.  Xin đọc lại là: “Ông Đỗ Mậu đã gay gắt phê bình người kế nhiệm”.  Đa tạ.

Nguồn:
[1]- Web Việt Thục, Minh Võ  Ông  Nhu Bí Mật Gặp Ông Phạm Hùng Ở Rừng Tánh Linh

[2]- Thư viện CIA 11.03.1963, p.10/15: CENTRAL INTELLIGENCE BULLETIN.pdf

[3]-Thư viện CIA 14.9.63:The Possibility of a GVN Deal with North Vietnam-pdf

[4]-Thư viện CIA 26.9.63:Possible Rapprochement Between North And South Vietnam.pdf